Điều 12 Thông tư 01/2011/TT-BKHĐT hướng dẫn kiểm tra về công tác đấu thầu do Bô Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Điều 12. Nội dung kiểm tra định kỳ
1. Kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu, phân cấp trong đấu thầu theo các nội dung sau đây:
a) Cơ sở pháp lý của việc ban hành văn bản;
b) Thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu;
c) Nội dung văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu, đặc biệt là các nội dung về phân cấp trình, thẩm định và phê duyệt trong đấu thầu, sự phù hợp với các văn bản pháp lý cấp cao hơn;
d) Tình hình thực tế áp dụng văn bản, những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có);
2. Kiểm tra công tác đào tạo về đấu thầu theo các nội dung sau đây:
a) Điều kiện tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập đối với cơ sở không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; sự phù hợp của đội ngũ giảng viên đấu thầu với quy định của pháp luật bao gồm việc đăng ký tên trên hệ thống dữ liệu cơ sở đào tạo đấu thầu theo quy định, sự phù hợp của tài liệu giảng dạy (giáo trình và tài liệu trình bày) theo quy định;
b) Việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu: giảng viên, giáo trình, bài giảng, thời lượng khóa học, và các nội dung khác có liên quan; đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu;
c) Việc lưu trữ hồ sơ các khóa học và quản lý hồ sơ học viên;
d) Báo cáo hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu.
3. Kiểm tra chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu, chứng chỉ liên quan đến trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên gia đấu thầu.
4. Kiểm tra việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch đấu thầu theo các nội dung sau đây:
a) Cơ sở pháp lý;
b) Nội dung của kế hoạch đấu thầu, tính hợp lý của việc phân chia gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu áp dụng cho các gói thầu, hình thức hợp đồng, thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu (nếu có) và lý do điều chỉnh;
d) Việc trình duyệt và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, chất lượng báo cáo thẩm định kế hoạch đấu thầu.
5. Kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu theo các nội dung sau đây:
a) Sự tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu;
b) Sự tuân thủ theo cơ sở pháp lý được duyệt như kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Chất lượng hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá và báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng;
đ) Trình tự và tiến độ thực hiện các gói thầu theo kế hoạch đấu thầu đã duyệt.
6. Phát hiện những tồn tại, sai sót trong công tác đấu thầu và đề xuất biện pháp khắc phục. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu, trong Báo cáo kiểm tra cần đưa ra kiến nghị theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm (nếu có) đến người quyết định đầu tư của dự án đó.
7. Kiểm tra tình hình thực hiện báo cáo về công tác đấu thầu.
8. Kiểm tra việc triển khai thực hiện hoạt động kiểm tra về công tác đấu thầu theo quy định tại Thông tư này.
Thông tư 01/2011/TT-BKHĐT hướng dẫn kiểm tra về công tác đấu thầu do Bô Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm tra
- Điều 5. Hình thức kiểm tra
- Điều 6. Phương thức kiểm tra
- Điều 7. Thời gian thực hiện kiểm tra
- Điều 8. Yêu cầu đối với cá nhân tham gia thực hiện kiểm tra
- Điều 9. Kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra
- Điều 10. Lập, điều chỉnh và thông báo kế hoạch kiểm tra định kỳ
- Điều 11. Lập, trình và phê duyệt quyết định kiểm tra
- Điều 17. Chuẩn bị yêu cầu báo cáo
- Điều 18. Xử lý thông tin, tài liệu báo cáo
- Điều 19. Báo cáo kiểm tra
- Điều 20. Theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm tra
- Điều 21. Báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện kết luận kiểm tra gửi cơ quan kiểm tra
- Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra
- Điều 23. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra