Chương 1 Thông tư 01/2011/TT-BKHĐT hướng dẫn kiểm tra về công tác đấu thầu do Bô Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Thông tư này quy định kiểm tra về công tác đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, bao gồm việc kiểm tra các hoạt động: ban hành các văn bản hướng dẫn về đấu thầu của các Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp; đào tạo về đấu thầu; xây dựng và phê duyệt kế hoạch đấu thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng và các hoạt động đấu thầu khác có liên quan.
Tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động kiểm tra về công tác đấu thầu thuộc cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thực hiện kiểm tra và tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm tra về công tác đấu thầu là hoạt động được thực hiện theo kế hoạch thường xuyên hàng năm (kế hoạch kiểm tra định kỳ) hoặc khi có yêu cầu đột xuất của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra về công tác đấu thầu nhằm mục đích quản lý, điều hành và chấn chỉnh hoạt động đấu thầu đảm bảo đạt được mục tiêu đẩy nhanh tiến độ, tăng cường hiệu quả của công tác đấu thầu và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu.
2. Cơ quan kiểm tra về công tác đấu thầu (gọi tắt là Cơ quan kiểm tra) là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở ban ngành ở địa phương, Ủy ban nhân dân quận, huyện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Tập đoàn kinh tế Nhà nước, các Tổng công ty và doanh nghiệp Nhà nước.
3. Người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc các Sở ban ngành thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện; Lãnh đạo các Tập đoàn kinh tế Nhà nước, các Tổng công ty và doanh nghiệp Nhà nước.
4. Đơn vị chủ trì kiểm tra về công tác đấu thầu (gọi tắt là Đơn vị chủ trì kiểm tra) là cơ quan, đơn vị được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra về công tác đấu thầu thuộc cơ quan kiểm tra.
5. Đối tượng kiểm tra là các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ quản lý đấu thầu; thực hiện đào tạo về đấu thầu; thực hiện đấu thầu và các hoạt động khác có liên quan.
6. Thời gian thực hiện kiểm tra là khoảng thời gian từ ngày cơ quan kiểm tra bắt đầu tiến hành kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của đối tượng kiểm tra đến ngày Đoàn kiểm tra có Báo cáo kiểm tra trình người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra để ban hành kết luận kiểm tra.
Điều 4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm tra
1. Việc kiểm tra về công tác đấu thầu cần được thực hiện theo cơ chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan kiểm tra được quy định tại
2. Trường hợp trong kế hoạch kiểm tra định kỳ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một hoặc nhiều cơ quan kiểm tra được quy định tại khoản 2 Điều 3 có cùng một đối tượng kiểm tra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan kiểm tra đối với đối tượng kiểm tra này và các cơ quan kiểm tra còn lại sẽ nghiên cứu điều chỉnh, thay thế đối tượng kiểm tra khác.
3. Trường hợp trong kế hoạch kiểm tra định kỳ của Sở Kế hoạch và Đầu tư và một hoặc nhiều cơ quan kiểm tra ở địa phương có cùng một đối tượng kiểm tra, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan kiểm tra đối với đối tượng kiểm tra này và các cơ quan kiểm tra còn lại sẽ nghiên cứu điều chỉnh, thay thế đối tượng kiểm tra khác.
1. Kiểm tra định kỳ là việc tiến hành kiểm tra theo kế hoạch thường xuyên hàng năm được người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra phê duyệt.
2. Kiểm tra đột xuất là việc tiến hành kiểm tra theo từng vụ việc (khi có vướng mắc, kiến nghị, đề nghị) theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra.
1. Kiểm tra trực tiếp là phương thức tiến hành thông qua việc cơ quan kiểm tra thành lập đoàn kiểm tra. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của đối tượng kiểm tra, tại địa điểm có liên quan đến công tác quản lý và thực hiện các hoạt động liên quan đến đấu thầu theo quy định tại
2. Yêu cầu báo cáo là phương thức tiến hành thông qua việc cơ quan kiểm tra yêu cầu đối tượng kiểm tra gửi văn bản để báo cáo. Yêu cầu báo cáo là phương thức áp dụng chủ yếu trong các vụ việc cụ thể phục vụ việc chỉ đạo điều hành kịp thời đối với từng mục tiêu trong giai đoạn cụ thể của Lãnh đạo cơ quan các cấp theo thẩm quyền.
Căn cứ nhiệm vụ cụ thể, một cuộc kiểm tra có thể được thực hiện theo một hoặc kết hợp hai phương thức kiểm tra nêu trên.
Điều 7. Thời gian thực hiện kiểm tra
1. Thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của một đối tượng kiểm tra không quá 05 ngày làm việc. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của đối tượng kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải có Báo cáo kiểm tra trình người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra để ban hành kết luận kiểm tra theo quy định tại
2. Trường hợp cuộc kiểm tra phức tạp và liên quan đến nhiều đối tượng kiểm tra thì thời gian thực hiện kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của các đối tượng kiểm tra không quá 15 ngày, trong đó thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của một đối tượng kiểm tra không quá 05 ngày làm việc. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của các đối tượng kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải có Báo cáo kiểm tra trình người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra để ban hành kết luận kiểm tra theo quy định tại
Điều 8. Yêu cầu đối với cá nhân tham gia thực hiện kiểm tra
Cá nhân chỉ được tham gia thực hiện kiểm tra khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Am hiểu pháp luật về đấu thầu;
2. Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực đấu thầu thuộc các tổ chức như: cơ quan quản lý về đấu thầu; bên mời thầu; tổ chuyên gia đấu thầu; cơ quan, tổ chức thẩm định hoặc các hoạt động khác có liên quan; riêng Trưởng đoàn kiểm tra phải có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực đấu thầu;
3. Có chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu do các cơ sở đào tạo phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu cấp;
4. Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu khi thực hiện kiểm tra gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA.
Điều 9. Kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra
Kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra được cân đối từ nguồn chi thường xuyên được cấp từ ngân sách nhà nước hàng năm cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở ban ngành ở địa phương, Ủy ban nhân dân quận, huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty và Doanh nghiệp Nhà nước bố trí kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra trong nguồn vốn do Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty và Doanh nghiệp quản lý.
Thông tư 01/2011/TT-BKHĐT hướng dẫn kiểm tra về công tác đấu thầu do Bô Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm tra
- Điều 5. Hình thức kiểm tra
- Điều 6. Phương thức kiểm tra
- Điều 7. Thời gian thực hiện kiểm tra
- Điều 8. Yêu cầu đối với cá nhân tham gia thực hiện kiểm tra
- Điều 9. Kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra
- Điều 10. Lập, điều chỉnh và thông báo kế hoạch kiểm tra định kỳ
- Điều 11. Lập, trình và phê duyệt quyết định kiểm tra
- Điều 17. Chuẩn bị yêu cầu báo cáo
- Điều 18. Xử lý thông tin, tài liệu báo cáo
- Điều 19. Báo cáo kiểm tra
- Điều 20. Theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm tra
- Điều 21. Báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện kết luận kiểm tra gửi cơ quan kiểm tra
- Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra
- Điều 23. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra