Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2016/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2016 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Biên bản kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, ký tại Viên Chăn ngày 27 tháng 12 năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 12 năm 2015.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Biên bản theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
1. Từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 12 năm 2015, tại Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã tiến hành Kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào, Trưởng đoàn.
Đoàn đại biểu Chính phủ Lào do đồng chí Xổm-xa-vạt Lềnh-xa-vát, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào - Việt Nam, Trưởng đoàn.
Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam và Đoàn đại biểu Chính phủ Lào (sau đây gọi tắt là hai Bên) được ghi trong các Phụ lục số 1 và số 2 kèm theo Biên bản.
2. Hai Bên thông qua chương trình làm việc của Kỳ họp; đánh giá tình hình thực hiện Hiệp định hợp tác Việt Nam-Lào giai đoạn 2011-2015; trao đổi về phương hướng nhiệm vụ hợp tác giai đoạn 2016-2020 và các nhiệm vụ hợp tác cụ thể năm 2016; ký các văn kiện: Hiệp định hợp tác song phương Việt Nam-Lào giai đoạn 2016-2020, Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác Việt Nam-Lào năm 2016, Biên bản Kỳ họp lần thứ 38, Thỏa thuận về quy trình thí điểm xây dựng dự án Trường PTTH Hữu Nghị A-nu-vông, Xay-xổm-bun do Chính phủ Lào tự thực hiện và chứng kiến việc ký kết: Biên bản ghi nhớ giữa Bảo hiểm Xã hội Việt Nam với Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội Lào; Hợp đồng tín dụng Dự án Thủy điện Nậm Mô 2; Hợp đồng bảo hiểm Dự án Thủy điện Nậm Mô 2; ký hợp đồng sửa đổi và bổ sung Hợp đồng tìm kiếm và thăm dò quặng thiếc, chì và kẽm tại khu vực huyện Nong-het, tỉnh Xiêng Khoảng và khu vực huyện Phuôn, tỉnh Hủa Phăn giữa Chính phủ CHDCND Lào với Công ty Cổ phần khoáng sản và Công nghiệp Chiến Công.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC VIỆT NAM-LÀO GIAI ĐOẠN 2011-2015
Hai Bên đã trao đổi và thống nhất đánh giá: Hai bên đã đạt được một số mục tiêu quan trọng trong Chiến lược về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật Việt Nam-Lào giai đoạn 2011-2020; đặc biệt việc thực hiện Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam-Lào giai đoạn 2011-2015 đã được triển khai tốt, góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phát triển ở mỗi nước. Thể hiện trên các lĩnh vực sau:
1. Về chính trị, ngoại giao:
- Quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào tiếp tục được củng cố, tăng cường và ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực trên tất cả các lĩnh vực; quan hệ chính trị được thúc đẩy mạnh mẽ, ngày càng gắn bó, tin cậy; việc thực hiện các Tuyên bố chung và Thỏa thuận cấp cao giữa hai nước được quan tâm và triển khai thực hiện tốt từ cấp Trung ương đến địa phương.
- Các cơ chế hợp tác như cuộc gặp thường niên giữa hai Bộ Chính trị, Ủy ban liên Chính phủ đã phát huy hiệu quả. Hai Bên đã phối hợp tổ chức tốt các chuyến thăm, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao và các cấp của hai Đảng, hai Nhà nước với nhiều hình thức; tăng cường trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng, quản lý kinh tế. Hai Bên đã thành lập thêm cơ chế trao đổi thường niên giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, hai Trưởng Ban Đối ngoại; đang xem xét thành lập mới cơ chế họp Nội các chung giữa hai nước.
Hai Bên đã phối hợp tổ chức tốt các chuyến thăm chính thức, nội bộ của Lãnh đạo cấp cao và các cấp của hai Đảng, hai Nhà nước với nhiều hình thức[1]; phối hợp tổ chức tốt các cuộc hội thảo lý luận, các cuộc trao đổi kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, quản lý kinh tế; mở nhiều lớp nghiên cứu, trao đổi chuyên đề, đào tạo, tập huấn cho cán bộ các cấp của Lào.
- Hai Bên đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng, đặc biệt là Chiến lược hợp tác giai đoạn 2011-2020; Hiệp định hợp tác 5 năm giai đoạn 2011-2015; Thỏa thuận về Chiến lược hợp tác giữa Việt Nam và Lào tại hai tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng đến năm 2020; thường xuyên phối hợp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các thỏa thuận đã ký kết và xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương của hai Bên đã tích cực, chủ động phối hợp tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, phong phú, nội dung thiết thực và có ý nghĩa sâu sắc để chào mừng một số ngày kỷ niệm của hai nước. Đặc biệt hai bên đã phối hợp tổ chức tốt “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào 2012”; hoàn thành và phối hợp tuyên truyền rộng rãi các sản phẩm của công trình lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào.
Năm 2015, hai Bên đã phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 60 năm thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; 70 năm ngày Quốc khánh Việt Nam; 40 năm ngày Quốc khánh Lào; 40 năm ngày giải phóng Miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước; 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 95 năm ngày sinh Chủ tịch Kay-xỏn Phôn-vi-hản.
- Hai Bên đã phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả trong công tác kiều dân, tạo điều kiện thuận lợi cho kiều dân hai nước sinh sống ổn định, hòa nhập vào nước sở tại. Năm 2015, hai Bên đã tiến hành trao đổi giữa Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Vụ Quan hệ người gốc Lào ở nước ngoài về các chính sách đối với kiều dân ở nước ngoài.
- Hai Bên đã phối hợp chặt chẽ và tạo sự đồng thuận cao trên các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, WTO, ASEAN, GMS, EWEC, ACMECS, CLMV, CLV, MRC...; năm 2014 đã tổ chức thành công các Hội nghị cấp cao như MRC-2, CLV8, AIPA-35...
- Hai bên đang phối hợp với Campuchia triển khai xây dựng Đề án kết nối 3 nền kinh tế Campuchia-Lào-Việt Nam; triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế-xã hội Khu vực Tam giác phát triển CLV, bước đầu đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
2. Về Quốc phòng, an ninh:
- Hai bên đã có sự phối hợp chặt chẽ trong hợp tác về quốc phòng-an ninh, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở mỗi nước, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, chia rẽ quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào; chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị, công tác tác chiến phòng thủ, bảo đảm quốc phòng an ninh, góp phần tăng cường tình cảm hữu nghị, tình đoàn kết quân dân hai nước.
- Hai Bên đang phối hợp triển khai tốt dự án Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào; Nhằm đánh dấu những thành tựu đã đạt được, hai bên đã phối hợp tổ chức trọng thể Lễ chào mừng hoàn thành công tác cắm mốc biên giới Việt Nam-Lào trên thực địa vào ngày 09 tháng 7 năm 2013 tại Nghệ An với sự tham dự của hai Thủ tướng Chính phủ hai nước và tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tăng dày và tôn tạo mốc biên giới Việt Nam-Lào trên thực địa ngày 18 tháng 8 năm 2013.
Hiện nay hai Bên đang phấn đấu, quyết tâm hoàn thành toàn bộ dự án trước cuối năm 2015 theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo cấp cao hai nước với việc tổ chức thành công 03 sự kiện, gồm: Lễ ký Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam-Lào và Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam-Lào; Hội nghị tổng kết và khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Dự án với sự tham dự và chủ trì của hai Thủ tướng Chính phủ hai nước, kết hợp với việc tổ chức Cuộc họp thường niên lần thứ XXV Đoàn đại biểu biên giới Việt Nam-Lào.
- Chương trình xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào ổn định và phát triển toàn diện tiếp tục được triển khai có hiệu quả. Hai bên đã phối hợp xây dựng hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng 13 cụm Bản phát triển tại 07 tỉnh; năm 2014, hai bên đã triển khai xây dựng 02 cụm Bản mới tại Luông-pha-băng và Phông-xa-lỳ nâng tổng số cụm Bản lên 15 điểm. Công tác tìm kiếm và quy tập hài cốt chiến sĩ, quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào tiếp tục được duy trì thực hiện tốt[2]. Việt Nam đã hỗ trợ Lào về kinh phí để tu bổ, nâng cấp và xây mới các đài tưởng niệm “Tình đoàn kết liên minh chiến đấu Việt-Lào”[3].
- Hai bên đã hoàn thành đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện có hiệu quả Thỏa thuận cấp Chính phủ về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào ngày 08 tháng 7 năm 2013. Các hiện tượng tiêu cực xảy ra tại khu vực biên giới hai nước, vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú của người dân hai nước trong vùng biên giới được hai bên tích cực phối hợp giải quyết.
- Hai bên đã có một số cơ chế cụ thể nhằm ưu tiên các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo, thu hút lao động và giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực biên giới; hỗ trợ, giúp các nhà đầu tư, các địa phương khu vực biên giới hợp tác với nhau, bước đầu thu được kết quả tốt.
3. Về hợp tác kinh tế:
3.1. Về hợp tác đầu tư:
- Hai bên đã phối hợp chặt chẽ và có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các thỏa thuận, cùng nhau xem xét, điều chỉnh kịp thời các cơ chế, chính sách và giải quyết các vấn đề nảy sinh; hoàn thành đàm phán và ký kết Nghị định thư sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào về khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Các hoạt động xúc tiến đầu tư; thúc đẩy tiến độ, chất lượng các dự án được hai bên chủ động và phối hợp thực hiện có hiệu quả.
- Tính đến nay, theo thống kê phía Việt Nam, tổng vốn đầu tư của Việt Nam vào Lào là 4,9 tỷ USD, tăng 59,6% số vốn đầu tư so với năm 2011. Việt Nam đứng thứ ba trong số các nước có hoạt động đầu tư tại Lào; Lào đứng thứ nhất trong tổng số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Tổng vốn thực hiện của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào lũy kế đến nay đạt 1,4 tỉ USD.
- Nhìn chung các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào triển khai thuận lợi, các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng đã đóng góp vào tăng trưởng và thu ngân sách của kinh tế Lào, mang lại doanh thu cho Lào hàng trăm triệu USD. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào đã thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ tài chính với Chính phủ Lào; tạo ra việc làm ổn định cho khoảng 3 vạn lao động của Lào; đóng góp nhiều mặt cho kinh tế - xã hội Lào, được phía Lào ghi nhận và đánh giá cao.
- Trong điều kiện khó khăn song các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng vốn FDI vào Lào. Nhiều dự án lớn trọng điểm đã hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác, đạt hiệu quả khá cao như: Dự án trồng cây công nghiệp, làm mía đường và nuôi bò của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại Nam Lào; Dự án sân golf của Công ty Golf Long Thành; Dự án đầu tư của Tập đoàn Viettel tại Lào; Dự án của Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt và hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Việt Nam tại Lào và gần đây là Sân bay quốc tế Attapư của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai...Nhiều dự án trọng điểm lớn như Dự án muối mỏ Kali của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Dự án thủy điện Xekaman 1, Dự án sân bay Nọng-khảng tỉnh Hủa-Phăn... đang được các doanh nghiệp Việt Nam đẩy nhanh triển khai theo tiến độ cam kết với Chính phủ Lào.
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào và chính quyền các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình triển khai dự án trên tinh thần mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Đặc biệt, trong thời gian gần đây Lào đã chấp thuận gia hạn MOU cho các dự án Thủy điện Luông-pha-băng, Xê-ka-mản 4; cấp lại quyền thăm dò đối với diện tích 196,5 km2 Dự án muối mỏ Kali của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
3.2. Về hợp tác thương mại:
- Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Lào tiếp tục được quan tâm thúc đẩy. Hai bên đã ký kết Hiệp định thương mại song phương mới giữa hai nước ngày 03 tháng 3 năm 2015; ký kết Hiệp định thương mại biên giới vào ngày 27 tháng 6 năm 2015; đang triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào.
- Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào được tổ chức qua các năm với quy mô ngày càng mở rộng và thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp hai nước. Từ 180 gian hàng năm 2011 đã lên đến 250 gian hàng vào năm 2015.
- Các cơ chế ưu đãi về thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ hai nước được hai bên tiếp tục thực hiện; Danh mục các mặt hàng được hưởng thuế suất bằng 0% ngày càng mở rộng.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Lào liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân giai đoạn 2011-2014 khá cao (27%); năm 2015 ước đạt 1,5 tỷ USD.
3.3. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp:
- Hợp tác chuyên gia nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn giữa các địa phương biên giới hai nước được tăng cường. Từ nguồn vốn viện trợ, hai bên đã xây dựng xong Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân tại Lào và xây dựng các Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp tại Hủa Phăn và Xiêng Khoảng; thống nhất xây dựng một số dự án thủy lợi nhằm chuyển đổi mùa vụ, cây trồng, tăng năng suất sản xuất tại các tỉnh như Hủa Phăn và Khăm Muộn.
- Hai bên đã tăng cường hợp tác nghiên cứu và trao đổi kỹ thuật công nghệ, dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, kiểm soát dịch bệnh cây trồng và vật nuôi nhằm từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Công tác quản-lý, bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên được hai bên phối hợp thực hiện tốt.
- Đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực trồng, chế biến sản phẩm từ cây công nghiệp, chăn nuôi được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đời sống nhân dân Lào.
3.4 Hợp tác nối mạng cơ sở hạ tầng phục vụ hợp tác và phát triển kinh tế của mỗi nước:
3.4.1. Giao thông vận tải:
- Việc kết nối giao thông vận tải giữa hai nước được chú trọng. Hai bên đã ký kết Biên bản ghi nhớ về Chiến lược hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 vào ngày 14 tháng 9 năm 2015; thống nhất nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường cao tốc Viêng Chăn-Pạc Xan-Thanh Thủy-Hà Nội.
- Công trình xây dựng đường 2E (Mường Khoa-Tây Trang) đã hoàn thành đúng kế hoạch để chào mừng “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào 2012”; hoàn thành nghiên cứu khả thi 02 Dự án: (i) Xây dựng tuyến đường từ Phu-thịt-Phờng tỉnh Luông-pra-băng đi Na-xon và (ii) Xây dựng tuyến đường từ huyện Xăm-tạy tỉnh Hủa Phăn đến Thà-lẩu biên giới Lào-Việt Nam (đang triển khai thi công).
- Hai bên đã phối hợp tìm kiếm nguồn vốn triển khai các dự án giao thông quan trọng kết nối hai nước như: Tuyến đường từ Phu-thịt-phờng tỉnh Luông-pra-bang đi Na-xon và tuyến đường sắt Viêng Chăn-Thà Khẹc-Mụ Giạ-Tân Ấp-Vũng Áng.
- Việc triển khai thực hiện đầy đủ 4 bước mô hình “Một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Đen xa vẳn được thúc đẩy và đã được hai bên phối hợp tổ chức triển khai từ ngày 06 tháng 02 năm 2015. Hai Bên đã phối hợp với phía Thái Lan thúc đẩy hoàn tất thủ tục cần thiết để sớm ký Bản ghi nhớ về việc bổ sung QL 8, QL 12 vào Nghị định thư 1 của Hiệp định GMS- CBTA; đang xúc tiến mở tuyến vận tải khách cố định từ Hà Tĩnh - Khăm Muộn - Nakhom Phanom và ngược lại; phối hợp với Campuchia ký Bản ghi nhớ ba bên về vận tải đường bộ Việt Nam - Lào - Campuchia tại Champasak, Lào ngày 17/01/2013 (có hiệu lực kể từ ngày 17/4/2013).
- Hai Bên đã tạo điều kiện thuận lợi để Công ty Cổ phần cảng Vũng Áng Lào-Việt Nam hoạt động có hiệu quả.
- Hợp tác đầu tư liên doanh và phát triển ngành hàng không của hai nước thu được kết quả tích cực.
3.4.2. Trong lĩnh vực năng lượng và mỏ:
- Việt Nam đang bán điện cho Lào bằng lưới điện trung áp qua 8 cửa khẩu biên giới/8 điểm với tổng công suất khoảng 9 MW. Tổng sản lượng điện năng thương phẩm năm 2014 đạt khoảng 35 triệu kWh. Việt Nam mua điện của Lào qua đường dây 220 kV từ nhà máy Xe-ka-mản 3.
- Đặc biệt, năm 2014, hai Bên đã thống nhất về chủ trương đầu tư một số dự án lớn như Dự án kho ngoại quan xăng dầu và đường ống dẫn dầu từ Cảng Hòn La, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam về tỉnh Khăm-muộn, Lào; Xây dựng đường dây tải điện từ Xê-ca-mản 1 về Pleiku.
- Phía Việt Nam đang hoàn thiện dự thảo Hiệp định liên Chính phủ Việt Nam-Lào về đầu tư và quản lý vận hành các nhà máy thủy điện Mỹ Lý và Nậm Mô 1 và Hiệp định liên Chính phủ Việt Nam-Lào về Dự án kho ngoại quan xăng dầu và đường ống dẫn dầu từ Cảng Hòn La, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam về tỉnh Khăm-muộn, Lào để trao đổi và đàm phán với phía Lào vào thời điểm thích hợp.
- Hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực mỏ và địa chất được hai bên chú trọng. Hai bên đã thống nhất triển khai Dự án Điều tra khoáng sản và lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 vùng Bắc Viêng Chăn-Nam Luông-pra-băng.
3.4.3 Bưu chính viễn thông, du lịch:
- Hợp tác xây dựng mạng lưới bưu chính viễn thông được đẩy mạnh; tính nhanh chóng, chính xác và thuận tiện được nâng cao. Dự án liên doanh viễn thông của công ty Viettel tại Lào đạt hiệu quả cao; Việt Nam cũng đã hỗ trợ Lào xây dựng Trạm kiểm soát tần số với các trang thiết bị tiên tiến.
- Ngành du lịch hai bên đã phối hợp tốt với Thái Lan, Campuchia và My-an-ma trong việc quảng bá chương trình hợp tác du lịch “Năm quốc gia, một điểm đến”; hiện Việt Nam thuộc 5 thị trường gửi khách lớn nhất của Lào, lượng khách trao đổi giữa hai nước ngày càng tăng.
3.5. Hợp tác về các hoạt động dịch vụ:
3.5.1. Hợp tác ngân hàng, chứng khoán và thanh toán:
- Hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng và chứng khoán đã được triển khai sâu rộng. Hai Bên đã đúc rút trao đổi kinh nghiệm trong từng giai đoạn về công tác quản lý vĩ mô nhất là chính sách tiền tệ, việc quản lý ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, phát triển thị trường vốn và đào tạo cán bộ trên cơ sở Biên bản ghi nhớ giữa hai Ngân hàng Trung ương và hai cơ quan quản lý chứng khoán.
- Ngân hàng Trung ương hai nước tiếp tục triển khai có hiệu quả những thỏa thuận hợp tác đã ký kết.
- Đến nay, có 05 Tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam đang có hoạt động ngân hàng tại Lào. Các TCTD này đều cam kết đầu tư lâu dài vì sự phát triển bền vững của quan hệ hai nước và là cầu nối giữa doanh nghiệp hai nước trong xúc tiến đầu tư, cung ứng tín dụng, thực hiện giải ngân cho các dự án hợp tác giữa hai Chính phủ cũng như các dự án kinh tế lớn, có ý nghĩa kinh tế, chính trị quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào. Phía Lào có 01 TCTD hoạt động tại Việt Nam là Ngân hàng Phongsavanh.
- Hiệp định thanh toán giữa hai nước đã được triển khai, nhằm khuyến khích doanh nghiệp hai nước sử dụng đồng Việt Nam và Kíp Lào trong thanh toán xuất nhập khẩu, tuy nhiên đồng tiền thanh toán chủ đạo vẫn là ngoại tệ tự do chuyển đổi.
3.5.2. Hợp tác hải quan:
Các cơ quan hải quan hai bên đã tích cực phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho việc qua lại của người, phương tiện, hàng hóa giữa các cặp cửa khẩu hai nước. Các Biên bản ghi nhớ nhằm tiếp tục tăng cường thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này đã được hai Bộ Tài chính hai nước ký ngày 27 tháng 10 năm 2014 và hiện đang được triển khai.
3.5.3. Hợp tác lao động và chuyên gia:
- Hợp tác giữa hai bên ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu trong tất cả các lĩnh vực gồm: công tác đối với thương binh, liệt sỹ và người có công; lao động, việc làm, dạy nghề; bảo vệ chăm sóc trẻ em, giảm nghèo bền vững, công tác đào tạo cán bộ...
- Ngày 01 tháng 7 năm 2013, hai bên đã ký kết Hiệp định hợp tác về lao động Việt Nam-Lào (thay thế cho Hiệp định năm 1995) và Nghị định thư sửa đổi, bổ sung năm 1999.
4. Về hợp tác giáo dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
- Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tiếp tục được ưu tiên và mở rộng với nhiều hình thức, được thực hiện từ Trung ương tới các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp hai nước, số cán bộ lưu học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam tăng mạnh qua các năm; số tiếp nhận mới diện Hiệp định hàng năm tăng 10%, năm học 2014-2015 đã đạt mức tiếp nhận mới 1.000 cán bộ, lưu học sinh.
- Năm học 2014-2015 có 9.295 cán bộ, sinh viên Lào học tập tại Việt Nam (3.780 người thuộc diện Hiệp định; 3.092 người theo diện học bổng của các địa phương và các Bộ, ngành; 2.295 người theo học tự túc; 110 người theo học bổng tài trợ của các doanh nghiệp; 20 người theo học bổng của các tổ chức quốc tế đài thọ) và 428 lưu học sinh Việt Nam học tập tại Lào (194 người thuộc diện Hiệp định).
- Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực cho Lào ngày càng được tăng cường về số lượng, cải thiện về chất lượng với các phương thức và loại hình đào tạo đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Lào; việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ các cấp của các Bộ, ngành địa phương, cán bộ đang phục vụ chương trình hợp tác và đào tạo nghề phục vụ hợp tác đầu tư giữa hai nước được chú trọng. Chất lượng học tập lưu học sinh Lào theo diện Hiệp định có chuyển biến tốt; phong trào học tiếng Việt tại các trường học và cơ quan bộ ngành của Lào được đẩy mạnh và ngày càng mở rộng.
- Các cơ sở đào tạo lưu học sinh Lào tại Việt Nam được quan tâm đầu tư nâng cấp; một số cơ sở đào tạo chuyên ngành của một số Bộ, ngành và trường phổ thông ở các địa phương của Lào được triển khai xây dựng; suất chi đào tạo cho cán bộ, học sinh Lào học tập tại Việt Nam và cán bộ, học sinh Việt Nam học tập tại Lào được sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế.
- Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020” và Nghị định thư về hợp tác đào tạo cán bộ giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào đã được hai bên ký kết và được hai Ngành Giáo dục và các Bộ, ngành liên quan hai bên phối hợp tích cực triển khai. Hiện hai bên đang phối hợp tổ chức đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại trong hợp tác giáo dục đào tạo giai đoạn 2011- 2015, xác định phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác giai đoạn 2016-2020.
- Đặc biệt trong năm 2014, hai Thủ tướng Chính phủ hai nước đã đồng thời ban hành Chỉ thị nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Lào nhằm thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020” và khắc phục một số hạn chế phát sinh trong thời gian qua.
- Trong hai năm 2014 và 2015, hai bên đã triển khai hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn viện trợ để Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đào tạo tiếng Việt cho số học sinh chuẩn bị sang Việt Nam học tập; Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã thực hiện tốt việc tuyển chọn con em Việt kiều sang học tập tại Việt Nam.
5. Hợp tác trong các lĩnh vực khác:
5.1. Trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, thông tin, truyền thông:
- Các lĩnh vực thông tấn, báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình, văn hóa nghệ thuật, thể thao của mỗi bên tiếp tục thực hiện tốt công tác quảng bá những giá trị cao đẹp của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào; đặc biệt đã góp phần quan trọng trong việc tổ chức thành công “Năm đoàn kết hữu nghị Lào-Việt 2012”. Việt Nam cũng đã hỗ trợ Lào hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng Trường Nghệ thuật âm nhạc quốc gia Lào giai đoạn 1. Trong 5 năm, được hỗ trợ từ nguồn vốn viện trợ 02 Đài phát thanh và phát hình khu vực đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng; hiện có 03 Đài khác đang được triển khai.
- Hai bên đã phối hợp trao đổi văn hóa truyền thống giữa các địa phương của hai nước và mang lại hiệu quả tích cực; hoạt động “Tuần văn hóa Việt Nam tại Lào” và “Tuần văn hóa Lào tại Việt Nam” được duy trì và tiếp tục thu hút sự chú ý của đông đảo nhân dân hai nước; các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, lập cầu truyền hình trực tiếp giữa hai nước nhân dịp kỷ niệm các sự kiện trọng đại của hai nước được tổ chức tốt. Tiêu biểu là việc Đoàn nghệ thuật Quốc gia Lào sang tham gia biểu diễn tại Festival Huế năm 2014.
- Việc chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nâng cao năng lực và chuyên môn cho các cán bộ thuộc lĩnh vực văn hóa, thông tin, phát thanh, truyền hình, báo chí bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin được hai bên tiến hành thường xuyên và có hiệu quả.
5.2. Trong lĩnh vực lưu trữ và bảo tàng:
- Việc hợp tác tìm kiếm và lưu trữ các tài liệu có liên quan đến hai nước, trao đổi kinh nghiệm, tư liệu nghiệp vụ và chuyển giao công nghệ về văn thư lưu trữ, bảo tàng được hai bên tiến hành thường xuyên.
- Các dự án Xây dựng Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào; Bổ sung các hạng mục dự án cải tạo sửa chữa, nâng cấp Bảo tàng Kay sỏn Phôm vi hản đã được triển khai, hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và mang lại hiệu quả tích cực.
5.3. Trong lĩnh vực xã hội:
- Hoạt động giao lưu, trao đổi công tác giữa các tổ chức quần chúng, xã hội của hai nước, đặc biệt là tổ chức thanh niên, thiếu niên diễn ra tích cực và mang tính hiệu quả, thiết thực, góp phần củng cố tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện truyền thống giữa hai nước.
- Công tác về người Việt Nam tại Lào và người Lào tại Việt Nam như duy trì và phát triển ngôn ngữ, văn hóa truyền thống, tạo điều kiện cho kiều dân Lào và kiều dân Việt Nam đầu tư, làm ăn tại mỗi nước được hai bên quan tâm chú trọng.
5.4. Hợp tác y tế và nâng cao sức khỏe cộng đồng:
- Việc hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa các bệnh viện của hai nước được đẩy mạnh, tiêu biểu là việc Bệnh viện Hà Nội hỗ trợ Bệnh viện tỉnh Xiêng Khoảng xây dựng Khoa tim mạch với nhiều trang thiết bị hiện đại. Các bệnh viện cấp tỉnh và cấp huyện các địa phương biên giới hai bên đã thực hiện tốt việc giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, thực tập chuyên môn, nghiệp vụ và tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân vùng sâu, vùng xa.
- Công tác bảo vệ, khống chế và phòng chống dịch bệnh dọc theo biên giới giữa hai nước; đào tạo giáo viên, cán bộ y tế; hợp tác nghiên cứu y học cổ truyền và khai thác chế biến dược liệu; trao đổi thông tin tư liệu về y tế được hai bên quan tâm.
5.5. Hợp tác về khoa học công nghệ và môi trường:
- Việc xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin tư liệu, khoa học công nghệ kết nối mạng trong nước và giữa hai nước được quan tâm. Hai bên đã phối hợp xây dựng và hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng Trung tâm thông tin thư viện, tư liệu và nhà làm việc của Viện Khoa học Xã hội Lào từ nguồn vốn viện trợ với giá trị 140 tỷ đồng.
- Hỗ trợ triển khai các dự án trong lĩnh vực khoa học công nghệ với Lào, đặc biệt tập trung vào các dự án nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ khoa học và công nghệ của Lào; tăng cường trang thiết bị, chuyển giao các công nghệ tiên tiến cho các tổ chức khoa học công nghệ của Lào, đặc biệt quan tâm đến các dự án chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các sở khoa học công nghệ dọc biên giới hai nước Việt Nam và Lào.
- Một số dự án quan trọng thuộc lĩnh vực này đang được xúc tiến triển khai như: Xây dựng cơ sở dữ liệu nền thông tin địa hình cơ bản phục vụ quy hoạch phát triển KH-XH và giám sát tài nguyên môi trường CHDCND Lào; Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ cho Viện Khoa học quốc gia Lào giai đoạn 2014-2016...
- Hiện hai bên đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau và cùng phối hợp với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) và nghiên cứu, đánh giá tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mê Công.
5.6. Hợp tác giữa các Bộ, ngành, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp:
- Quan hệ hợp tác giữa các Bộ, ngành, Ủy ban của Quốc hội, đoàn thể và các tổ chức nhân dân, doanh nghiệp hai bên tiếp tục được đẩy mạnh và thực hiện linh hoạt, hiệu quả, thiết thực. Quan hệ hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các địa phương, nhất là các địa phương có chung biên giới tiếp tục được tăng cường, đặc biệt là trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm sóc y tế, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tại các khu vực biên giới hai nước.
- Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 5 năm, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp của Việt Nam đã hỗ trợ phía Lào khoảng 10.000 tỷ đồng.
- Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư tại Lào, các doanh nghiệp Việt Nam đã phối hợp tốt với các chính quyền địa phương của Lào, tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng tại các địa phương thông qua việc xây dựng một số trường học, bệnh xá, đường, nhà tái định cư cho người dân vùng dự án.... Điển hình là HAGL đã dành một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá khoảng 40 triệu USD để xây dựng các công trình phúc lợi tại tỉnh Attapu; BIDV và Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB) là 11.5 triệu USD; Công ty cổ phần Golf Long Thành đã cam kết tài trợ khoảng trên 6 triệu USD; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cam kết tài trợ trên 6 triệu USD. Đến nay, tổng số tiền tài trợ cho công tác an sinh xã hội của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đạt xấp xỉ 65 triệu USD.
6. Viện trợ, tín dụng ưu đãi của Việt Nam dành cho Lào:
- Dù còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, tuy nhiên theo đúng cam kết tại Hiệp định hợp tác Việt Nam-Lào giai đoạn 2011-2015, trong 5 năm Chính phủ Việt Nam đã dành cho Chính phủ Lào khoản kinh phí viện trợ không hoàn lại 3.100 tỷ đồng và tích cực đáp ứng đề nghị đột xuất của Chính phủ Lào về thu xếp hai khoản cho vay ưu đãi cho dự án và hỗ trợ ngân sách trị giá 51 triệu USD.
- Trong 5 năm hai Chính phủ đã thống nhất sử dụng 3.100 tỷ đồng vốn viện trợ để thực hiện: (i) Đào tạo lưu học sinh Lào tại Việt Nam với số lượng tiếp nhận mới là 4.186 lưu học sinh; (ii) Thanh toán khối lượng một số dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước sang; (iii) Tiến hành triển khai trên 40 dự án mới và (iv) Thực hiện một số nội dung hợp tác khác giữa hai Chính phủ.
- Tính đến nay có 42 chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng (bao gồm cả một số dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2006-2010); riêng năm 2015 có 08 chương trình dự án bàn giao đưa vào sử dụng.
- Thực hiện chỉ đạo của hai Phó Thủ tướng, Chủ tịch Phân ban hợp tác hai nước, kể từ năm 2012, Thường trực hai Phân ban hợp tác hai nước đã thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra các chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ nhằm đôn đốc tiến độ và chất lượng, kịp thời xử lý các vướng mắc và sai sót trong quá trình triển khai.
- Hai bên đã thống nhất ký kết và triển khai “Thỏa thuận về Quy trình thí điểm thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam do Chính phủ Lào đảm nhận có sự phối hợp của Chính phủ Việt Nam” và tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện.
- Các chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của tiến độ đề ra; một số dự án được hai bên đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả sử dụng. Các khoản vay ưu đãi đã được triển khai và giải ngân nhanh chóng, đạt hiệu quả cao.
7. Các tồn tại, hạn chế, khó khăn:
- Việc thực hiện một số nội dung của các Thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chậm và chưa đạt như mong muốn. Hợp tác giữa các địa phương được mở rộng nhưng còn thiếu sự phối hợp hướng dẫn từ Trung ương; thiếu sự phối hợp giữa các địa phương với nhau. Việc trao đổi đoàn giữa hai bên, nhất là giữa các Bộ, ngành và địa phương còn chưa thực sự hiệu quả, thiết thực. Việc triển khai các nội dung của Chiến lược hợp tác ở hai tỉnh Hủa-phăn và Xiêng-khoảng chưa được quan tâm, thúc đẩy thỏa đáng.
- An ninh chính trị trên tuyến biên giới vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt hiện tượng phát triển tôn giáo trái phép, phát tán tài liệu tuyên truyền, kích động chia rẽ dân tộc có chiều hướng gia tăng; nạn buôn lậu, vận chuyển trái phép chất gây nghiện qua biên giới, mua bán người, khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép ở dọc biên giới chưa được xử lý dứt điểm và triệt để; công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình, dự án cơ sở hạ tầng đã hoàn thành tại một số trọng điểm (Bản, cụm Bản phát triển) chưa được tốt. Việc triển khai Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào ký ngày 08 tháng 7 năm 2013 còn gặp nhiều bất cập và khó khăn.
- Thủ tục cấp phép đầu tư của hai bên còn rườm rà, thời gian cấp phép chậm; tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào chưa cao đạt 28,5% một số dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tiến độ triển khai chậm, nhất là trong lĩnh vực khai khoáng và năng lượng điện (Dự án muối mỏ Kali tại tỉnh Khăm-muộn của Tập đoàn công nghiệp Hóa chất Việt Nam), có dự án chưa đạt chất lượng như mong muốn (Dự án thủy điện Xê-ca-mản 3); một số doanh nghiệp thiếu vốn; thiếu kinh nghiệm trong quá trình triển khai dự án. Số liệu thống kê đầu tư và thương mại chưa đầy đủ, chưa sát với thực tế.
- Đến nay, các hoạt động đưa lao động Việt Nam sang Lào làm việc theo Hiệp định hợp tác về lao động chủ yếu do các doanh nghiệp nhận thầu, trúng thầu, thực hiện dự án. Để giải quyết những vấn đề trên hai Bên cần hợp tác thường xuyên, chặt chẽ để hướng dẫn doanh nghiệp giám sát, thực hiện đúng Hiệp định Hợp tác Lao động đã ký giữa hai Chính phủ.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào không đạt mục tiêu đề ra (2 tỷ USD năm 2015); việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025 chưa đạt tiến độ; thủ tục qua lại biên giới cho người, hàng hóa, phương tiện còn rườm rà và kéo dài.
- Việc thực hiện kết nối giao thông vận tải giữa hai nước chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của hai bên; hầu hết các tuyến đường giao thông quan trọng nối liền hai nước đều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn thực hiện đầu tư.
- Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa cân đối; chất lượng của các lưu học sinh ngoài diện học bổng của hai Chính phủ chưa đáp ứng theo mong muốn của hai bên; việc thống nhất quản lý đào tạo dài hạn, chính quy các ngành kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật, chính trị vào một đầu mối (đào tạo theo Hiệp định và hợp tác đào tạo của các địa phương, các doanh nghiệp...) chưa được triển khai triệt để; tuyển sinh lưu học sinh Việt Nam sang học tại Lào còn gặp khó khăn (năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam chỉ tuyển được 17 học sinh Việt Nam sang học tại Lào theo diện Hiệp định trong tổng số 53 chỉ tiêu).
- Hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các Bộ, ngành, địa phương, nhất là các địa phương có chung biên giới còn thiếu các hình thức, cơ chế thiết thực, chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh của các địa phương trong hợp tác cùng phát triển.
- Một số chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ chậm tiến độ, giá thành cao; phía Lào chưa quan tâm bố trí kinh phí cho công tác duy tu bảo dưỡng cho các chương trình, dự án.
Dự án Xây dựng công viên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Viêng Chăn tiến độ triển khai chậm.
III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ HỢP TÁC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Hai Bên thống nhất triển khai thực hiện có hiệu quả Hiệp định hợp tác song phương Việt Nam-Lào giai đoạn 2016-2020 (Ký cùng thời điểm với Biên bản này).
IV. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ HỢP TÁC NĂM 2016
1. Hai Bên thống nhất triển khai thực hiện có hiệu quả Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác Việt Nam- Lào năm 2016.
2. Ghi nhận hai Ủy ban hợp tác hai nước đã hoạt động có hiệu quả và có những đóng góp cho việc thúc đẩy hợp tác hai nước trong giai đoạn 2011 - 2015. Hai Bên thống nhất chọn thời điểm thích hợp để tổ chức trọng thể lễ trao tặng các danh hiệu cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
1. Phía Việt Nam mời các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Lào cùng gia đình sang Việt Nam nghỉ dưỡng, kiểm tra và chăm sóc sức khỏe.
Phía Lào mời các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam cùng gia đình sang nghỉ dưỡng tại Lào.
2. Hai Bên thống nhất tiếp tục không tổ chức Cuộc họp giữa kỳ hai phân ban hợp tác năm 2016 mà thay bằng việc thường xuyên gặp gỡ giữa hai Chủ tịch Phân ban để theo dõi, thúc đẩy và giải quyết các công việc cấp bách; đồng thời, tổ chức các Đoàn liên ngành hai bên kiểm tra, đôn đốc triển khai các thỏa thuận của hai Chính phủ.
3. Hai Bên nhất trí trên cơ sở Hiệp định hợp tác 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ hai nước ký kết Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác giữa hai nước hàng năm để triển khai các công việc cụ thể, thay cho việc ký Hiệp định hợp tác song phương hàng năm.
4. Phía Việt Nam ghi nhận và đồng ý về nguyên tắc đề nghị của phía Lào về việc chuyển số kinh phí viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào chưa thực hiện trong năm 2015 chuyển sang năm 2016 là 262 tỷ đồng.
Biên bản này được làm tại Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ngày 27 tháng 12 năm 2015; được lập thành hai (02) bản bằng tiếng Việt và tiếng Lào, cả hai (02) văn bản đều có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một (01) bản./.
TM. ỦY BAN HỢP TÁC | TM. ỦY BAN HỢP TÁC |
DANH SÁCH ĐOÀN ĐẠI BIỂU CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THAM DỰ KỲ HỌP LẦN THỨ 38 ỦY BAN LIÊN CHÍNH PHỦ VỀ HỢP TÁC SONG PHƯƠNG VIỆT NAM - LÀO
(Tại Thủ đô Viêng Chăn, từ ngày 23 - 27 tháng 12 năm 2015)
Đoàn chính thức
1. | Đ/c Nguyễn Xuân Phúc | Ủy viên Bộ chính trị, phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Lào, Trưởng đoàn |
2. | Đ/c Nguyễn Chí Dũng | Thứ trưởng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào |
3. | Đ/c Huỳnh Văn Tí | Thứ trưởng, Bộ Lao động Thương binh xã hội |
4. | Đ/c Nguyễn Mạnh Hùng | Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại CHDCND Lào |
5. | Đ/c Bùi Thanh Sơn | Thứ trưởng, Bộ Ngoại giao |
6. | Đ/c Nguyễn Sỹ Hiệp | Phó Chủ nhiệm, Văn phòng Chính phủ |
7 | Đ/c Nguyễn Cẩm Tú | Thứ trưởng Bộ Công Thương |
8. | Đ/c Trương Chí Trung | Thứ trưởng Bộ Tài chính |
9. | Đ/c Nguyễn Huy Tăng | Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương |
10. | Đ/c Bùi Văn Ga | Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo |
11. | Đ/c Nguyễn Thành Hưng | Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông |
12. | Đ/c Trần Việt Thanh | Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ |
13. | Đ/c Nguyễn Thái Lai | Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
14. | Đ/c Lê Quốc Doanh | Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn |
15. | Đ/c Lê Khánh Hải | Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao du lịch |
16. | Đ/c Trần Việt Tân | Thứ trưởng Bộ Công An |
17. | Thượng tướng Võ Văn Tuấn | Phó Tổng tham mưu trưởng, Bộ Quốc phòng |
18. | Đ/c Lê Đình Thọ | Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải |
19. | Đ/c Nguyễn Duy Hưng | Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ |
20. | Đ/c Nguyễn Thị Minh | Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
21. | Đ/c Trần Bắc Hà | Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào |
Đoàn chuyên viên
1. | Đ/c Trần Nhật Thành | Vụ trưởng, Thư ký Phân ban Hợp tác Việt Nam - Lào, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng Đoàn |
2. | Đ/c Nguyễn Thanh Tân | Vụ trưởng Bộ Ngoại giao |
3. | Đ/c Phan Chí Thành | Vụ trưởng, Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ |
4. | Đ/c Lê Tuấn Khanh | Vụ trưởng Vụ Lào Campuchia, Ban Đối ngoại Trung ương |
5. | Đ/c Trần Tiến Dũng | Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Bình |
6. | Đ/c Lê Ngọc Hoa | Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An |
7. | Đ/c Lê Minh Điển | Phó Vụ trưởng, Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
8. | Đ/c Nguyễn Anh Minh | Phó Vụ trưởng, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
9. | Đ/c Nguyễn Xuân Hiền | Phó Cục trưởng, Bộ Công An |
10. | Đ/c Vũ Văn Chung | Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
11. | Đ/c Nguyễn Minh Hiếu | Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Công An |
12. | Đ/c Trần Đình Trụ | Phó Cục trưởng Cục Kế hoạch và Đầu tư Bộ Quốc phòng |
13. | Đ/c Nguyễn Xuân Thảo | Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ Bộ Tài chính |
14. | Đ/c Lê Thị Mai | Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
15. | Đ/c Lê An Hải | Phó Vụ trưởng, Bộ Công Thương |
16. | Đ/c Nguyễn Ngọc Thuyên | Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giao thông vận tải |
17. | Đ/c Dương Thiên Hương | Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp |
18. | Đ/c Triệu Minh Long | Phó Vụ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông |
19. | Đ/c Hà Thị Lâm Hồng | Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Khoa học và Công nghệ |
20. | Đ/c Lê Ngọc Định | Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
21. | Đ/c Phạm Chí Cường | Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giáo dục và Đào tạo |
22. | Đ/c Vũ Anh Tuấn | Trợ lý, Cục Kế hoạch Đầu tư, Bộ Quốc phòng |
23. | Đ/c Nguyễn Quang Dũng | Viện trưởng Viện Quy hoạch Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
24. | Đ/c Nguyễn Đức Hùng | Chuyên viên, Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
25. | Đ/c Nguyễn Đức Cảnh | Chuyên viên Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
26. | Đ/c Nguyễn Đình Trung | Chuyên viên, Bộ Thông tin và Truyền thông |
27. | Đ/c La Thị Mỹ Anh | Chuyên viên, Vụ Hợp tác quốc tế |
28. | Đ/c Phạm Văn Khánh | Chuyên viên Bộ Giáo dục và Đào tạo |
29. | Đ/c Đinh Xuân Sơn | Chuyên viên Bộ Công An |
30. | Đ/c Nguyễn Văn Hưng | Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
31. | Đ/c Nguyễn Trung Thành | Chuyên viên Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
32. | Đ/c Trần Thanh Hải | Chuyên viên Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
33. | Đ/c Nguyễn Văn Thanh | Chuyên viên Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
34. | Đ/c Lê Hồng Vinh | Chuyên viên Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
35. | Đ/c Hồ Đức Dũng | Chuyên viên, Bộ Công Thương |
36. | Đ/c Kim Việt Bách | Chuyên viên Vụ Thi đua Khen Thưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
37. | Đ/c Trần Nam Hà | Chuyên viên Ban Đối ngoại Trung ương |
38. | Đ/c Nguyễn Hồng Chi | Chuyên viên Văn phòng chính phủ |
39. | Đ/c Nguyễn Thành Chung | Chuyên viên Bộ Tài chính |
40. | Đ/c Trần Thế Công | Chuyên viên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
41. | Đ/c Lê Quang Long | Chuyên viên Bộ Ngoại giao |
42. | Đ/c Vũ Thị Thúy Vi | Chuyên viên, Vụ Hợp tác quốc tế |
DANH SÁCH ĐOÀN ĐẠI BIỂU CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO THAM DỰ KỲ HỌP LẦN THỨ 38 ỦY BAN LIÊN CHÍNH PHỦ VỀ HỢP TÁC SONG PHƯƠNG VIỆT NAM VÀ LÀO
(Tại Thủ đô Viêng Chăn, từ ngày 23 - 27 tháng 12 năm 2015)
Đoàn chính thức:
1. | Đ/c Xổm-xa-vạt Lềnh-xa-vắt | Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào- Việt Nam, Trưởng đoàn. |
2. | Đ/c Thượng tướng Chăn-xa-món Chăn-nha-lạt | Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. |
3. | Đ/c Trung tướng Xỉn-thả-vông Xay-nha-kon | Thứ trưởng Bộ An ninh. |
4. | Đ/c Xổm-phon Xỉ-chà-lơn | Phó trưởng Ban Đối ngoại trung ương Đảng. |
5. | Đ/c Khăm-phâu Ơn-tha-văn | Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. |
6. | Đ/c Thoong-xa-vẳn Phôm-vi-hản | Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHDCND Lào tại CHXHCN Việt Nam. |
7. | Đ/c Ts. Bun-tha-vy Xỉ-xu-phăn-thoong | Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. |
8. | Đ/c Lắt-ta-na-ma-ny Khun-ni-vông | Thứ trưởng Bộ Công chính và Vận tải. |
9. | Đ/c Ts. Phuông-pa-li-sắc Pra-vông-viêng-khăm | Thứ trưởng Bộ Nông- Lâm nghiệp |
10. | Đ/c Ts.Xỉ-na-va Xu-pha-nụ-vông | Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ. |
11. | Đ/c Xổm-chít In-tha-mít | Thứ trưởng Bộ Công thương. |
12. | Nữ Đ/c Thịp-pha-con Chăn-thả-vông-xá | Thứ trưởng Bộ Tài chính. |
13. | Đ/c PGS.Ts Kong-xỉ Xẻng-ma-ny | Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao. |
14. | Nữ Đ/c Bay-khăm Khắt-ti-nhả | Thứ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội. |
15. | Đ/c Xỉ-phục Vông-phắc-đi | Thứ trưởng Bộ Nội vụ. |
16. | Nữ Đ/c Mon-ma-ny Nhoi-bua-kong | Thứ trưởng Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường. |
17. | Đ/c Bua-ngân Xa-phu-vông | Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch. |
18. | Đ/c Thăn-xả-máy Côm-mả-xít | Thứ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông và Truyền thông. |
19. | Đ/c Ts. Xớm-xúc Xim-pha-vông | Thứ trưởng Bộ Tư pháp. |
20. | Đ/c Xả-khon Chả-lơn-vông | Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. |
21. | Đ/c PGS.Ts Xổm-ộc King-xả-đa | Thứ trưởng Bộ Y tế. |
22. | Đ/c Khăm-phơi Kẹo-kin-na-ly | Phó Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào- Việt Nam. |
23. | Nữ Đ/c Vắt-tha-na Đa-la-loi | Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước CHDCND Lào. |
24. | Đ/c Thoong-văn Vị-lay-hương | Phó Trưởng Ban Phát triển nông thôn và Xóa đói giảm nghèo cấp Trung ương. |
25. | Đ/c Phu-xôn Thăm-ma-vi-xay | Phó Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn. |
26. | Đ/c Ts. Khăm-pao | Phó Tỉnh trưởng tỉnh Xiêng Khoảng. |
Đoàn chuyên viên
1. | Đ/c Viêng-xa-vắn Vi-lay-phon | Chánh Văn phòng Ủy ban Hợp tác Lào- Việt Nam, Trưởng đoàn. |
2. | Đ/c Văn-xa Lao-nhia-đa | Chánh Văn phòng Ban Đối ngoại trung ương Đảng. |
3. | Đ/c King-ma-nô Phôm-ma-ha-xay | Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Chính trị, Văn phòng Chính phủ. |
4. | Đ/c PGS.Ts Xỉ-xa-món Xít-thị-rát-vông-xả | Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Thể thao. |
5. | Đ/c Kong-kẹo Vông-pa-xợt | Vụ trưởng Vụ Tổng hợp công việc Phát triển nông thôn và Xóa đói giảm nghèo, Ban Phát triển nông thôn và Xóa đói giảm nghèo cấp Trung ương. |
6. | Đ/c Ma-nô-thoong Vông-xay | Cục trưởng Cục Xúc tiến đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. |
7. | Nữ Đ/c Vi-lay-văn Phênh-xa-vắt | Vụ trưởng Vụ Đào tạo cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương Đảng. |
8. | Đ/c Bun-thổm Lo-ma-ny | Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Bộ Tài chính. |
9. | Đ/c U-lay Pha-đuông-đệt | Cục trưởng Cục Kế hoạch và Hợp tác, Bộ Công chính và Vận tải. |
10. | Đ/c Xay-pla-đệt Chụ-la-ma-ny | Cục trưởng Cục Kế hoạch và Hợp tác, Bộ Nông - Lâm nghiệp. |
11. | Đ/c Khăm-pha Phôm-ma-kay-son | Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường. |
12. | Đ/c Ts. Lao-hua Chơ-ching | Vụ trưởng Vụ Chính sách ngoại thương, Bộ Công thương. |
13. | Đ/c Đại tá Vi-lun Xỉ-la-pra-ny | Phó Chánh Văn phòng Bộ An ninh. |
14. | Đ/c Lịt-thi-kon Phôm-mạ-kon | Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính. |
15. | Đ/c Xổm-phít Seng-ma-ni-vông | Phó Cục trưởng Cục Hải quan, Bộ Tài chính. |
16. | Đ/c Ts.Viêng-phết Xểnh-xổng-lo-phay-chông | Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Hợp tác, Bộ Tư pháp. |
17. | Đ/c Xi-a-lun-kon Xeng-u-thon | Phó Vụ trưởng, Vụ Châu Á 2, Bộ Ngoại giao. |
18. | Đ/c ln-tha-vông Khốt-păn-nhà | Phó Chánh Văn phòng Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào. |
19. | Đ/c Khôm Đuông-chăn-tha | Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch. |
20. | Đ/c Ts. Phả-súc Vông-vị-chít | Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Hợp tác quốc tế, Bộ Y tế. |
21. | Nữ Đ/c Kê-xỏn Xụ-li-vông | Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Hợp tác, Bộ Bưu chính, Viễn thông và Truyền thông. |
22. | Đ/c Ê-la-văn Bun-nhả-pha-lôm | Phó Cục trưởng Cục Mỏ, Bộ Năng lượng và Mỏ. |
23. | Đ/c Chôm-nheng Thành-thoong-xa-vắt | Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Hợp tác, Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội. |
24. | Đ/c Ts. In-tha-vi Ắc-khả-lát | Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên rừng, Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường. |
25. | Đ/c Vín Pheng-đuông | Phó Cục trưởng Cục Quy họạch và Phát triển đất đai, Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường. |
26. | Đ/c Chịt-ta-phông Ắc-khả-vông | Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Hợp tác, Bộ Khoa học và Công nghệ. |
27. | Đ/c Viêng-xay Đa-la-xẻn | Phó Chánh Văn phòng Ủy ban biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao. |
28. | Đ/c Thả-von U-đôm-xỉn | Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Bộ Giáo dục và Thể thao. |
29. | Đ/c Ts. Vông-phả-chăn Vi-lay-hỏm | Phó Vụ trưởng Vụ Công tác sinh viên, Bộ Giáo dục và Thể thao. |
30. | Nữ Đ/c Chăn-xúc Phôm-ma-văn | Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Ngân hàng nhà nước Lào. |
31. | Nữ Đ/c Khăm-pheng Xỉm-ma-son | Tham tán Kinh tế -Thương mại, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam. |
32. | Đ/c Ăm-pha-văn Kuổng-ma-ni-văn | Tham tán Giáo dục - Văn hóa, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam. |
33. | Đ/c Phon-xay In-tha-vông | Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hủa Phăn. |
34. | Đ/c Ts. May-đi Khăm-phục-đuông-kẹo | Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Xiêng Khoảng. |
35. | Đ/c Xing-hả Xing-xa-vẳn | Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Hợp tác Lào-Việt Nam. |
36. | Đ/c Phô-khổng Thệp-kay-sỏn | Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Hợp tác Lào-Việt Nam. |
37. | Đ/c Đao-von Vông-òn-chăn | Thư ký Phó Thủ tướng. |
38. | Đ/c Sổm-phăn | Trưởng phòng Hợp tác Lào-Việt Nam, Cục Kế hoạch và Hợp tác, Bộ Nông - Lâm nghiệp. |
39. | Đ/c Xu-li-kăn Chom-xỉ-pa-sợt | Trưởng phòng, Văn phòng Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam. |
40. | Đ/c Chôm Khả-thum-phôm | Trưởng phòng, Văn phòng Chính phủ. |
41. | Nữ Đ/c Viêng-phệt Vông-mun-ty | Phó Trưởng phòng, Vụ Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính. |
42. | Đ/c A-lếch-vi-lay Xúc-chả-lơn | Phó Trưởng phòng, Ban Đối ngoại trung ương Đảng. |
43. | Nữ Đ/c Lắt-ta-na Xỉ-hả-lát | Phó Trưởng phòng, Vụ Châu Á 2, Bộ Ngoại giao. |
44. | Nữ Đ/c Đuông-ma-ny Xỉ-la-xa | Phó Trưởng phòng, Văn phòng Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam. |
45. | Đ/c Thăn-va-xay Phôn-xê-na | Phó Trưởng phòng, Văn phòng Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam. |
46. | Đ/c Xỉ-xổm-phon Khăm-pha-vông | Chuyên viên Văn phòng Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam. |
47. | Đ/c Xỉ-xa-mút Kẹo-xay-nha | Chuyên viên Vụ Chính sách ngoại thương, Bộ Công thương. |
48. | Đ/c Chăn-pa-xít U-na-phôm | Chuyên viên Văn phòng Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam. |
49. | Nữ Đ/c Phon-ma-ny Vi-phông-xay | Chuyên viên Văn phòng Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam. |
50. | Nữ Đ/c Xu-văn-ny Hương-khăm-xen | Chuyên viên Văn phòng Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam. |
51. | Nữ Đ/c Xa-ku-la Ma-la-loi | Chuyên viên Văn phòng Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam. |
52. | Đ/c Kông-chay Chít-ta-vông | Chuyên viên Văn phòng Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam. |
53. | Nữ Đ/c Ma-ny-nút Khên-na-vông | Chuyên viên Văn phòng Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam. |
54. | Đ/c Xổm-xai Xẻn-lít-thi | Chuyên viên Văn phòng Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam. |
[1] Trong 5 năm hai bên trao đổi 1.803 đoàn; 11 tháng đầu năm 2015 hai bên trao đổi khoảng 308 đoàn, tiêu biểu là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (trong tháng 3 và tháng 5); Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh (10-12/4); Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải (06-09/4); Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Dathotu tham dự Đại hội đồng IPU-132 và thăm chính thức song phương (29/3-02/4); Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Bun-nhăng Vo-la-chít tham gia kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.Hồ Chí Minh (28/4-02/5)
[2] Từ năm 2011 - 2015, hai bên tìm kiếm, cất bốc và hồi hương được 2.271 bộ hài cốt liệt sỹ.
[3] 17,3 tỷ đồng.
- 1Thông báo 36/2013/TB-VPCP hiệu lực của Hiệp định về hợp tác lao động giữa Việt Nam - Lào
- 2Thông báo 38/2015/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam - Lào
- 3Thông báo 61/2015/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định thương mại biên giới giữa Việt Nam - Lào
- 4Nghị quyết 101/2019/QH14 năm 2019 về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
- 1Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005
- 2Thông báo 36/2013/TB-VPCP hiệu lực của Hiệp định về hợp tác lao động giữa Việt Nam - Lào
- 3Thông báo 38/2015/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam - Lào
- 4Thông báo 61/2015/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định thương mại biên giới giữa Việt Nam - Lào
- 5Nghị quyết 101/2019/QH14 năm 2019 về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
Thông báo 28/2016/TB-LPQT hiệu lực của Biên bản kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương giữa Việt Nam - Lào
- Số hiệu: 28/2016/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 27/12/2015
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Chí Dũng, Khăm-Phới Kẹo-Kin-Na-Ly
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 377 đến số 378
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra