CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 71 | Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 1945 |
VỀ TRÍCH LỤC SẮC LỆNH SỐ 71 NGÀY 22 THÁNG 05 NĂM 1946 ẤN ĐỊNH QUY TẮC QUÂN ĐỘI QUÔC GIA CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
- Chiểu Sắc lệnh số 33 ngày 22-3-1946 tổ chức quân đội Quốc gia Việt Nam;
- Chiểu lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
- Xét cần phải chỉnh đốn quân đội Quốc gia và định rõ qui tắc tổ chức,
- Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp,
RA SẮC LỆNH:
Điều thứ 2. Quân đội Quốc gia, về ngành Lục quân chỉnh đốn theo bản qui tắc định sau Sắc lệnh này.
| Hồ Chí Minh (Đã ký)
|
QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VIỆT NAM
(Sắc lệnh số 71 ngày 22 tháng 5 năm 1946)
Sự biên chế bộ đội căn cứ vào nhiều điều kiện, cách điều động các đơn vị, số võ khí và cách điều khiển các võ khí, những dụng cụ và cách giao thông vận tải ở mỗi địa phương, v.v...
Biên chế quân đội sẽ dần dần tuỳ theo những điều kiện kể trên mà tổ chức theo những đơn vị sau đây:
- Tiểu đội trưởng 1
- Tiểu đội phó 1
- Bắn súng máy 1
- Nạp đạn 1
- Tiếp đạn 3
- Xung phong 4
- Phòng lưu đạn 1
-------
12
Nếu thiếu súng máy thì dùng súng trường.
- 3 tiểu đội chiến đấu: 12 x 3 = 36
- Trung đội trưởng 1
- Trung đội phó 1
- Chính trị viên 1
- Quan sát 1
- Thông tin 1
- Phòng lưu trương 1
---------
42
1/- 3 trung đội chiến đấu: 42 x 3 = 126
2/- Một đại đội bộ (52 người) gồm có:
a) Ban chỉ huy
Đại đội trưởng 1
Đại đội phó 1
Chính trị viên 1
Trưởng ban quản trị 1
b) Ban quản trị
1/- Tiểu ban thông tin
Bí thư 1
Thư ký 3
Thông tin 2
Thông hiệu (kèn) 3
2/ Tiểu ban quản lý
Quản lý quân lương 1
Quản lý quân trang quân giới 1
Giữ kho 6
Thợ cắt tóc 1
Thợ giày 2
Thợ máy 1
Nấu bếp 8
Giữ ngựa (10 ngựa, 8 xe) 10
Giám mã 1
c) Ban quân y
Y tá 1
Cứu thương 5
Tải thương (lao công) 2
-------
52
---------
178
1/- 3 đại đội: 178 x 3 534
2/- Một tiểu đoàn bộ (100 người) gồm có:
a) Ban chỉ huy:
Tiểu đoàn trưởng 1
Tiểu đoàn phó 1
Chính trị viên 1
b) Ban quản trị
Trưởng ban quản trị 1
1/ Tiểu ban thông tin quan sát:
Trưởng ban 1
Đội điện thoại 7
Đội vô tuyến điện 4
Đội thông hiệu:
kèn 3
phóng hoả pháo 2
phất cờ 8
Quan sát hoạ đồ 4
Tiểu đội trinh sát 12
2/ Văn phòng
Bí thư 1
Thư ký 2
Thông tin 2
3/ Tiểu ban quản lý
Quản lý quân lương 1
Quản lý quân trang quân giới 1
Giữ kho 6
Nấu bếp 6
Thợ giấy và thợ da 2
Thợ rèn và đóng móng ngựa 3
Giữa ngựa (12 ngựa, 8 xe) 12
Giám mã trưởng 1
Tài xế (3 xe) 6
Giám xa 1
c) Ban quân y
Y sĩ 1
Y tá 2
Cứu thương 4
Tải thương (lao công) 4
----------
100
3/ Một trung đội công binh 42
------
676
Trung đoàn: 2.289 người cộng với các đơn vị trợ chiến
1/ 3 tiểu đoàn: 676 x 3 = 2.028
2/ Một trung đoàn bộ (219 người) gồm có:
a) Ban chỉ huy:
Trung đoàn trưởng 1
Trung đoàn phó 1
Chính trị viên 1
b) Ban quản trị:
Trưởng ban quản trị 1
1/ Tiểu ban thông tin và tình báo
Trưởng ban tình báo 1
Phó ban 1
Điện thoại 22
Vô tuyến điện 19
Thông tin (1 mô tô) 4
Quan sát hoạ đồ 4
2/ Văn phòng
Bí thư 1
Thư ký 6
Thông tin 3
Ấn loát 3
3/ Tiểu ban quản lý
Quân lương 20
Quân trang (có 1 xưởng nhỏ) 20
Quân giới (có 1 xưởng nhỏ) 10
4/ Tiểu ban vận tải
Giữ ngựa (12 ngựa, 10 xe) 12
Giám mã 1
Tài xế (8 xe) 16
Giám xa 1
Thợ chữa xe 6
5/ Tiểu ban âm nhạc
1 trung đội 42
(lúc ra trận thì làm tải thương)
c) Ban quân y
Y sĩ 1
Thư ký 1
Thông tin 2
Y tá 2
Dược tá 1
Cứu thương và hồng thập tự 10
Tải thương lao công 4
Thú y sĩ 1
Thú y tá 1
----------
219
3/- Một trung đội công binh 42
--------
2.289
Đại đoàn: 7.115 người cộng với các đơn vị trợ chiến
1/ Ba trung đoàn: 2.289 x 3 = 6.867
2/ Một đại đoàn bộ 70
3/ Một đại đội cận vệ 178
------
7.115
Đại đoàn bộ gồm có:
1. Phòng chỉ huy
Đại đoàn trưởng 1
Đại đoàn phó 1
Chính trị viên 1
Bí thư kiêm thông ngôn 1
Thư ký 1
Thông tin 1
2. Văn phòng
Thư ký trưởng 1
Thư ký 3
Thông tin 1
3. Phòng tham mưu
Tham mưu trưởng 1
Thư ký 1
Thông tin 1
Tổ tác chiến (hoạ đồ kế hoạch) 4
Tổ tình báo 5
Tổ thông tin 3
Tổ quân huấn 3
Tổ nhân sự 3
Tổ quân pháp 2
4. Phòng chính trị
Phòng trưởng 1
Thư ký và người giúp việc 6
5. Phòng quân nhu
Phòng trưởng 1
Quân lương 2
Quân trang 2
Quân giới 2
6. Phòng giao thông vận tải
Phòng trưởng 1
Phòng phó 1
Thư ký 1
Thông tin 1
Giao thông vận tải
(tài xế và thợ máy) 10
7. Phòng công binh
Phòng trưởng 1
Thư ký 1
Thông tin 1
Người giúp việc (lao công) 2
8. Phòng quân y
Phòng trưởng (Y sĩ) 1
Thư ký 1
Thông tin 1
------
70
Tuỳ theo địa thế và kế hoạch binh bị, mỗi sư đoàn gồm có hai hoặc ba đại đoàn và các lực lượng khác như pháo binh, chiến xa, không quân v.v... Mỗi liên đoàn gồm có hai hoặc ba sư đoàn và mỗi tập đoàn gồm có hai hoặc ba liên đoàn.
Các đơn vị như súng máy, súng cối, súng đại bác, điện thoại, vô tuyến điện, chiến xa, v.v... tuỳ theo sự như cần ở mỗi địa phương mà ghép với các đơn vị khác để chiến đấu.
Ghép vào đơn vị nào thì thuộc quyền điều khiển của người chỉ huy đơn vị ấy, trừ những trường hợp đặc biệt có chỉ thị riêng.
- Tiểu đội trưởng 1
- Tiểu đội phó 1
- Quan sát 1
- Thông tin 1
- Trưởng súng 2
- Bắn súng 2
- Nạp đạn 2
- Tiếp đạn 4
- Chữa súng 1
- Giữ ngựa ( 11 ngựa: 2 chở súng, 6 đạn, 3 đồ phụ tùng và vật liệu) 11
- Giám mã 1
-------
27
- Tiểu đội trưởng 1
- Tiểu đội phó 1
- Nhằm súng 1
- Nạp đạn 1
- Tiếp đạn 2
- Giữ ngựa (6 ngựa chở súng đạn và vật liệu) 6
- Giám mã 1
-------
13
- Tiểu đội trưởng 1
- Tiểu đội phó 1
- Nhằm súng 1
- Nạp đạn 1
- Tiếp đạn 2
- Giữ ngựa (10 ngựa chở súng đạn và vật liệu) 10
- Giám mã 1
- Quan sát 1
- Thông tin 1
------
19
- Tiểu đội trưởng 1
- Tiểu đội phó 1
- Bắn súng 1
- Nạp đạn 1
- Tiếp đạn 4
- Giữ ngựa (2 ngựa kéo súng, 1 kéo xe chở đạn và 1 chở vật liệu) 4
- Giám mã 1
------
13
- Tiểu đội trưởng 1
- Tiểu đội phó 1
- Bắn súng 1
- Nạp đạn 1
- Tiếp đạn 4
- Giữ ngựa (1 ngựa kéo súng, 1 kéo xe chở đạn, 1 chở vật liệu và 1 dự bị ) 4
- Giám mã 1
------
13
- Trung đội trưởng 1
- Trung đội phó 1
- Chính trị viên 1
- Nhằm súng 1
- Bắn súng 1
- Nạp đạn 1
- Tiếp đạn 3
- Phụ việc 1
- Giữ lừa hoặc ngựa (nếu có lừa thì súng có thể tháo ra từng bộ phận chở lên lưng lừa, nếu chỉ có ngựa thì súng phải cho 2 hoặc 3 con ngựa kéo đi) 12
- Hạ sĩ giám mã 1
- Dự bị 4
- Một tiểu đội vệ binh 12
------
39
- Trung đội trưởng 1
- Trung đội phó 1
- Chính trị viên 1
- Nhằm súng 1
- Bắn súng 1
- Nạp đạn 1
- Tiếp đạn 3
- Phụ việc 2
- Giữ lừa hoặc ngựa (nếu có lừa thì súng có thể tháo ra từng bộ phận chở lên lưng lừa; nếu chỉ có ngựa thì súng phải cho 2 hoặc 3 ngựa kéo đi) 14
- Hạ sĩ giám mã 1
- Dự bị 4
- Một tiểu đội vệ binh 12
-----
42
- Trung đội trưởng 1 1 mô tô thùng
- Thám thính 1
- Thông tin 2 2 mô tô đơn
- Tiếp viện (chở xẻng, cuốc, vật liệu) ... 1 1 mô tô thùng
Tiểu đội nhất:
Tiểu đội trưởng 1 1 mô tô đơn
Thám thính 6 3 mô tô thùng
(2 xe có súng Tiểu đội phó 1 liên thanh)
Thám thính 1 1 mô tô thùng
Tiểu đội nhì:
Tiểu đội trưởng 1 1 mô tô đơn
Thám thính 6 3 mô tô thùng
(2 xe có súng Tiểu đội phó 1 liên thanh)
Thám thính 1 1 mô tô thùng
---------------------
23 người 4 mô tô đơn 10 mô tô thùng
Nếu có các đơn vị trợ chiến kể trên thì sẽ ghép vào các bộ đội như sau này:
- Đại đội: 1 tiểu đội súng cối 60 ly (điều thứ 11) và
1 tiểu đội súng liên thanh hạng nặng (điều thứ 10)
- Tiểu đoàn: 1 tiểu đội súng cối 81 ly (điều thứ 12)
1 tiểu đội đại bác 25 ly (điều thứ 13)
hoặc 37 ly (điều thứ 14)
và 1 tiểu đội súng liên thanh hạng nặng (điều thứ 10)
- Trung đoàn: 1 tiểu đội súng liên thanh hạng nặng (điều thứ 10)
2 tiểu đội súng cối 81 ly (điều thứ 12)
3 tiểu đội đại bác 25 ly hoặc 37ly
(điều thứ 13 hoặc 14)
1 trung đội đại bác
Tất cả các quân nhân tại ngũ hoặc sẽ tuyển mộ về sau đều phải tình nguyện đầu quân trong một hạn 3 năm.
(Về phần những người hiện tại ngũ thì hạn ấy kể lùi vào từ ngày (?????) nhập vào quân đội). Xong hạn ấy có thể tình nguyện tái đăng tái đăng từng hạn năm, đến 40 tuổi thì về nghỉ.
Đến 40 tuổi, nếu đã lên bậc tá, thì có thể giữ lại đến (??) tuổi.
Đến 50 tuổi, nếu đã lên bậc tướng thì có thể giữ lại đến (??) tuổi là hết hạn.
Tuổi: từ 18 đến 30. Những người hiện đang tại ngũ hoặc là (??) binh sĩ thì hạn tuổi kể cho đến 40.
Sức khoẻ: phải được thầy thuốc trong quân đội xét nhận.
Trình đội văn hoá: phải biết đọc và viết chữ quốc ngữ.
Quân nhân về bậc binh và sĩ hiện tại ngũ, thì được miễn điều kiện về trình độ văn hoá, nhưng phải khám lại sức khoẻ và phải được trung đoàn trưởng chứng nhận hạnh kiểm tốt.
Mỗi lúc tái đăng, phải khám lại sức khoẻ và phải do người chỉ huy cấp trên xét định về hạnh kiểm và công vụ; nếu không đủ tư cách thì không được đăng lại.
Điều thứ 21. Cấp bậc lúc tái đăng
Quân nhân nào được đăng lại thì giữ cấp bậc đã có từ trước mặc dầu đã thoái ngũ trong một thời gian, rồi đăng lại.
Quân nhân nào lúc trước ở trong bộ độ Pháp hoặc ngoài (??) nếu nay đăng nhập quân đội Quốc Gia thì sẽ xét tuỳ theo năng lực giao chức vụ và đính cấp bậc.
Ở mỗi tỉnh lỵ đặt một sổ mộ binh, sổ ấy sẽ liên lạc với các ban hành chính để sắp đặt các việc tuyển binh và lưu trữ các sổ (?) thuộc căn cước lý lịch quân đội.
Hiện nay sổ ấy giao cho cơ quan chỉ huy cấp quân sự ở mỗi tỉnh phụ trách tổ chức. Các giấy tờ sổ sách sẽ do Bộ Quốc phòng cấp phát.
Mỗi quân nhân có tên ghi ở sổ cái của sổ mộ binh ở tỉnh ?? quân, lại có một sổ lý lịch để ở bộ đội, một số nhỏ dùng khi thoái ??? một thẻ căn cước tuỳ thân, và một thẻ đeo tay lúc ra trận.
Chi tiết sẽ do ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nghị định.
CẤP BẬC THĂNG GIÁNG VÀ THUYÊN CHUYỂN
Các cấp bậc, quân phục, phụ cấp, đã ấn định trong Sắc lệnh số 33 ngày 22-3-1946. Nay thêm các nguyên tắc như sau:
Chính trị viên cũng theo cấp bậc như các cấp chỉ huy quân sự, nhưng trong một đơn vị không được đặt một chính trị viên cao cấp hơn người chỉ huy quân sự.
Điều thứ 26. Cấp bậc nhân viên quân y
Các nhân viên quân y có cấp bậc như sau này:
1- Cứu thương: từ binh nhất đến thượng sĩ
2- Y tá, dược tá, thú-y tá: từ trung sĩ đến thiếu uý
3- Hồng thập tự: từ binh nhất đến thiếu uý
4- Y sĩ: từ trung uý đến trung tướng
5- Dược sĩ và thú y sĩ: từ trung uý đến thiếu tướng.
Điều thứ 27. Cấp bậc các quân nhân thuộc các ngành chuyên môn và sĩ quan liên lạc
Quân nhân thuộc các ngành chuyên môn như vô tuyến điện, âm nhạc, xưởng súng đạn, các xưởng máy đều có cấp bậc trong quân đội và có thể lên đến cấp đại tá.
Các kỹ sư có cấp bậc từ Trung uý đến Trung tướng, như các y sĩ.
Các sĩ quan liên lạc với quân đội ngoại quốc cũng có những cấp bậc trong quân đội, nhưng cấp ấy chỉ có giá trị trong thời gian làm nhiệm vụ liên lạc.
(Đã ấn định trong Điều thứ 3 Sắc lệnh số 33 ngày 22-3-1946)
Riêng về ngành quân y thì theo qui tắc sau này:
1- Cứu thương, y tá, dược tá, thú y tá, hống thập tự, bậc binh và sĩ sẽ do quyết nghị của các y sĩ trưởng phòng quân y ở đại đoàn; bậc uý sẽ do nghị định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2- Y sĩ, dược sĩ và thú y sĩ, bậc uý và tá sẽ do nghị định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, bậc tướng sẽ do sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ.
Việc đề nghị cho thăng cấp sẽ theo thứ tự từ cấp chỉ huy trực tiếp đến cấp có quyền quyết nghị.
Mỗi khi xét cho thăng cấp thì phải xét về năng lực, về tư cách. Bậc sĩ lên bậc uý phải khảo hạch theo một chương trinh riêng do ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng định.
Lệ thường thì phải trải qua những thời hạn tối thiểu định như sau này:
- Lên cấp hạ sĩ phải 6 tháng ở bậc binh
Trung sĩ 1 năm hạ sĩ
Chuẩn uý 1 năm thượng sĩ
Thiếu uý 6 tháng chuẩn uý
Trung uý 2 năm thiếu uý
Đại uý 2 năm trung uý
Thiếu tá 2 năm đại uý
Trung tá 2 năm thiếu tá
Đại tá 2 năm trung tá
Thiếu tướng 3 năm đại tá
Trung tướng 3 năm thiếu tướng
Đại tướng 3 năm trung tướng
Nhưng trong những trường hợp đặc biệt hoặc đối với những người có công trạng thì không theo lệ ấy.
Mặc dầu thế nào, lâu nhất là 6 năm thì cũng được thăng cấp.
Cứ lên cấp binh nhất là xét thưởng về sự tận tuỵ trong công việc và có năng lực về quân sự.
Lên cấp binh nhất không cần thời hạn.
Cấp binh nhất không phải là cấp chỉ huy.
Trừ những trường hợp đặc biệt, mỗi năm có hai kỳ thẩm sát cho thăng cấp. Mỗi khi được thăng cấp sẽ kể là được thăng từ mồng một tháng giêng hoặc mồng một tháng bẩy dương lịch.
Một tháng trước mỗi kỳ hạn ấy các giấy tờ đề nghị về việc thăng cấp sẽ phải gửi đến cấp chỉ huy có quyền quyết nghị.
Việc thuyên chuyển quân nhân từ một đơn vị này sang đơn vị khác phải do cấp chỉ huy chung hai đơn vị ấy quyết định.
Kỷ luật là sức mạnh cốt yếu của quân đội. Mục đích là giữ vững tình đoàn kết không những giữa các quân nhân, mà lại giữa quân đội và nhân dân, cốt để nâng cao tinh thần chiến đấu của đoàn thể dân tộc Việt Nam.
Kỷ luật của quân đội phải là kỷ luật thép, nghĩa là các điều lệ có tính cách rất nghiêm khắc, cương quyết bắt buộc: Những kỷ luật ấy phải là kỷ luật tự giác, nghĩa là mọi người đều phải hiểu rõ, phải nhận thức sự cần thiết của những điều lệ kỷ luật rồi tự mình bắt buộc mình thi hành một cách triệt để.
Điều thứ 35. Phục tùng mệnh lệnh
Mỗi khi vì một việc công, hoặc một việc ích lợi chung, bất cứ ở đâu, một người cấp trên truyền lệnh làm gì thì những người cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh, tuân hành không do dự, không chỉ trích, không tỏ vẻ than oán. Người cấp trên chịu trách nhiệm về mệnh lệnh của mình. Người cấp dưới muốn kêu nài hoặc chỉ trích, phải chờ lúc khác sẽ thảo luận.
Trừ khi có lệnh riêng, giao quyền rõ ràng, và trừ trường hợp định trong điều thứ 37 khoản 3 sau đây, còn thường lệ thì nếu người chỉ huy chính thứ vắng mặt hoặc bị nạn, hoặc vì một lẽ gì không thể chỉ huy được, thì quyền chỉ huy thuộc về người nào cao cấp nhất trong những người còn lại; nếu có nhiều người ngang cấp nhau thì quyền chỉ huy thuộc về người đã lên cấp ấy trước nhất.
Nếu hai người cùng thụ cấp ấy một ngày, thì quyền chỉ huy thuộc về người nào tại ngũ thâm niên hơn.
Trong trường hợp không có người nào thuộc cấp chỉ huy, thì đội viên nào can đảm hoặc đặc thiệp hơn cả đứng ra cầm quyền chỉ huy.
Mỗi khi nhiều đơn vị hợp tác để thi hành một nhiệm vụ chung thì quyền chỉ huy thuộc người nào cao cấp hơn hết, hoặc ngang cấp nhau thì kể hạn thâm niên theo lệ trên này.
Chính trị viên ở mỗi đơn vị có trách nhiệm giúp người chỉ huy đơn vị ấy bàn định mọi việc nhưng không trực tiếp chỉ huy và không chịu trách nhiệm về quân sự; nhưng về những việc có tính cách chính trị thì cấp chỉ huy phải thoả thuận với chính trị viên.
Về phương diện vật chất, văn hoá, kỷ luật chính trị viên có nhiệm vụ giải thích cho quân đội và nhân dân, để thi hành mệnh lệnh của các cấp chỉ huy, nâng cao tinh thần của bộ đội, và gây tình đoàn kết giữa bộ đội và quốc dân.
Nếu người đội trưởng vắng, thì người phó lên thay, và chính trị viên giúp đỡ người đội phó để thi hành công việc đã quyết nghị. Nếu thiếu cả trưởng và phó, thì chính trị viên có thể lâm thời cử người đứng ra chỉ huy, hoặc nếu cần thì tự mình chỉ huy, nhưng theo nguyên tắc nếu ai chỉ huy thì người ấy chịu trách nhiệm.
Những người quản đốc các ngành chuyên môn (vô tuyên điện, quân y, xưởng máy...) chịu hoàn toàn trách nhiệm về công việc chuyên môn của mình về việc điều khiển các nhân viên thuộc quyền mình và việc dùng các khí cụ và vật liệu.
Những người chỉ huy quân sự không xâm phạm vào quyền hạn của người chuyên môn ghép vào làm việc ở bộ đội mình, nhưng nếu xét thấy người chuyên môn ấy làm việc sơ suất có hại đến quyền lợi chung thì cấp chỉ huy quân sự có quyền phê bình, đề nghị lên cấp trên (quân sự và chuyên môn) để giám sát và khiển phạt; nếu cần, người chỉ huy quân sự bắt đình việc và lập tức báo cáo lên thượng cấp xét xử.
Về phương diện kỷ luật nhà binh, người chuyên môn ghép vào bộ đội nào thì thuộc quyền kiểm soát của người chỉ huy bộ đội ấy. Nếu một người chuyên môn phạm lỗi, sự khiển phạt khi nào cũng do người chỉ huy về quân sự hội cùng người cấp trên về ngành chuyên môn xét.
Nếu phạm vào kỷ luật chuyên môn thì do người chỉ huy chuyên môn xét.
Việc giao dịch về phương diện chuyên môn, những mệnh lệnh của các cấp chỉ huy chuyên môn hoặc những báo cáo của các cấp dưới sẽ theo hệ thống dọc mà chuyển đạt, nhưng khi nào cũng có chuyển tường với cấp chỉ huy quân sự biết.
Trong lúc làm việc, nếu ngành chuyên môn cần việc gì thì bộ đội hết sức giúp đó.
Các cấp chỉ huy tuỳ theo trường hợp phải thường triệu tập khai hội để thảo luật về công việc và kỷ luật.
Trong lúc thảo luận mọi người đều có quyền tự do phát triển ý kiến.
Quân nhân tất cả các cấp coi nhau như anh em.
Trong khi làm công vụ không ai xưng hô "mày", "tao", mặc dầu là ngang hàng với nhau. Quân nhân cấp dưới gọi cấp trên bằng ông hoặc anh tuỳ trường hợp. Quân nhân cấp trên gọi cấp dưới bằng anh.
Lúc thưa trình với người chỉ huy của mình thì dùng chức vụ mà gọi "thưa tiểu đội trưởng, thưa trung đoàn trưởng ..."
Quân nhân tự xưng là "tôi".
Để biểu thị tinh thần kỷ luật chung, quân nhân phải tỏ lòng tôn kính các cấp trên trong lời nói và trong cử chỉ, bất cứ ở nơi nào và lúc nào.
Đối với các cấp trên tương đương trong quân đội ngoại quốc, quân nhân Việt Nam cũng phải tỏ thái độ kính.
Các cách thưởng kể sau này: cho nghỉ phép, cấp giấy khen, cho thăng cấp, tuyên dương công trạng, thưởng huy chương.
Việc nghỉ phép có những loại sau này:
1- Phép đêm
2- Phép ngày
3- Phép đặc biệt từ 3 đến 7 ngày
4- Phép hàng năm: 15 ngày
5- Phép dài hạn: một tháng
Việc nghỉ phép không khi nào được coi như là một quyền sở hữu. Lúc công vụ cần thiết, thì dù có phép cũng không được hưởng. Vả lại tổng số người nghỉ phép và người đâu yếu không chiến đấu được không bao giờ quá một phần ba số quân nhân trong đồn trại.
Trong lúc nghỉ phép, nếu bị phạt thì việc phạt ấy phải thi hành ngay ở đồn trại nơi nghỉ phép.
Quân nhân nào có công đặc biệt thì được giấy khen. Các cấp chỉ huy từ trung đoàn trưởng trở lên mới có quyền cấp giấy khen. Giấy ấy chép vào lý lịch và thông tư cho trong trung đoàn biết.
Nếu giấy khen là do Đại đoàn trưởng, Sư đoàn trưởng v.v... cấp cho, thì thông tư cho trong đại đoàn, sư đoàn v.v... đều biết.
Có ban thứ huy chương:
1- "Huy chương quân công bậc nhất" để thưởng hoặc truy tặng những người có chiến công đặc biệt hoặc tử trận trong những trường hợp vô cùng anh dũng.
2- "Huy chương quân công bậc nhì" để thưởng hoặc truy tặng những người đã quả cảm chiến đấu, đã lập được công trạng, hoặc bị thương, hoặc tử trận trong những trường hợp anh dũng.
3- "Huy chương quân công bậc ba" để thưởng những người đã can đảm làm trọn nhiệm vụ, làm lợi cho quân đội mình, hoặc làm tổn thương quân địch.
Huy chương quân công bậc nhất do Chủ tịch Chính phủ cấp bậc nhì và bậc ba do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp.
Những người cấp trên, bất cứ ở đâu hoặc thuộc bộ đội nào, đều có nhiệm vụ, cảnh cáo hoặc khiển phạt những người cấp dưới nhầm lỗi, cốt để duy trì kỷ luật.
Mỗi khi phạt một quân nhân nào thì tức khắc tuyên phạt cho phạm nhân biết. Sự phạt ấy thi hành ngay và báo cáo lên cấp trên biết xét nên tăng giảm hoặc nên xoá bỏ thế nào, và để thông tư cho trong (?) đội biết. nhưng nếu có điều gì oan khuất, thì sau khi bắt đầu chịu phạt, phạm nhân được phép khiếu nại.
Nếu không thể giảm phạt được thì cấp chỉ huy đã nghi phạt phải trình sự khiếu nại ấy lên cấp trên.
Nếu bị phạt theo những mục 6, 7, 8 ở Điều thứ 51 sau này về trọng tội thi sự khiển phạt sẽ ghi vào sổ lý lịch.
Những tội kể sau này và những tội tương tư thuộc về thường tội:
a/ Mặc binh phục không được chỉnh tề;
b/ Chậm trễ khi tập hợp, khi điểm danh, khi vào phép;
c/ Cẩu thả trong việc giữ gìn võ khí và quân phục;
d/ Đánh mất quần áo, đồ đạc của nhà binh giao cho;
e/ Trể nải công tác, lười biếng hoặc cẩu thả, hoặc do dự trong khi thừa hành chức vụ;
f/ Lạm đeo phù cấp (có thể liệt vào trong tội tuỳ theo trường hợp);
g/ Lầm lỗi hoặc phạm vào luật vi cảnh;
h/ Dối trá để tránh tội lỗi hoặc trách nhiệm;
i/ Vô ý tiết lộ những điều cần giữ kín trong công vụ (có thể liệt vào trong tội, tuỳ theo trường hợp);
j/ Nhu nhược đối với người dưới, tàn bạo, chửi mắng thô tục hoặc dụng tâm bất công;
k/ Làm giảm danh dự và thể thống của bộ đội (cử chỉ lố lăng, say rượu, hút thuốc phiện, cờ bạc, đào đĩ, cử chỉ có hai đến nền luân lý v.v...)
l/ Hỗn xược với cấp trên.
Những tội kể sau này và những tội tương tự thuộc về trọng tội:
a/ Vì cẩu thả trong công vụ mà để xẩy ra sự gì thiệt hại đến nhân dân hoặc bộ đội;
b/ Đánh mất súng đạn giao cho (có thể liệt vào thường tội tuỳ theo trường hợp), hoặc bán quần áo súng đạn.
c/ Trộm cắp lừa đảo, cờ bạc, hút thuốc phiện;
d/ Giả mạo giấy tờ;
e/ Kháng lệnh, hành hung cấp trên;
f/ Đảo ngũ, đầu hàng địch quân;
h/ Tự rút lui trước quân địch không có cớ chính đáng;
i/ Tự phá huỷ cơ quan hoặc võ khí không có chỉ thị của cấp trên hoặc không phải trong trường hợp bất đắc dĩ;
j/ Xâm phạm vào tài sản và tính mệnh nhân dân, hiếp dâm;
k/ Lạm quyền uy hiếp các cơ quan hoặc nhân viên trong các ngành khác của Chính phủ;
l/ Tuyên truyền để chia rẽ bộ đội;
m/ Phá hoại việc quốc phòng;
n/ Thông với quân địch.
Điều thứ 51. Những cách trừng phạt thường tội gồm có:
1- Phê bình hoặc cảnh cáo trước bộ đội
2- Phê bình hoặc cảnh cáo trước các nhân viên chỉ huy ngang cấp
3- Bắt làm những công việc nặng nhọc
4- Phạt không cho ra ngoài chơi trong những giờ hoặc ngày nghỉ
(từ 1 ngày đến 12 ngày)
5- Cảnh cáo bằng giấy của ban chỉ huy
6- Phạt giảm riêng một chỗ trong bộ đội (từ 1 ngày đến 20 ngày)
7- Giáng một cấp
8- Khai trừ.
Quyền hạn quyết định trừng phạt của các cấp bậc như sau này:
1- Bậc sĩ được quyết định từ khoản 1 đến khoản 4. Riêng về khoản 4 cấp hạ sĩ có quyền phạt đến 2 ngày, cấp trung sĩ có quyền phạt đến 4 ngày và cấp thượng sĩ đến 6 ngày.
2- Bậc uý được quyết định từ khoản 1 đến khoản 6.
Riêng về khoản 4, cấp chuẩn uý và thiếu uý có quyền phạt đến
8 ngày, cấp trung uý 10 ngày và cấp đại uý 12 ngày.
Riêng về khoản 6 cấp chuẩn uý và thiếu uý có quyền phạt đến
4 ngày, cấp trung uý 6 ngày, cấp đại uý 8 ngày.
3- Bậc tá và tướng được quyết định từ khoản 1 đến khoản 8. Riêng về khoản 6, cấp thiếu tá được phạt đến 12 ngày, trung tá đến 14 ngày, đại tá đến 16 ngày, cấp tướng đến 20 ngày.
Khoản 7 và 8 là quyền riêng của các cấp có quyền định cấp bậc.
Nếu người phạm lỗi thuộc quyền chủ huy của người hoặc không thuộc một đại đội, thì chỉ có thể phạt bằng (?) lệ phạt định trên này; và nếu xét phạt ấy chưa xứng với tội phạm, thì báo cáo cho đại đội Trưởng hoặc những cấp chỉ huy ấy xét.
Điều thứ 54. Những cách trừng phạt trọng tội gồm có:
(?) Phạt tù có kỳ hạn, giam trong những nhà lao thương; khổ sai hoặc xử tử.
Quyền hạn quyết định trừng phạt những trọng tội thuộc toà án binh. Chi tiết tổ chức các toà án binh sẽ do một Sắc lệnh sau ấn định.
Khi đã có lệnh của ban chỉ huy đem truy tố trước Toà án binh thì bất cứ ở cấp nào cũng đều phải tạm giam, hoặc ở trong bộ đội, hoặc ở nhà lao thương.
Còn việc tức cấp bậc, huy chương, thì chỉ có thể thi hành sau khi tuyên án hẳn.
Mục đích nghi lễ là để biểu dương kỷ luật danh dự và vẻ uy nghi của nhà binh.
Các nghi lễ quân đội kể sau này:
- Lễ chào quốc kỳ
- Lễ duyệt binh
- Lễ tuyên dương công trạng và thưởng huy chương
- Lễ tang.
Lễ chào quốc kỳ
Mỗi ngày, sáng và chiều, hoặc khi có dịp long trọng quân đội làm lễ chào cờ để nêu cao tinh thần quốc gia và để tưởng nhớ lại công nghiệp của các bậc tiền bối đã hy sinh vì Tổ quốc.
Lễ duyệt binh tổ chức vào những ngày đại lễ hoặc những ngày quốc lễ.
Lễ tuyên dương công trạng hoặc thưởng huy chương tổ chức để tặng giải vinh dự các quân nhân được thưởng.
Tang lễ dùng để tỏ lòng thương tiếc đối với các quân nhân từ trần.
Chi tiết tổ chức các lễ trên đây sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nghị định.
- 1Luật Quốc phòng 2005
- 2Sắc lệnh số 111/SL về việc các ông thụ cấp thiếu tướng kể từ ngày 1-1-1948: Hoàng Văn Thái, Nguyễn Sơn, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 3Sắc lệnh số 112/SL về việc cử ông Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Hiến Mai, thụ cấp thiếu tướng kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1948 do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 4Sắc lệnh số 139/SL về việc cổ động dân chúng ủng hộ và nhận các tặng phẩm để cấp dưỡng cho bộ đội do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 5Sắc lệnh số 14/SL về việc đổi tên Bộ tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân Việt nam là Bộ tổng tư lệnh quân đội quốc gia và dân quân Việt nam do Chủ tịch nước ban hành
- 6Sắc lệnh số 19/SL về việc cử ông Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh nam bộ do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà ban hành
- 7Sắc lệnh số 054/SL về việc đặt Huân chương "Quân giải phóng Việt nam", Huân chương "Chiến thắng" và Huy chương "Quân giải phóng Việt nam", Huy chương "Chiến thắng" do Chủ tịch nước ban hành
- 1Luật Quốc phòng 2005
- 2Sắc lệnh số 33 về việc ấn định các cấp bậc, quân phục, phù hiệu cho lục quân toàn quốc do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 3Sắc lệnh số 111/SL về việc các ông thụ cấp thiếu tướng kể từ ngày 1-1-1948: Hoàng Văn Thái, Nguyễn Sơn, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 4Sắc lệnh số 112/SL về việc cử ông Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Hiến Mai, thụ cấp thiếu tướng kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1948 do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 5Sắc lệnh số 139/SL về việc cổ động dân chúng ủng hộ và nhận các tặng phẩm để cấp dưỡng cho bộ đội do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 6Sắc lệnh số 14/SL về việc đổi tên Bộ tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân Việt nam là Bộ tổng tư lệnh quân đội quốc gia và dân quân Việt nam do Chủ tịch nước ban hành
- 7Sắc lệnh số 19/SL về việc cử ông Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh nam bộ do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà ban hành
- 8Sắc lệnh số 054/SL về việc đặt Huân chương "Quân giải phóng Việt nam", Huân chương "Chiến thắng" và Huy chương "Quân giải phóng Việt nam", Huy chương "Chiến thắng" do Chủ tịch nước ban hành
Sắc lệnh số 71 về việc trích lục Sắc lệnh số 71 ngày 22 tháng 5 năm 1946 ấn định quy tắc quân đội quốc gia do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 71
- Loại văn bản: Sắc lệnh
- Ngày ban hành: 22/05/1946
- Nơi ban hành: Chủ tịch nước
- Người ký: Hồ Chí Minh
- Ngày công báo: 24/08/1946
- Số công báo: Số 34
- Ngày hiệu lực: 06/06/1946
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định