CHÍNH PHỦ LÂM THỜI | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 33 | Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 1946 |
SẮC LỆNH
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Xét rằng việc minh định các cấp bậc, quân phục, phù hiệu, cấp hiệu là điều kiện tối cần để tổ chức quân đội,
CẤP BẬC
Tiểu đội có Tiểu đội trưởng chỉ huy I - Hàng đội Trung đội có Trung đội trưởng chỉ huy.
Đại đội có Đại đội trưởng chỉ huy
Tiểu đoàn có Tiểu đoàn trưởng chỉ huy
Trung đoàn có Trung đoàn trưởng chỉ huy II- Hàng đoàn Đại đoàn có Đại đoàn trưởng chỉ huy
Sư đoàn có Sư đoàn trưởng chỉ huy
Liên đoàn có Liên đoàn trưởng chỉ huy
Tập đoàn có Tập đoàn trưởng chỉ huy
Chi tiết tổ chức sẽ do một sắc lệnh định rõ sau.
Điều thứ 3. Các cấp bậc trong lục quân gồm có:
Bậc Cấp
I- Binh (2 cấp) Binh nhì
Binh nhất
II- Sĩ (3 cấp) Hạ sĩ
Trung sĩ
Thượng sĩ
Người sắp được bậc Uý gọi là Chuẩn uý
III- Uý (3 cấp) Thiếu uý
Trung uý
Đại uý
IV- Tá (3 cấp) Thiếu tá
Trung tá
Đại tá
V- Tướng (3 cấp) T Thiếu tướng
Trung tướng
Đại tướng
Điều thứ 5. Nhiệm vụ chỉ huỷ sẽ cắt đặt theo nguyên tắc sau này:
I- Tiểu đội Tiểu đội trưởng: Trung sĩ
Tiểu đội phó: Hạ sĩ
II- Trung đội Trung đội trưởng: Thiếu uý hoặc chuẩn uý
Trung đội phó: Thượng sĩ hoặc chuẩn uý
III- Đại đội Đại đội trưởng: Đại uý
Đại đội phó: Trung uý
IV- Tiểu đoàn Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá
Tiểu đoàn phó: Đại uý
V- Trung đoàn Trung đoàn trưởng: Trung tá
Trung đoàn phó: Thiếu tá
VI- Đại đoàn Đại đoàn trưởng: Đại tá
Đại đoàn phó: Trung tá
VII- Sư đoàn Sư đoàn trưởng: Thiếu tướng
Sư đoàn phó: Đại tá
VIII- Liên đoàn Liên đoàn trưởng: Trung tướng
Liên đoàn phó: Thiếu tướng
IX- Tập đoàn Tập đoàn trưởng: Đại tướng
Tập đoàn phó: Trung tướng
Những khi thiếu người cấp trên thì có thể dùng người cấp dưới có năng lực thay vào được.
QUÂN PHỤC
Điều thứ 7. Quân phục định như sau này:
Mũ: bằng kaki mầu vàng kiểu chào mào. Trời nắng sẽ đội hẳn mũ bọc kaki vàng.
Áo: kaki màu vàng, dài tay, hai túi ngực, có hai cầu vai.
Quần: kaki màu vàng, dài chân, hai túi hai bên, hai túi sau, thắt lưng nhỏ trong, dải da ngoài.
Nịt chân: bằng vải ba nút.
Giày: có cổ hoặc không.
PHÙ HIỆU, CẤP HIỆU, DẤU HIỆU
Bậc binh: mầu quốc kỳ
Bậc sĩ: thêm vành bạc
Bậc uý (kể cả chuẩn uý) và tá: thêm vành vàng tròn
Bậc tướng: vành vàng thay bằng hai cành tùng vàng buộc vào nhau ở phía dưới.
Điều thứ 10. Cấp hiệu thì bậc binh, sĩ và chuẩn uý đeo ở cánh tay áo bên trái, bậc uý, tá, tướng đeo ở hai cầu vai. Cấp hiệu khác nhau như sau này:
Bậc Cấp Cấp hiệu
I- Binh: Binh nhì không có
Binh nhất (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
Hạ sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
II- Sĩ Trung sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
Thượng sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
Chuẩn uý (biểu tượng) vàng trên nền đỏ
Thiếu uý 1 lon vàng trên nền đỏ
III- Uý Trung uý 2 lon vàng trên nền đỏ
Đại uý 3 lon vàng trên nền đỏ
Thiếu tá 1 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
IV- Tá Trung tá 2 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
Đại tá 3 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
Thiếu tướng 1 sao vàng trên nền đỏ
V- Tướng Trung tướng 2 sao vàng trên nền đỏ
Đại tướng 3 sao vàng trên nền đỏ
CHÍNH TRỊ VIÊN
| Hồ Chí Minh (Đã ký) |
Sắc lệnh số 33 về việc ấn định các cấp bậc, quân phục, phù hiệu cho lục quân toàn quốc do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 33
- Loại văn bản: Sắc lệnh
- Ngày ban hành: 22/03/1946
- Nơi ban hành: Chủ tịch nước
- Người ký: Hồ Chí Minh
- Ngày công báo: 30/03/1946
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 22/03/1946
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định