Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: 79-CT | Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 1986 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 79-CT NGÀY 31-3-1986
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Xét tờ trình số 108-CV/UB ngày 7-3-1983 về việc đề nghị xây dựng hải đảo Cát Bà thành Vườn Quốc gia, Tờ trình số 20-TT/UB ngày 24-9-1984 về việc đề nghị phê duyệt đề án quy hoạch Vườn Quốc gia Cát Bà và văn bản số 378- CV/UB ngày 14-6-1985 về việc điều chỉnh lại ranh giới, quy mô Vườn Quốc gia Cát Bà của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng, văn bản số 328- ĐTCB ngày 18-3-1983 về việc xin chủ trương thành lập Vườn Quốc gia Cát Bà của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước và đề nghị số 1950-HĐXD ngày 20-12-1985 của Hội đồng cấp Nhà nước về xét duyệt đề án quy hoạch Vườn Quốc gia Cát Bà,
Vườn Quốc gia Cát Bà nằm trên khu vực có toạ độ địa lý từ 20 độ 43,50,, đến 20 độ 51,29,, độ vĩ bắc và 106 độ 58,20,, đến 107 độ 10,05,, độ kinh đông theo ranh giới:
Phía Nam, Tây nam và Tây: từ phía Nam của đảo Đầu Bê theo hướng Tây đến cửa Hòn Cát Dứa, vòng đến cửa áng Vẹm, qua Đồng Tép, nối với đỉnh khoăn Đá Lát, theo đường phân thuỷ của dãy núi chạy dọc theo ranh giới các xã Trân Châu, Xuân Đảm, Hiền Hào đến đỉnh dốc Eo Bùa, điểm cao 311, đỉnh 275 rồi đổ xuống khoăn Cao, sau đó kéo lên đỉnh 289, đỉnh Cao Vọng (322) ở phía Bắc của đảo.
Phía Bắc, Đông bắc và Đông: từ đỉnh Cao Vọng chạy dọc dãy núi phía bắc nối với đường tàu, rồi theo phía đông bắc của đảo đến cửa Vạn, vòng ra ôm lấy đảo Đầu Bê ở phía đông đảo Cát Bà.
Ngoài ranh giới trên còn có một số khu bảo vệ như áng Thẳm, Bù Lâu và một số bãi tắm Cát Dứa, Cát Cò, Dương Gianh.
Tổng diện tích được khoanh để xây dựng Vườn Quốc gia là 15.200 hécta, trong đó diện tích rừng núi là 9.800 hécta, diện tích mặt nước là 5.400 hécta.
1. Bổ nhiệm Giám đốc và quy định chức năng, nhiệm vụ của Vườn Quốc gia Cát Bà; xác lập quan hệ phối hợp giữa Giám đốc Vườn Quốc gia với các cấp chính quyền, quân đội và các cơ quan quản lý Nhà nước.
2. Chỉ đạo Vườn Quốc gia Cát Bà thành lập các trạm bảo vệ; xây dựng quy chế và nội quy bảo về Vườn Quốc gia trình Bộ Lâm nghiệp và Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước xét duyệt; chỉ đạo triển khai các công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái và môi trường sống ở Cát Bà một cách có hiệu lực.
Trước mắt, cần tiến hành ngay một số công việc sau đây:
- Giải thể lâm trường Cát Bà trực thuộc huyện Cát Hải; tổ chức lại đời sống dân cư vùng phụ cận, chuyển bớt một số dân ra khỏi khu vực Vườn Quốc gia Cát Bà; chấm dứt tình trạng săn bắn chim thú và khai thác tài nguyên bừa bãi như hiện nay.
- Tổ chức công tác chuẩn bị đầu tư, lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật các công trình cụ thể của Vườn Quốc gia Cát Bà và các công trình liên quan trên cơ sở nguồn vốn tự có của địa phương và ngân sách do Trung ương cấp; thực hiện những việc tiếp theo sau khi luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã được duyệt.
1. Bộ Lâm nghiệp cùng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Bộ Tài chính có trách nhiệm xét duyệt các luận chứng kinh tế - kỹ thuật và cân đối vốn đầu tư cho Vườn Quốc gia Cát Bà do Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng dự thảo.
2. Bộ Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ và kỹ thuật thực hiện quy hoạch xây dựng và bảo vệ Vườn Quốc gia Cát Bà.
3. Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước chỉ đạo việc xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học cho từng giai đoạn phát triển của Vườn Quốc gia Cát Bà; chú trọng các chương trình nghiên cứu về sinh thái ven biển và quan tâm đến các chương trình giáo dục kiến thức bảo vệ môi trường.
4. Bộ Quốc phòng hướng dẫn Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng tiến hành quy hoạch cụ thể các vị trí bố phòng và đóng quân, xây dựng quy chế bảo vệ Vườn Quốc gia Cát Bà đáp ứng yêu cầu của 2 nhiệm vụ phòng thủ đất nước và bảo vệ thiên nhiên.
5. Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng nghiên cứu để ban hành quy chế phòng gian bảo mật trong công tác bảo vệ, nghiên cứu và tham quan du lịch của Vườn Quốc gia Cát Bà.
6. Bộ Thuỷ sản phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng xác định các vùng bảo vệ hải sản quý và các loài hải sản đặc biệt cần bảo vệ trong phạm vi Vườn Quốc gia Cát Bà; hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, tham gia nghiên cứu các chuyên đề về hải sản.
7. Bộ Văn hoá và Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam cùng thành phố Hải phòng nghiên cứu quy hoạch xếp hạng các cảnh quan, di chỉ văn hoá, lịch sử trong Vườn Quốc gia Cát Bà, xác lập quy chế quản lý và chỉ đạo theo ngành.
8. Tổng cục Du lịch phối hợp và giúp Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng quy hoạch và xác định các điểm du lịch và dịch vụ trên phạm vi của Vườn Quốc gia Cát Bà nhằm khai thác có hiệu quả nhất về phục vụ tham quan du lịch và các mục đích kinh tế, xã hội.
| Tố Hữu (Đã ký) |
Quyết định 79-CT năm 1986 về việc thành lập Vườn Quốc gia Cát Bà do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 79-CT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/03/1986
- Nơi ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Tố Hữu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra