Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP VƯỜN QUỐC GIA PHIA OẮC - PHIA ĐÉN HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng trên cơ sở chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
1. Tên gọi: Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén.
2. Tổng diện tích tự nhiên: 10.593,5 ha thuộc địa bàn 05 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng: xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc.
Tọa độ địa lý:
+ Từ 22°31'44" đến 22°39'41" vĩ độ Bắc;
+ Từ 105°49'53" đến 105°56'24" kinh độ Đông.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ:
- Mục tiêu
+ Bảo tồn các hệ sinh thái đặc trưng, đa dạng sinh học; trong đó, đặc biệt là bảo tồn 90 loài thực vật và 58 loài động vật quý, hiếm.
+ Bảo tồn các giá trị văn hóa, danh lam thắng cảnh, môi trường sinh thái thông qua các chương trình, dự án,
+ Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng để nâng cao chất lượng và độ che phủ của rừng từ 84% năm 2016 lên 95% vào năm 2030, tạo không gian sống cho các loài động, thực vật.
+ Cung ứng các dịch vụ môi trường rừng, đảm bảo an ninh môi trường; phòng hộ đầu nguồn.
+ Huy động các nguồn lực cho công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, tăng nguồn thu dựa trên nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng gắn với trách nhiệm của người sử dụng lợi ích từ các hệ sinh thái rừng.
- Nhiệm vụ
+ Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, đồng thời khoanh nuôi phục hồi, làm giàu rừng tự nhiên, gây ươm các loài cây bản địa, đặc hữu quý hiếm để trồng rừng mới, nâng cao độ che phủ và đảm bảo an ninh môi trường.
+ Nâng cao khả năng phòng hộ của rừng về giữ nước, hạn chế xói mòn, lũ lụt, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân vùng hạ lưu.
+ Thực hiện chính sách về dịch vụ môi trường, tổ chức nghiên cứu khoa học về bảo tồn, tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
+ Tổ chức các hoạt động quản lý bảo vệ, bảo tồn và phát triển các nguồn gien quý, hiếm; cứu hộ động vật hoang dã; nghiên cứu khoa học; đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
+ Khai thác các tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái, cảnh quan, dịch vụ môi trường và các giá trị đa dạng sinh học để tăng nguồn thu cho Vườn quốc gia, góp phần phát triển kinh tế xã hội trong vùng.
4. Các phân khu chức năng:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 4.035,5 ha, tại Tiểu khu 338, 352 xã Thành Công; Tiểu khu 333, 334 xã Quang Thành; Tiểu khu 327, 337 xã Phan Thanh; Tiểu khu 321, 322 thị trấn Tĩnh Túc.
Chức năng, nhiệm vụ: Bảo vệ nghiêm ngặt hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới núi trung bình; hệ sinh thái rừng lùn hay còn gọi là “rừng rêu” kiểu rừng của khí hậu ôn đới đặc trưng của miền Bắc Việt Nam; các loài đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm.
- Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích 6.417,1 ha, tại Tiểu khu 337A, 338, 345, 352, 353, 355 xã Thành Công; Tiểu khu 328, 329, 333, 334 xã Quang Thành; Tiểu khu 327, 337 xã Phan Thanh; Tiểu khu 344, 347 xã Hưng Đạo và Tiểu khu 321, 322 thị trấn Tĩnh Túc.
Chức năng, nhiệm vụ: Bảo vệ cảnh quan tự nhiên, tài nguyên rừng và các giá trị đa dạng sinh học; phục hồi các hệ sinh thái bằng diễn thế tự nhiên; phục vụ các mục đích nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.
- Phân khu dịch vụ hành chính: Diện tích 140,9 ha, tại Tiểu khu 338, 345 xã Thành Công và Tiểu khu 333 xã Quang Thành.
Chức năng, nhiệm vụ: Đảm bảo các hoạt động về quản lý hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các mục tiêu, mục đích bảo tồn đa dạng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học như: Trụ sở làm việc, Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, vườn ươm, Trung tâm cứu hộ, Vườn thực vật.
5. Vùng đệm Vườn quốc gia: Diện tích 8.276,1 ha, trên địa bàn 42 thôn thuộc 6 xã và 01 thị trấn (xã Phan Thanh, Thành Công, Quang Thành, Hưng Đạo, Vũ Nông, Thể Dục và thị trấn Tĩnh Túc), huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
6. Các chương trình hoạt động chủ yếu của Vườn quốc gia:
- Chương trình bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học;
- Chương trình phục hồi sinh thái rừng;
- Chương trình nghiên cứu khoa học, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
- Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ bảo tồn;
- Chương trình phát triển du lịch và giáo dục môi trường;
- Chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng:
- Trực tiếp quản lý Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén;
- Chỉ đạo việc lập các dự án đầu tư xây dựng và phát triển Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén; dự án đầu tư xây dựng và phát triển vùng đệm Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén và các dự án khác có liên quan, thẩm định, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 79-CT năm 1986 về việc thành lập Vườn Quốc gia Cát Bà do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Quyết định 8-CT năm 1992 về việc thành lập và phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật Vườn Quốc gia Cát Tiên do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 1377/QĐ-TTg năm 2015 về thành lập Vườn quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn tại tỉnh Hà Giang do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 4521/VPCP-QHQT năm 2018 về làm việc với Hiệp hội nghiên cứu hang động của Anh (BCRA) do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Quyết định 79-CT năm 1986 về việc thành lập Vườn Quốc gia Cát Bà do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 8-CT năm 1992 về việc thành lập và phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật Vườn Quốc gia Cát Tiên do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5Luật đa dạng sinh học 2008
- 6Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- 7Quyết định 1976/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1377/QĐ-TTg năm 2015 về thành lập Vườn quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn tại tỉnh Hà Giang do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 4521/VPCP-QHQT năm 2018 về làm việc với Hiệp hội nghiên cứu hang động của Anh (BCRA) do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2018 về thành lập Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 57/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/01/2018
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Trịnh Đình Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra