- 1Quyết định 36/2011/QĐ-UBND Quy định về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Luật hợp tác xã 2012
- 3Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy định khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015 do Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 04/2016/QĐ-UBND Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020
- 6Luật Quy hoạch 2017
- 7Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ cho cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng công tác tại Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020
- 8Quyết định 1819/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 10/2017/NQ-HĐND về Quy định khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020
- 10Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 11Quyết định 3907/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Quyết định 01/QĐ-BCĐTW năm 2018 về Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 do Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 ban hành
- 13Quyết định 1589/QĐ-UBND năm 2019 về Chương trình Phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 14Quyết định 4545/QĐ-UBND năm 2018 về danh mục sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
- 15Quyết định 1292/QĐ-UBND năm 2020 về Bộ tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Thành phố Hồ Chí Minh
- 16Quyết định 385/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
- 17Quyết định 1804/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Công văn 1100/BNN-VPĐP về tiếp tục thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trong năm 2021 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 19Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND về kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 10/2017/NQ-HĐND Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020
- 1Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 622/QĐ-TTg năm 2017 Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 490/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Quyết định 681/QĐ-TTg năm 2019 về Lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1048/QĐ-TTg năm 2019 về Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Kết luận 54-KL/TW năm 2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10Nghị quyết 100/2019/QH14 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
- 11Quyết định 357/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch triển khai Kết luận 54-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 781/QĐ-TTg năm 2020 sửa đổi Phụ lục Quyết định 1048/QĐ-TTg về Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Nghị quyết 129/2020/QH14 năm 2020 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021 do Quốc hội ban hành
- 14Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 do Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 255/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Thông báo 132/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tình hình thực hiện nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các khó khăn, vướng mắc và nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 139/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp và sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1943/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 6 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;
Căn cứ Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp và sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1139/TTr-SNN ngày 20 tháng 5 năm 2022 về ban hành Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 (đính kèm Đề án).
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố) chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các đơn vị liên quan để triển khai, tổ chức thực hiện tốt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025. Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Giao Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm để các đơn vị triển khai thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.
3. Giao các Sở ban ngành liên quan phối hợp triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố, Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm Quyết định số 1943/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) được bắt nguồn từ những năm đầu thập niên 70 tại Nhật Bản, Chương trình đã được hình thành với mục tiêu phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh, liên kết sản xuất và gia tăng giá trị. Sau khi Chương trình được thực hiện thành công ở Nhật Bản, đến nay có trên 40 quốc gia trên thế giới đã áp dụng Chương trình này.
Từ hiệu quả triển khai của các nước trên thế giới, ngày 07 tháng 5 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 (gọi tắt là Chương trình OCOP), với mục tiêu: “Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn”.
Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg nêu trên của Thủ tướng Chính phủ, ngày 28 tháng 01 năm 2019 Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 385/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, theo đó, xác định rõ những sản phẩm cần tập trung phát triển, gồm: phát triển 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố: rau; hoa cây cảnh; bò sữa; heo; tôm nước lợ; cá cảnh; phát triển 06 sản phẩm thuộc 06 làng nghề truyền thống: làng nghề đan đát Thái Mỹ, làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, làng nghề mành trúc Tân Thông Hội (huyện Củ Chi), làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn), làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), làng nghề muối Lý Nhơn (huyện Cần Giờ); phát triển 04 sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng của huyện ngoại thành Thành phố: khô cá dứa một nắng Cần Giờ; khô cá đù một nắng Cần Giờ; khô cá sặc một nắng Củ Chi; tổ yến Cần Giờ; và phát triển 01 sản phẩm nông nghiệp mang đậm nét vùng miền của huyện Cần Giờ: sản phẩm xoài (Long Hòa - Cần Giờ). Xác định các sản phẩm này là những sản phẩm OCOP của Thành phố.
Thực hiện phát triển sản phẩm OCOP theo Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố, các giải pháp hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ vốn tín dụng phát triển sản xuất, hỗ trợ liên kết phát triển sản phẩm; hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố đã được triển khai, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập hộ dân vùng nông thôn. Cuối năm 2019, thu nhập của người dân vùng nông thôn 63,096 triệu đồng/người/năm tăng 58,85% so với năm 2015 và tăng 172,32% so với năm 2010. Khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng thu hẹp qua các năm: năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn Thành phố bằng 55,5% so với thu nhập khu vực thành thị; đến năm 2010 là 66,6%, năm 2016 là 71,9%, năm 2019 là 72,57%.
Chương trình OCOP đã được Thủ tướng Chính phủ xác định là một trong những giải pháp quan trọng không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho các xã, huyện xây dựng nông thôn mới, mà còn là giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cho tất cả các tỉnh Thành phố, chương trình cần phải được triển khai thường xuyên liên tục và nhân rộng. Vì vậy, việc tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025 là cần thiết. Cụ thể:
- Tên Đề án: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố).
- Phạm vi thực hiện của Đề án:
Phạm vi về không gian: Đề án Chương trình OCOP được triển khai trên toàn Thành phố.
Phạm vi về thời gian: Đề án Chương trình OCOP được triển khai thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025.
- Đối tượng thực hiện:
Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch có thể bao gồm các Hiệp hội, Trung tâm điều hành hoặc tổ chức tương đương.
Sản phẩm: Sản phẩm tham gia Đề án Chương trình OCOP là các sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ, bao gồm: Sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc địa phương, mang đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương, đặc biệt, là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề nông thôn, dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa của từng địa phương; Sản phẩm dịch vụ là các dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, dựa trên các lợi thế, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan và văn hóa vùng miền của mỗi địa phương.
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020; Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2018 - 2020 về ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020.
Ngày 28 tháng 01 năm 2019, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 385/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 với định hướng: tập trung phát triển 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố: rau; hoa cây cảnh; bò sữa; heo; tôm nước lợ; cá cảnh; phát triển 06 sản phẩm thuộc 06 làng nghề truyền thống: làng nghề đan đát Thái Mỹ, làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, làng nghề mành trúc Tân Thông Hội (huyện Củ Chi), làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn), làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), làng nghề muối Lý Nhơn huyện Cần Giờ); phát triển 04 sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng của huyện ngoại thành Thành phố: khô cá dứa một nắng Cần Giờ; khô cá đù một nắng Cần Giờ; khô cá sặc một nắng Củ Chi; tổ yến Cần Giờ và phát triển 01 sản phẩm nông nghiệp mang đậm nét vùng miền của huyện Cần Giờ: sản phẩm xoài (Long Hòa - Cần Giờ).
Về tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020: Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2020 về Bộ tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 2918/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2020 về việc thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020.
Về tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2021: ngày 10 tháng 02 năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1100/BNN-VPĐP về việc tiếp tục thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trong năm 2021, theo đó chỉ đạo: Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020 và xây dựng Dự thảo Đề án Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025 (dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt ngay sau khi chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội XV thông qua và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của Chương trình). Đề nghị tiếp tục chủ động cân đối để bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực huy động hợp pháp khác ngoài ngân sách để thực hiện Chương trình OCOP trong năm 2021 theo các cơ chế, chính sách và quy định hiện hành cho đến khi Đề án Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vì vậy, về tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP trong năm 2021 được thực hiện theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm và Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo của Thành ủy về Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố cũng đã ban hành Công văn số 2512-CV/BCĐCTUVCTXDNTM ngày 02 tháng 7 năm 2020, Công văn số 1292-CV/BCĐCTUVCTXDNTM ngày 18 tháng 8 năm 2020, Công văn số 2367-CV/BCĐCTUVCTXDNTM ngày 15 tháng 10 năm 2020 và Công văn số 476-CV/BCĐCTUVCTXDNTM ngày 24 tháng 3 năm 2021 về lựa chọn sản phẩm và tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn Thành phố, trong đó, đề nghị: Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới 05 huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ khẩn trương Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2020 đi vào thực chất và hiệu quả; mỗi huyện rà soát, lựa chọn điểm từ 01 - 03 sản phẩm đặc trưng của địa phương, tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm trong năm 2020, trường hợp sản phẩm đạt từ 03 sao trở lên hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng cấp Thành phố để tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp Thành phố.
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH OCOP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Tình hình phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố
Ngày 28 tháng 01 năm 2019, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 385/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng: thực hiện Đề án Chương trình OCOP theo hướng tập trung phát triển 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố, gồm: Rau; hoa cây cảnh; bò sữa; heo; tôm nước lợ; cá cảnh.
1.1. Tiêu chí lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 15 tháng 10 năm 2018, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 4545/QĐ-UBND về danh mục nhóm sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp Thành phố, theo đó, Thành phố đã xác định 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực cần phát triển, gồm: rau, hoa kiểng, bò sữa, heo, tôm nước lợ và cá kiểng. Sản phẩm được xác định là sản phẩm nông nghiệp chủ lực khi đáp ứng 6/6 tiêu chí sau đây:
Tiêu chí 1: Chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của Thành phố và có xu hướng phát triển ổn định.
Tiêu chí 2: Sản phẩm phù hợp với Điều kiện sinh thái, truyền thống và kinh nghiệm sản xuất trên địa bàn Thành phố và có khả năng cạnh tranh phát triển.
Tiêu chí 3: Có khả năng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, tạo sản phẩm đạt năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiêu chí 4: Sản phẩm có tiềm năng mở rộng thị trường sản xuất giống cung cấp cho Thành phố và các tỉnh; có điều kiện tham gia các chuỗi liên kết và cung ứng, sơ chế, đóng gói, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu.
Tiêu chí 5: Có lợi nhuận, giá trị tăng cao.
Tiêu chí 6: Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định.
1.2. Tình hình phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
a) Rau
Tổng diện tích canh tác rau trên địa bàn Thành phố là 3.517ha; trong đó: diện tích rau tập trung ở các huyện Củ Chi 2.004 ha, huyện Bình Chánh 639ha, huyện Hóc Môn 430ha. Đến nay, đã triển khai mô hình truy xuất nguồn gốc rau quả cho 07 Hợp tác xã, 01 Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp (HTX Phước An, Phú Lộc, Mai Hoa, Ngã Ba Giồng, Phước Bình, Nhuận Đức, Nấm Việt và Liên tổ rau an toàn Tân Trung). Sản lượng rau quả dán tem truy xuất nguồn gốc tăng từ 04 tấn/ngày trong năm 2016 (chiếm 25,6% tổng sản lượng/ngày) lên khoảng 21 tấn/ngày trong năm 2020 (chiếm 62% tổng sản lượng/ngày) và được bày bán trên 50 điểm bán tại các hệ thống siêu thị Saigon Co.op, Vinmart, siêu thị Big C, siêu thị Lotte và siêu thị AEON... Tổng số cơ sở đã được chứng nhận VietGAP (TCVN 11892-1:2017) còn hạn trên địa bàn Thành phố là 546 cơ sở tương đương 897ha diện tích canh tác, tương đương 6.326,1ha diện tích gieo trồng, sản lượng ước tính 142.890 tấn/năm. Tính lũy tiến đến nay, đã chứng nhận VietGAP cho 1.640 tổ chức, cá nhân, với tổng diện tích canh tác là 2.135ha, tương đương 15.270ha diện tích gieo trồng, sản lượng ước đạt 262.000 tấn/năm. Ước năm 2020, diện tích gieo trồng đạt 21.000ha, tăng 2,4% so cùng kỳ, sản lượng đạt 606.900 tấn, tăng 4,5% so cùng kỳ. Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, diện tích gieo trồng rau tăng 8,4%/năm, sản lượng tăng 9,5%/năm.
b) Hoa, cây kiểng
Giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn Thành phố đã sưu tập, lưu trữ được 273 giống hoa, cây kiểng các loại bao gồm: 47 giống hoa nền các loại như cúc Pico, hoa đồng tiền, hồng tezza; 102 giống kiểng lá; 25 giống lan Dendrobium; 07 giống lan rừng; 83 giống hoa hồng gồm cả thân gỗ, thân leo và thân bụi; 02 giống mai vàng và 14 giống sứ. Đồng thời, tiếp tục duy trì, bảo dưỡng vườn sưu tập hoa, lá kiểng; duy trì giống bằng phương pháp lưu nguồn mẫu in vitro; tạo cơ sở dữ liệu bằng file điện tử lưu trữ nguồn gốc, mô tả đặc điểm nông sinh học và hình ảnh các giống hoa, cây kiểng. Tổng diện tích hoa, cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 đạt 1.027,5ha, tăng 0,2% so cùng kỳ. Trong đó: có khoảng 332.094 chậu mai vàng và 564.458 cây mai thành phẩm, tăng 39,5% so cùng kỳ; 4,7 triệu chậu lan; 6,7 triệu cành lan cắt cành, tăng 1,3% so cùng kỳ; 6,1 triệu chậu hoa nền các loại; 1,8 triệu chậu bon sai, kiểng các loại.
Giá trị sản lượng hoa cây kiểng Tết đạt 1.661 tỷ đồng, tăng 0,3% so với cùng kỳ; trong đó mai vàng ước đạt 362,33 tỷ đồng, tăng 50,8% so với cùng kỳ; hoa lan đạt 215,4 tỷ đồng, lan chậu tăng 5,6%, lan cắt cành tăng 7% so với cùng kỳ; hoa nền đạt 135 tỷ đồng; bonsai và kiểng các loại đạt 973,4 tỷ đồng.
Tổng số điểm tổ chức Hội hoa Xuân và chợ hoa khoảng 166 điểm (bao gồm các điểm được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt theo Kế hoạch số 5041/KH-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2019 về Hội hoa xuân và Chợ hoa tết Canh Tý năm 2020; trong đó: Cấp quận - huyện tổ chức 163 điểm (với 6.378 lô) tại 21 quận, huyện, cấp Thành phố tổ chức 3 điểm tại Công viên 23/9, Công viên Gia Định, Công viên Lê Văn Tám (với 1.800 lô).
Ước năm 2020, diện tích hoa, cây kiểng đạt 2.510 ha, tăng 1,4% so cùng kỳ; trong đó, mai 680 ha (bằng cùng kỳ)1, lan 375 ha (tăng 5,3% so với cùng kỳ), hoa nền 865 ha (tăng 1,8% so với cùng kỳ), kiểng bon sai 590 ha (bằng cùng kỳ). Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, diện tích hoa, cây kiểng tăng 3,6%/năm; trong đó, mai tăng 5,5%/năm, lan tăng 3,9%/năm, hoa nền tăng 3,2%/năm, kiểng, bon sai tăng 2,2%/năm.
Xuất khẩu 11.000 cây kim ngân, kim ngạch xuất khẩu 13.200 USD trong năm 2020.
c) Bò sữa
Tổng đàn năm 2020, đàn bò sữa cái ước đạt 57.202 con, giảm 6,2% so với cùng kỳ; cái vắt sữa 29.000 con, giảm 0,7% so với cùng kỳ. Thành phố có chủ trương giảm đàn bò sữa năng suất thấp sang bò nền lai tạo đàn bò thịt cao sản.
Đối với sản phẩm từ sữa bò, hiện tại có công ty sản xuất, chế biến sữa bò Đông Thạnh ở huyện Củ Chi. Các sản phẩm được chế biến từ sữa bò của công ty hiện nay là: sữa thanh trùng, sữa chua các loại...
Triển khai 89 mô hình có ứng dụng một số tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao được lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu của Thành phố (50 mô hình đệm lót sinh học (10 con/1 mô hình) tại huyện Củ Chi, Bình Chánh, 33 mô hình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa an toàn VietGAHP tăng năng suất chất lượng đảm bảo an toàn dịch bệnh, 06 mô hình chăn nuôi bò thịt lai giống ngoại (phối tinh giống bò BBB).
d) Heo
Tổng đàn năm 2020 ước đạt 140.000 con, giảm 38,4% so cùng kỳ. Sản lượng thịt heo hơi ước đạt 52.000 tấn, tăng 1,8% so cùng kỳ. Thành phố đã ban hành đề án tái cơ cấu chăn nuôi heo; trong đó, khuyến cáo chỉ tái đàn tại các cơ sở, hợp tác xã đảm bảo thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học.
e) Tôm nước lợ
Có 557 cơ sở, hộ dân nuôi tôm nước lợ, với diện tích nuôi 5.946 ha, sản lượng 15.900 tấn. Hiện nay, diện tích nuôi tôm tập trung tại 02 huyện Cần Giờ và Nhà Bè; hiện có 02 hợp tác xã với diện tích nuôi 30 ha; 154 Tổ hợp tác với diện tích nuôi 1.704ha và 401 hộ nuôi với diện tích 4.212ha.
Giá trị sản tôm nước lợ chiếm tỷ trọng 49,2% so với lĩnh vực thủy sản và 10,7% so với ngành; tổng số diện tích nuôi tôm nước lợ có ứng dụng công nghệ cao chỉ chiếm 15% tổng diện tích nuôi tôm (910/6.047 ha), giá trị sản xuất có ứng dụng công nghệ cao đạt 773 tỷ đồng, chiếm 37% so với tổng giá trị sản xuất nuôi tôm nước lợ.
g) Cá cảnh
Có thị trường tiêu thụ lớn, kể cả xuất khẩu, được nuôi nhiều tại Củ Chi và Bình Chánh. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 01 Hợp tác xã (HTX) và 04 Tổ hợp tác (THT) hoạt động trong lĩnh vực nuôi cá cảnh (HTX Sinh vật cảnh Sài Gòn, huyện Củ Chi có hoạt động chính là nuôi trồng và mua bán cá cảnh, hiện có 50 hộ sản xuất và cung cấp cá cảnh cho HTX. Sản lượng sản xuất bình quân 23 triệu con/năm, doanh thu đạt 84 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 7,2 tỷ đồng, thị trường tiêu thụ chính của HTX là xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Châu Á.
Trong năm 2020, số lượng cá cảnh xuất khẩu đạt 16,41 triệu con, giảm 23,7% so cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu 17,26 triệu USD, tăng 25,7% so cùng kỳ. Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, số lượng cá cảnh xuất khẩu tăng 3,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 7,2%/năm. Thị trường xuất khẩu: Châu Âu (chiếm 54,09%); Châu Á (chiếm 29,18%); Châu Mỹ (chiếm 14,34%).
2. Tình hình phát triển 06 sản phẩm thuộc 06 làng nghề truyền thống của Thành phố
Tại Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng: thực hiện Chương trình OCOP theo hướng phát triển 06 sản phẩm thuộc 06 làng nghề truyền thống: làng nghề đan đát Thái Mỹ, làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, làng nghề mành trúc Tân Thông Hội (huyện Củ Chi), làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn), làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), làng nghề muối Lý Nhơn (huyện Cần Giờ).
Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi): có 07 doanh nghiệp sản xuất bánh tráng xuất khẩu, 59 cơ sở sản xuất bánh tráng máy, 01 HTX làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, 15 hộ sản xuất thủ công, 06 cơ sở thu mua bánh tráng, tổng số lao động tham gia sản xuất thường xuyên trên 3.000 lao động, thu nhập bình quân đạt 06 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông có 02 hình thức sản xuất là tráng bánh thủ công (tráng tay) và tráng máy. Tuy nhiên, loại hình tráng tay chỉ còn để phục vụ mục đích du lịch trải nghiệm, đa số các hộ đã chuyển sang hình thức tráng máy. Hiện nay, làng nghề có các sản phẩm đặc trưng như: bánh tráng dưa hấu, bánh tráng thanh long, bánh tráng khoai lang tím, bánh tráng từ các loại củ, hạt,... Ngoài ra, các doanh nghiệp tại làng nghề còn phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, độc lạ như bún, hủ tiếu mỳ làm từ bột gạo (được pha màu từ nguyên liệu tự nhiên như màu vàng từ nghệ, màu đỏ từ dưa hấu,...); bún, hủ tiếu, mì làm từ khoai lang tím; ống hút thân thiện môi trường làm từ bột gạo;... Một số sản phẩm của các công ty này, có tiềm năng để được đánh giá và gắn sao cho sản phẩm OCOP đạt 5 sao.
Làng nghề đan đát Thái Mỹ (huyện Củ Chi): có 01 cơ sở đan đát (có sản phẩm xuất khẩu đi nước ngoài tuy nhiên là sản phẩm đơn giản), 07 tổ hợp tác và 195 hộ tham gia sản xuất (trong đó, 32 hộ là thành viên của 07 tổ hợp tác), tổng số lao động tham gia sản xuất thường xuyên trên 390 lao động, thu nhập bình quân đạt 04 triệu đồng/người/tháng. Hiện làng nghề đang gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, nguồn nguyên liệu tại chỗ (diện tích trồng trúc tại địa phương đang dần bị thu hẹp, hộ dân phải mua nguyên liệu phục vụ sản xuất từ các tỉnh Long An, An Giang, Tây Ninh,... tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này cũng không ổn định). Hiện nay, làng nghề có các sản phẩm đặc trưng như: nia, tràng, thúng, rổ, rá.
Làng nghề mành trúc Tân Thông Hội (huyện Củ Chi): có 01 cơ sở sản xuất, kinh doanh mành trúc, 110 hộ gia công mành trúc (xỏ trúc), tổng số lao động tham gia sản xuất thường xuyên trên 440 lao động, thu nhập bình quân đạt 1,5-2 triệu đồng/người/tháng (chủ yếu là lao động nữ lớn tuổi nhàn rỗi, kết hợp công việc nội trợ với việc xỏ trúc). Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm mành trúc đang dần thu hẹp, do sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế (sản phẩm bằng nhựa).
Làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn): 20 hộ tham gia sản xuất, tổng số lao động tham gia sản xuất thường xuyên khoảng 20 lao động, thu nhập bình quân đạt 2-2,5 triệu đồng/người/tháng (lao động tham gia sản xuất chủ yếu là người lớn tuổi, nhàn rỗi; phụ nữ nội trợ tham gia sản xuất kiếm thêm thu nhập). Hiện nay, làng nghề có các sản phẩm đặc trưng là giỏ cần xé.
Làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh): có 02 doanh nghiệp, 04 tổ hợp tác, tổng số lao động tham gia sản xuất tại các tổ hợp xã là 124 thành viên, thu nhập bình quân đạt 06 triệu đồng/người/tháng. Làng nghề se nhang có 02 hình thức sản xuất là se nhang bằng máy thủ công (còn rất ít) và sử dụng máy phóng nhang tự động. Đầu ra sản phẩm nhang của làng nghề tương đối ổn định. Tuy nhiên, các hộ se nhang chủ yếu thực hiện gia công theo đơn đặt hàng. Sản phẩm chủ yếu của làng nghề là nhang vòng và nhang cây lớn nhỏ đủ kích cỡ.
Làng nghề muối Lý Nhơn (huyện Cần Giờ): có 480 hộ tham gia sản xuất, năng suất muối bình quân đạt 89 tấn/ha/năm, tổng sản lượng đạt trên 88.000 tấn/năm. Tổng diện tích sản xuất muối của làng nghề 963 ha (100% sản xuất muối theo phương pháp kết tinh trên nền ruộng trải bạt). Hộ dân tại làng nghề chủ yếu sản xuất muối thô, là nguyên liệu phục vụ chế biến thủy sản tại các tỉnh miền tây. Để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm muối, hiện tại Trung tâm khoa học và công nghệ dược Sài gòn (Sapharcen) đang phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ xây dựng và chuyển giao quy trình sản xuất chế phẩm muối thảo dược ngâm chân từ muối Cần Giờ.
3. Tình hình phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc trưng địa phương
Tại Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng: thực hiện Chương trình OCOP theo hướng phát triển 04 sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng của huyện ngoại thành Thành phố: khô cá dứa một nắng Cần Giờ; khô cá đù một nắng Cần Giờ; khô cá sặc một nắng Củ Chi; tổ yến Cần Giờ; và phát triển 01 sản phẩm nông nghiệp mang đậm nét vùng miền của huyện Cần Giờ: sản phẩm xoài (Long Hòa - Cần Giờ).
Sản phẩm khô cá dứa một nắng Cần Giờ; sản phẩm khô cá đù một nắng Cần Giờ: hiện nay, trên địa bàn huyện Cần Giờ có 66 cơ sở chế biến thủy hải sản, với 240 lao động (Cần Thạnh 14 cơ sở, Long Hòa 47 cơ sở, Thạnh An 03 cơ sở, Tam Thôn Hiệp 01 cơ sở, Bình Khánh 01 cơ sở), trong đó, có chế biến sản phẩm khô cá dứa một nắng (chiếm 20% sản lượng sản lượng chế biến). Tình hình hoạt động của các cơ sở này như sau: đăng ký kinh doanh: 38/66 cơ sở đăng ký kinh doanh; khâu sơ chế nguyên liệu: chủ yếu sử dụng dao, kéo, thớt, rổ, thau để sơ chế nguyên liệu; khâu làm khô: Có 02/66 cơ sở sử dụng máy sấy vào quá trình chế biến (cơ sở chế biến Năm Ốm, thị trấn Cần Thạnh và cơ sở Kim Yến, xã Long Hòa), đã đề xuất Sở Khoa học và Công nghệ nhân rộng máy sấy cá dứa cho 02 cơ sở (Tấn Lợi công suất 100kg và Anh Thư 50kg - xã Long Hòa), còn lại thực hiện phương pháp phơi truyền thống trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời; khâu bao gói: các cơ sở đều trang bị máy ép chân không để bao gói sản phẩm; khâu bảo quản: có 02/68 cơ sở sử dụng hệ thống đông lạnh để bảo quản, còn lại sử dụng các tủ đông để bảo quản sản phẩm; quản lý chất lượng sản phẩm: có 17/66 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (chiếm 25,8%), các cơ sở còn lại do thiếu mặt bằng, điều kiện đầu tư nên chưa đăng ký chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hiện nay, huyện Cần Giờ đang đăng ký xây dựng thương hiệu khô cá dứa Cần Giờ. Sản phẩm khô cá dứa Cần Giờ rất được người dân trong Thành phố ưa chuộng, có thời điểm “cung không đủ cầu” nên một số cơ sở trộn lẫn sản phẩm chế biến để kinh doanh, gây nhầm lẫn và gây mất niềm tin của người tiêu dùng.
Sản phẩm tổ yến Cần Giờ: Toàn huyện có 481 nhà nuôi chim yến, trong đó, hiện có 320 nhà nuôi có thu hoạch (tăng 60 nhà). Sản lượng tổ yến thu hoạch trong 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 8,963 tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ, góp phần tăng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp. Trong đó, hiện có 04 hợp tác xã có tham gia hoạt động nuôi yến lấy tổ, thực hiện sơ chế, chế biến, bao gói thành phẩm nước yến, tổ yến chưa qua sơ chế, tổ yến tinh. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có Công ty Yến Quân, nuôi yến, chế biến thành các sản phẩm đặc trưng từ yến và xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm về nghề yến. Các sản phẩm của Công ty có tiềm năng tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP.
Sản phẩm nông nghiệp mang đậm nét vùng miền của huyện Cần Giờ: sản phẩm xoài (Long Hòa - Cần Giờ): hiện xã Long Hòa hiện có 535 hộ trồng, diện tích 235 ha, sản lượng 1.500 tấn/năm. Hiện nay, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã hỗ trợ Hợp tác xã Cần Giờ Tương Lai xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm xoài cát, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu và tổ chức công bố, triển khai sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Cần Giờ cho sản phẩm xoài cát của hợp tác xã.
Thực hiện đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “chuỗi thực phẩm an toàn” được triển khai trên địa bàn Thành phố và các tỉnh, thành có nguồn gốc nông sản, thực phẩm đưa về Thành phố tiêu thụ: Ban Quản lý an toàn thực phẩm Thành phố đã triển khai thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn” cho 62 cơ sở trên địa bàn 05 huyện với tổng sản lượng 35.729 tấn/năm và nước mắm 1.8 triệu lít/năm. Cụ thể: chuỗi sản phẩm thực vật (14 trang trại, cơ sở sản xuất sơ chế, chế biến), chuỗi sản phẩm thủy sản (02 cơ sở nuôi trồng, sơ chế), chuỗi kinh doanh (36 cơ sở, địa điểm kinh doanh).
4. Kết quả triển khai cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm chương trình OCOP
4.1. Hỗ trợ vốn, tín dụng đầu tư phát triển sản phẩm OCOP: Thành phố đã ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất cho chủ đầu tư khi tham gia vay vốn từ tổ chức tín dụng theo để đầu tư phát triển sản phẩm OCOP theo chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tập trung vào phát triển 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố (gồm: rau, hoa kiểng, cá kiểng, bò sữa, heo, tôm nước lợ) và các sản phẩm OCOP mang tính chất đặc trưng vùng miền của Thành phố. Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị được Thành phố ban hành theo Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017, Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 23 tháng 3 năm 2021. Cụ thể: ngân sách Thành phố hỗ trợ 100% lãi suất: đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm thuộc chương trình OCOP của Thành phố. Thời hạn hỗ trợ lãi vay: không vượt quá 05 năm trên một phương án; ngân sách Thành phố hỗ trợ 60 - 80% lãi suất: để đầu tư mua giống, vật tư, nhiên liệu, thức ăn chăn nuôi, trả công cho người lao động phục vụ sản xuất các sản phẩm thuộc chương trình OCOP của Thành phố. Thời hạn hỗ trợ lãi vay: không vượt quá 36 tháng trên một phương án; ngân sách Thành phố hỗ trợ 60% lãi suất: để doanh nghiệp thực hiện ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuộc chương trình OCOP của Thành phố. Thời hạn hỗ trợ lãi vay: không vượt quá 36 tháng trên một phương án. Kết quả thực hiện: tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 (ngày Nghị quyết 10/2017/NQ-HĐND có hiệu lực) đến ngày 20 tháng 9 năm 2021, Ủy ban nhân dân quận - huyện, Thành phố đã phê duyệt các phương án vay vốn đầu tư các sản phẩm OCOP với 1.835 lượt vay, tổng vốn đầu tư 2.126.408 triệu đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 1.290.135 triệu đồng. Bình quân vốn đầu tư/phương án là 1.158 triệu đồng; bình quân vốn vay/phương án là 703 triệu đồng.
4.2. Hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ nâng cao giá trị sản phẩm OCOP: Thông qua việc triển khai các chương trình phát triển cây con trọng điểm của Thành phố (Chương trình phát triển rau an toàn, hoa kiểng, cá cảnh, bò sữa, thủy sản,...), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng phối hợp với địa phương hỗ trợ xây dựng và chuyển giao bình quân 150 mô hình/năm, gồm: mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 02 giai đoạn trong hồ tròn lót bạt HDPE; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn; mô hình trồng rau thủy canh; mô hình trồng hoa lan theo hướng công nghệ cao; mô hình cơ giới hóa trong gieo hạt;... góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm OCOP.
4.3. Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, mà nòng cốt là các hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP: Hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã (HTX): giai đoạn 2019 - 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các quận huyện thực hiện tư vấn vận động thành lập mới 43 HTX, góp phần nâng số lượng HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành nghề nông thôn lên 114 HTX; hỗ trợ thu hút cán bộ có trình độ về làm việc tại HTX: ngày 06 tháng 7 năm 2017, Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ cho cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng công tác tại các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020 (hỗ trợ 1,2 triệu đồng/tháng/cán bộ có trình độ đại học; 0,8 triệu đồng/tháng/cán bộ có trình độ cao đẳng; hỗ trợ tối đa 02 cán bộ/hợp tác xã). Từ ngày 1 tháng 8 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, ngân sách Thành phố đã hỗ trợ 30 lượt cán bộ (26 lượt cán bộ có trình độ đại học, 04 lượt cán bộ có trình độ cao đẳng)/15 lượt hợp tác xã với tổng kinh phí hỗ trợ là 324.400.00 đồng. Riêng trong giai đoạn 2019 - 2020, ngân sách Thành phố đã hỗ trợ 14 lượt cán bộ (12 lượt cán bộ có trình độ đại học, 02 lượt cán bộ có trình độ cao đẳng)/14 lượt hợp tác xã với tổng kinh phí hỗ trợ là 168.000.00 đồng, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 2258/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2020 về Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp, theo đó hỗ trợ tối đa 02 cán bộ/hợp tác xã, mức hỗ trợ bằng mức lương tối thiểu vùng 1 x số tháng được hỗ trợ (4.420.000 đồng/người/tháng). Trong năm 2020, đã hỗ trợ cho 03 cán bộ/02 hợp tác xã (Hợp tác xã Tân Thông Hội và Hợp tác xã Phú Lộc) với tổng kinh phí hỗ trợ là 145.860.000 đồng. Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho HTX nông nghiệp: Ủy ban nhân dân Thành phố Quyết định số 5259/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2012 và Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2015 về chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho các hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ thành lập mới trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2015 - 2020 (hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/hợp tác xã) với 33 HTX được nhận kinh phí hỗ trợ 2.708,24 triệu đồng (bình quân 82,1 triệu đồng/hợp tác xã). Riêng trong giai đoạn 2019 - 2020, đã có 14 hợp tác xã được nhận kinh phí hỗ trợ 1.383,5 triệu đồng.
4.4. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm OCOP (theo Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020): trong giai đoạn 2019 - 2020 đã có 303 doanh nghiệp được thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành nghề nông thôn lên 1.985 doanh nghiệp.
4.5. Hỗ trợ xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm OCOP: giai đoạn 2019 - 2020, bình quân mỗi năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức 146 phiên chợ nông sản tại 14 địa điểm, là những nơi tập trung đông dân cư; với 2.711 lượt đơn vị tham gia; với 3.054 gian hàng. Sản phẩm nông sản tham gia chợ phiên cũng tập trung vào 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố. Ngoài cung cấp hàng hóa đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,... các đơn vị tham gia chợ phiên còn tiến hành ký kết các đơn đặt hàng tiêu thụ sản phẩm. Qua các phiên chợ, các đơn vị đã kết nối tiêu thụ nông sản đạt 146 hợp đồng, biên bản ghi nhớ, đơn đặt hàng với giá trị khoảng 16,83 tỷ đồng/tháng. Để hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ đối với 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, các sở ngành Thành phố còn phối hợp tổ chức Khu trưng bày và tiêu thụ sản phẩm sinh vật cảnh Thành phố trong Chợ hoa Tết Nguyên đán; tổ chức tham gia gian hàng Hội chợ - Triển lãm cá cảnh Interzoo tại Nuremberg, Cộng hòa Liên bang Đức; Hội chợ - Triển lãm Giống và Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện hàng năm; Tổ chức Tuần kinh doanh sản phẩm VietGAP tại Khu chế xuất, khu công nghiệp, nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản an toàn, đạt chất lượng đến với người tiêu dùng. Qua các sự kiện, các đơn vị đã tìm đối tác, ký kết các hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn hỗ trợ xây dựng website, xây dựng logo, thiết kế bao bì, các ấn phẩm quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho 53 hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP.
5. Tình hình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
5.1. Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tại 5 huyện
- Về thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện: 05/052 huyện đã thành lập Hội đồng đánh giá.
- Về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP: 05/053 huyện đã ban hành Kế hoạch.
- Về việc đăng ký lựa chọn sản phẩm tham gia Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Thành phố: đến nay, có 03/05 huyện đã đăng ký tham gia Chương trình với 08 sản phẩm, bao gồm:
Huyện Hóc Môn: đăng ký tham gia 02 sản phẩm: rau mầm (xã Xuân Thới Sơn) và dưa lưới (xã Đông Thạnh).
Huyện Bình Chánh4 đăng ký tham gia 03 sản phẩm: Rau an toàn (Hợp tác xã Phước An tại xã Tân Quý Tây), Bưởi da xanh (xã Phạm Văn Hai) và dưa lưới (xã Bình Lợi).
Huyện Cần Giờ5: đăng ký tham gia 03 sản phẩm: khô cá dứa, xoài cát, tôm tươi nước lợ.
- Về tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP:
Cấp huyện:
Huyện Cần Giờ đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện với 14 sản phẩm gồm: tôm nước lợ, khô cá dứa, xoài cát, mật dừa nước tinh chất, mật dừa nước cô đặc, tổ yến chưng nguyên chất, tổ yến chưng nguyên chất vị đông trùng hạ thảo, yến rút lông khô tự nhiên cao cấp, yến rút lông nguyên tổ định hình, tôm sú thiên nhiên, tôm thẻ tươi đông lạnh, tôm khô, tôm sú một nắng, tôm thẻ một nắng.
Huyện Củ Chi đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện với 09 sản phẩm, gồm: bơ đậu phộng, bột Trà Xanh, bột Tía Tô, bột Diếp Cá, bột Rau Má, bột Lá Sen, bột Cần Tây, bột Chùm Ngây, bột Rau Má có đường.
Huyện Hóc Môn đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện với 02 sản phẩm, gồm: rau cải xanh baby và sữa tươi thanh trùng.
Cấp Thành phố:
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của cấp huyện gửi về, thành viên của Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Thành phố (thành viên theo Quyết định số 3550/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc đổi tên và kiện toàn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm Thành phố. Ngày 08 tháng 02 năm 2022, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố đã tổ chức đánh giá và thông qua 28 sản phẩm (gồm: Củ Chi: 08 sản phẩm, Hóc Môn: 02 sản phẩm, Bình Chánh: 06 sản phẩm, Cần Giờ: 12 sản phẩm). Hiện nay, Ủy ban nhân dân Thành phố đã công nhận đối với 27 sản phẩm đạt chuẩn 03, 04 sao và trình Trung ương xem xét, đánh giá, công nhận 01 sản phẩm đạt chuẩn 05 sao.
5.2. Sản phẩm tiềm năng tham gia Đề án Chương trình OCOP Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025
Đề án Chương trình OCOP đã được các huyện, xã quan tâm chú trọng thực hiện. Tính đến cuối năm 2020, mặc dù chưa có sản phẩm được công nhận sản phẩm đạt sao, các huyện và xã đã rà soát, định hướng lựa chọn các sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ tham gia sản xuất hoàn thiện hồ sơ, đăng ký đánh giá. Ngày 30 tháng 12 năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công văn số 2969/SNN-VPĐP gửi Ủy ban nhân dân 5 huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ và Ủy ban nhân dân các quận còn sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố: Quận 9, Quận 12, quận Bình Tân và quận Thủ Đức (nay là thành phố Thủ Đức) cung cấp dữ liệu hiện trạng các tổ chức/hộ kinh doanh (Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các cơ sở sản xuất có đăng ký kinh doanh, các hộ tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn). Qua công tác rà soát, thống kê trên địa bàn 05 huyện, thành phố trực thuộc thành phố và các quận còn sản xuất nông nghiệp, có 38 đơn vị với tổng số 124 sản phẩm có tiềm năng tham gia Chương trình OCOP. Tuy nhiên, Chương trình OCOP được xem là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân xã xây dựng nông thôn mới, đây là Chương trình cần phải được tập trung thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025. Theo dự thảo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Trung ương đã đưa chỉ tiêu: có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn, là chỉ tiêu thuộc tiêu chí 13 - Tổ chức sản xuất, là 1/19 tiêu chí xã cần hoàn thành trong xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, đến năm 2023, 100% xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố đều có sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên.
(Phụ lục 1: Bảng thống kê số lượng sản phẩm tiềm năng tham gia Đề án Chương trình OCOP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025)
6.1. Mặt đạt được
Xây dựng và triển khai Đề án Chương trình OCOP theo định hướng phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, là những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, phát huy được lợi thế so sánh của Thành phố, cùng với việc ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố (được xác định là sản phẩm OCOP của Thành phố) trong thời gian vừa qua theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND, Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND và Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố; hiện nay là Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 và Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định về hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (gọi tắt là chính sách hỗ trợ lãi vay hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp), đã góp phần khuyến khích nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân chuyển đổi diện tích đất trồng lúa năng suất thấp, kém hiệu quả sang phát triển rau, hoa kiểng, cá kiểng, bò sữa, heo, tôm nước lợ (đều là những cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định). Đặc biệt, việc ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân mạnh dạn đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn ở ngoại thành; đòn bẩy thúc đẩy nâng cao giá trị sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, cung ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân Thành phố; đẩy mạnh phát triển các nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho lao động ngoại thành. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là diện tích sản xuất lúa) giảm trên 900-1.000ha/năm, số hộ nông lâm ngư nghiệp bình quân giảm 6,38%/năm. Nhờ việc ban hành và triển khai thực hiện chính sách mà nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân đã tăng cường ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, giống cây con chất lượng cao vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, giá trị sản xuất nông nghiệp trên 01ha. Cụ thể: năm 2008 giá trị sản xuất chỉ đạt 117,5 triệu đồng/ha/năm, thì đến năm 2020 đã đạt 600 triệu đồng/ha (cao nhất cả nước, gấp hơn 05 lần bình quân cả nước - theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Số lượng Hợp tác xã tham gia sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố được thành lập và đưa vào hoạt động ngày càng nhiều (hiện có 56/114 hợp tác xã có sản xuất kinh doanh sản phẩm có tiềm năng tham gia Chương trình OCOP), đây là đầu mối hỗ trợ hộ dân liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP. Việc thành lập và đi vào hoạt động của hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 vẫn đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại phát triển, hợp tác xã thực hiện đúng vai trò của mình là chủ thể kết nối hộ sản xuất với nhà phân phối sản phẩm, thực hiện xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm (điều này hộ sản xuất riêng lẻ rất khó thực hiện hoặc có thể thực hiện nhưng hiệu quả không cao). Nhiều hợp tác xã hoạt động có hiệu quả và xây dựng được thương hiệu sản phẩm riêng của mình: hợp tác xã rau an toàn Phú Lộc; hợp tác xã rau an toàn Phước An; hợp tác xã rau an toàn Mai Hoa, hợp tác xã rau an toàn Phước Bình; hợp tác xã hoa lan Huyền Thoại; hợp tác xã sinh vật cảnh Sài Gòn; hợp tác xã bánh tráng Phú Hòa Đông; hợp tác xã Thuận Yến; hợp tác xã Cần Giờ Tương Lai...
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP đã và đang triển khai thực hiện theo quy trình VietGAP, GlobalGAP để sản xuất sản phẩm, là các quy trình sản xuất đảm bảo sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe người sản xuất, tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
- Đề án Chương trình OCOP được xây dựng và triển khai thực hiện đã góp phần thúc đẩy sự khơi gợi và phát triển các ý tưởng của các chủ thể sản xuất, từ đó các sản phẩm mới mang tính độc, lạ, chất lượng cao đã được nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất như: bột rau má, bột tía tô, bột lá sen, bún dưa hấu, bánh tráng thanh long, mật dừa nước cô đặc, đường từ mật dừa nước, bơ đậu phộng và điều,... Sự chủ động sáng tạo, cải tiến, phát triển sản phẩm của các chủ thể sản xuất có thể được coi là bước đầu thành công của Chương trình.
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - văn hóa - du lịch của cả nước, với dân số trên 9 triệu người. Vì vậy, các sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng của địa phương như: cá dứa một nắng Cần Giờ, cá đù một nắng Cần Giờ, xoài Cần Giờ, yến Cần Giờ, bánh tráng Phú Hòa Đông,...đã xây dựng được thương hiệu địa phương, sản lượng tiêu thụ khá ổn định, một số sản phẩm có số lượng sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng (như cá dứa Cần Giờ, xoài Cần Giờ). Trong tương lai, nếu gắn kết được hoạt động sản xuất các sản phẩm OCOP này với hoạt động du lịch (gắn kết với các tuyến, tour du lịch hiện có trên địa bàn Thành phố) sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm của các sản phẩm này.
6.2. Mặt hạn chế
Về nhận thức về sự cần thiết phải triển khai thực hiện Đề án Chương trình OCOP: Trọng tâm của Đề án Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị. Triển khai Đề án Chương trình OCOP được xem là một trong những giải pháp nâng cao thu nhập hộ dân trong xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên, chỉ tiêu về sản phẩm OCOP chưa là chỉ tiêu bắt buộc phải thực hiện trong bộ tiêu chí nông thôn, vì vậy nhiều huyện, xã chưa chú trọng triển khai chương trình này. Nhiều cán bộ cấp huyện, xã có nhận thức chưa cao về sự cần thiết phải triển khai thực hiện Đề án Chương trình OCOP, chưa nắm rõ quy trình triển khai Đề án Chương trình, chưa nắm rõ cách thức đánh giá phân loại sản phẩm OCOP.
Về xây dựng công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp: Một số quận huyện còn gặp khó khăn trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp: Hiện nay, Ủy ban nhân dân Thành phố đang cho phép thực hiện thí điểm xây dựng trên đất nông nghiệp tại các huyện Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ về việc cho phép xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp không phân biệt chức năng sử dụng đất theo quy hoạch được duyệt. Kết quả thực hiện6: các huyện đã tiếp nhận 70 hồ sơ (huyện Củ Chi có 62 hồ sơ, Cần Giờ có 08 hồ sơ), đã giải quyết 66 hồ sơ (huyện Củ Chi 61 hồ sơ, huyện Cần Giờ 05 hồ sơ). Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp, người dân tại 02 huyện còn lại (huyện Bình Chánh, Hóc Môn) và các quận còn sản xuất nông nghiệp (thành phố Thủ Đức, Quận 12) cũng gặp khó khăn khi xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, như: nhà lưới, chuồng, trại chăn nuôi; nhà kho để vật tư, nông sản, nhà sơ chế, chế biến sản phẩm,... khi có nhu cầu đầu tư sản xuất. Vì vậy, người dân, doanh nghiệp mong muốn Thành phố mở rộng thực hiện thí điểm xây dựng trên đất nông nghiệp ra 02 huyện Bình Chánh, Hóc Môn và các quận còn sản xuất nông nghiệp như thành phố Thủ Đức, Quận 12.
Về tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP: theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã được Thủ Tướng chính phủ ban hành tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm và Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm quy định: Đối tượng thực hiện Đề án Chương trình OCOP là các sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc địa phương, đặc biệt, là các đặc sản vùng, miền, trong đó, đặc biệt chú trọng đến nguồn gốc nguyên liệu từ địa phương, việc áp dụng tiêu chí sản phẩm có nguồn gốc tại địa phương đã làm mất cơ hội của nhiều chủ thể mong muốn tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm hoa lan, hoa mai, cá kiểng (với nhiều chủng loại cá khác nhau) được xác định là sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị của Thành phố, sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao, được xác định là sản phẩm OCOP của Thành phố, nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể của Trung ương về tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm đối với những sản phẩm này.
Về chính sách hỗ trợ vốn tín dụng phát triển sản phẩm OCOP: Thành phố đã có chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển các sản phẩm OCOP theo chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị (Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017, Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố). Tuy nhiên, một số người dân, doanh nghiệp và hợp tác xã có nhu cầu vay vốn hưởng hỗ trợ lãi vay theo chính sách nhưng chưa tiếp cận được nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng do không đảm bảo các điều kiện vay vốn của tổ chức cho vay như không có tài sản thế chấp, định giá tài sản rất thấp so với giá trị thực tế.
Về phạm vi triển khai Đề án Chương trình OCOP: Đề án Chương trình OCOP được xác định là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao thu nhập cho các huyện xây dựng nông thôn mới, vì vậy trong giai đoạn 2019 - 2020, Đề án Chương trình chỉ mới được triển khai thực hiện tại 05 huyện ngoại thành của Thành phố: huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè và Cần Giờ (là các huyện xây dựng nông thôn mới của Thành phố). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chương trình, có rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tại các quận, Thành phố Thủ Đức nhận thức rõ được tầm quan trọng của Chương trình (đây là chương trình đang được cả nước quan tâm), vì vậy, mong muốn được tham gia Đề án Chương trình, mong muốn được cấp có thẩm quyền đánh giá, phân loại, gắn sao cho sản phẩm.
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾP TỤC CHƯƠNG TRÌNH
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Kết luận số 54-KL/TW ngày 07 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết Đại hội XIII ngày 01 tháng 02 năm 2021 của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Nghị quyết số 100/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, yêu cầu xây dựng và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
- Nghị quyết số 129/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về cho phép tiếp tục thực hiện các chế độ, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 cho đến khi nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn tiếp theo có hiệu lực;
- Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;
- Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2019 về việc ban hành lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030;
- Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 07 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; và Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;
- Thông báo số 132/TB-VPCP ngày 29 tháng 5 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tình hình thực hiện nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các khó khăn, vướng mắc và nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới;
- Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
2. Sự phù hợp với các chủ trương, định hướng của Trung ương
Giai đoạn 2018 - 2020, Chương trình OCOP đã trở thành một chính sách trọng tâm, có sự lan tỏa mạnh mẽ, được triển khai đồng bộ, rộng khắp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới ở tất cả các địa phương trên cả nước.
Trên cơ sở kết quả đó, Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025 được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:
a) Nghị quyết Trung ương 7, Khóa 10 của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã xác định mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch”.
b) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục khẳng định: cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền trên cả nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: “Đến năm 2025, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
c) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của Bộ chính trị (Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng) đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Phát triển nông nghiệp xanh, sạch, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, mạng sản xuất, nhân rộng mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Khuyến khích, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ.”
d) Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2030 (Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng): “Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, khai thác và phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao.
Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu; hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác”.
Đặc biệt, đã khẳng định: “Tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn về nếp sống tới từng thôn, bản, ấp, hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn...; đẩy mạnh thực hiện Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” gắn với xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm”.
đ) Kết luận số 54/KL-TW ngày 07 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa 10 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xác định một trong nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục thực hiện Nghị quyết đến năm 2020, định hướng đến năm 2025: “Thường xuyên cập nhật, đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới, kịp thời nhân rộng các cách làm hay, hiệu quả và chấn chỉnh, rút kinh nghiệm những biểu hiện lệch lạc. Thực hiện xây dựng nông thôn mới toàn diện, đi vào chiều sâu, cải thiện trực tiếp điều kiện sống, thay đổi tư duy, nếp sống của người dân nông thôn; hoàn thành và nâng cao chất lượng các mục tiêu xây dựng nông thôn mới đã đề ra tới năm 2020. Nghiên cứu, xây dựng chương trình nông thôn mới gắn với đô thị hóa nông thôn, phù hợp với yêu cầu và điều kiện của giai đoạn mới”.
e) Nghị quyết số 100/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa IV, trong đó có nêu: “Đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; rà soát quy mô, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, gắn với nhu cầu thị trường; phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, thân thiện môi trường; tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đầu tư vào khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa; thúc đẩy thành lập và nhân rộng các mô hình hợp tác xã nông nghiệp, mô hình mỗi địa phương một sản phẩm hoạt động hiệu quả; đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm nông nghiệp và khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới phù hợp với các loại hình sản xuất và sản phẩm nông nghiệp.”
Như vậy, Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục là giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 về phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân gắn với nông thôn mới bền vững.
3. Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới
a) Phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: Đến nay, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025 đang trong giai đoạn hoàn thiện, các quy hoạch theo Luật Quy hoạch (Quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia) về cơ bản đang được lập, chưa được phê duyệt do vậy chưa có căn cứ để đánh giá. Trong giai đoạn tiếp theo của Chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục rà soát cập nhật và điều chỉnh (nếu có) các quy hoạch liên quan của Chương trình cho phù hợp với chiến lược, kế hoạch, quy hoạch này khi được ban hành.
b) Phù hợp với lộ trình mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam:
Tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã khẳng định: Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. Trên cơ sở đó, tại Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 đã đưa ra những mục tiêu phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Nhiều mục tiêu thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc nâng cao đời sống của người dân nông thôn như: thu nhập bình quân của người dân nông thôn là 60 triệu đồng/người/năm vào năm 2025, 90 triệu vào năm 2030; duy trì mức giảm nghèo đa chiều từ 1,0-1,5%/năm; đảo đảm sản xuất lương thực, thực phẩm bền vững và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu;...
c) Phù hợp với định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân và kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp:
- Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 07 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp và nông thôn. Trong đó, đã khẳng định: Thực hiện xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững, đi vào chiều sâu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn. Nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, hỗ trợ làm giàu, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân khu vực nông thôn theo hướng bền vững.
- Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2017 về Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ). Theo đó, “Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; bảo vệ môi trường, sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu”. Một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là phát triển nhóm đặc sản địa phương, theo hướng: tập trung triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực tổ chức sản xuất, từng bước tiếp cận thị trường bền vững theo chuỗi giá trị sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế nhằm phát huy bản sắc, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và niềm tự hào của người dân, thúc đẩy tổ chức và đảm bảo giá trị của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới, đặc biệt, là phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở nông thôn. Hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bao bì, nhãn mác gắn với truy xuất nguồn gốc, thương hiệu địa phương và nhãn hiệu hàng hóa; tăng cường áp dụng công nghệ số trong quản lý và thương mại sản phẩm để từng bước đẩy mạnh thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường trong nước và hướng đến thị trường xuất khẩu.
Những căn cứ nêu trên là cơ sở quan trọng, thể hiện sự phù hợp về mục tiêu, nội dung của Chương trình OCOP với các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, đặc biệt, là phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
4. Một số yêu cầu về phát triển sản phẩm OCOP trong bối cảnh mới
Sau 03 năm triển khai, Chương trình OCOP đã thể hiện sự phù hợp của một chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực gắn với đơn vị làng, xã để tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản, ngành nghề và dịch vụ nông thôn có lợi thế theo chuỗi giá trị. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình tổ chức thực hiện còn tồn tại những hạn chế, cụ thể như: Một số địa phương có biểu hiện chạy theo thành tích, chưa đi vào thực chất, đặc biệt là chưa dựa vào lợi thế, thế mạnh của các sản phẩm đặc trưng; chưa thực sự quan tâm đến các giải pháp hỗ trợ thực chất đối với chủ thể OCOP, đặc biệt, là nâng cao năng lực về tổ chức, quản trị, chế biến và thương mại sản phẩm, nhiều sản phẩm chỉ quan tâm đến mẫu mã, bao bì, chưa chú trọng vào yếu tố chất lượng, đặc biệt, là gắn với thị hiếu người tiêu dùng; Công tác xúc tiến thương mại còn manh mún, thiếu đồng bộ, chưa tạo được điểm nhấn nổi trội và đặc sắc để tạo hình ảnh, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm OCOP, thương hiệu OCOP Việt Nam; năng lực của các tổ chức kinh tế OCOP còn khiêm tốn nên việc quản trị, phát triển chuỗi giá trị gắn với vùng nguyên liệu địa phương của các sản phẩm OCOP còn gặp khó khăn...
Giai đoạn 2021 - 2025, xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn về đời sống của cư dân nông thôn. Đòi hỏi phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm, lâu dài, đòi hỏi cần có nhiều giải pháp, chính sách một cách phù hợp, sáng tạo. Vì vậy, chương trình OCOP là một nhiệm vụ trọng tâm cần được quan tâm và triển khai, đặc biệt, đối với các địa phương không có điều kiện thuận lợi về sản xuất hàng hóa tập trung, nhưng có lợi thế về sản vật, ngành nghề truyền thống và dịch vụ du lịch.
Ngày 23 tháng 3 năm 2021, tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) giai đoạn 2018 - 2020 Phó Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định quan điểm, định hướng Chương trình OCOP trong thời gian tới:
- Tiếp tục xác định Chương trình OCOP là một Chương trình phát triển kinh tế nông thôn trọng tâm, cần được ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững. Phải xác định đây là Chương trình mang tính dài hạn, không chỉ 5 năm, mà cần phải tính đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa.
- Tập trung đầu tư phát triển 06 nhóm sản phẩm đã được xác định, trong đó lưu ý những sản phẩm có lợi thế, đặc trưng của địa phương, gắn với yếu tố văn hóa ở khu vực, phát triển sản xuất kết hợp với khai thác, phục vụ du lịch. Từng bước định hướng, nâng cao chất lượng, tăng cường đổi mới, sáng tạo, đặc biệt là đối với sản phẩm OCOP đạt cấp độ quốc gia nhằm mở rộng và thúc đẩy thị trường.
- Chú trọng phát triển các loại hình tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP. Trong đó, cần ưu tiên hỗ trợ một cách thực chất hơn, đặc biệt, là các hợp tác xã, doanh nghiệp, phát huy vai trò đầu tàu trong các chuỗi giá trị sản phẩm OCOP.
Đồng thời, có chính sách để ưu tiên vốn, đất đai, hỗ trợ thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất ở các tổ chức kinh tế OCOP.
- Tập trung các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chế biến, chế biến sâu, liên kết và gắn với vùng nguyên liệu địa phương để hình thành các chuỗi giá trị hoàn chỉnh, sản phẩm OCOP đặc sắc, có giá trị cao.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá một cách bài bản, đồng bộ và thường xuyên, tăng cường quản lý giám sát sản phẩm OCOP, xây dựng thương hiệu OCOP quốc gia làm cơ sở để đẩy mạnh thị trường và tiếp cận thị trường quốc tế.
Tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 19 tháng 5 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025, với một số nội dung trọng tâm: phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm; quy hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu gắn với sản xuất sản phẩm OCOP; xác định doanh nghiệp, HTX là nền tảng để xây dựng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm OCOP; tăng cường vai trò của các ngân hàng trong hỗ trợ tín dụng để phát triển sản xuất; ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó lưu ý mẫu mã, bao bì, hướng tới hình thành các sản phẩm quà tặng của quốc gia và từng địa phương.
Do vậy, tiếp tục triển khai Chương trình OCOP nhằm phát huy bản sắc, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và niềm tự hào của người dân, thúc đẩy tổ chức và đảm bảo giá trị của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng NTM bền vững là cần thiết và phù hợp. Góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn, xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân thông minh.
NỘI DUNG CHỦ YẾU ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
1. Đề án Chương trình OCOP là Đề án phát triển kinh tế khu vực nông thôn, là giải pháp và nhiệm vụ trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững;
2. Phát triển sản phẩm OCOP dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa theo hướng kinh tế số, đảm bảo hiệu quả và bền vững. Trong đó tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản và làng nghề truyền thống, dịch vụ du lịch có lợi thế của địa phương, cộng đồng theo chuỗi giá trị;
3. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của các chủ thể và cộng đồng để phát triển sản phẩm OCOP đáp ứng yêu cầu của thị trường, gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan và môi trường khu vực nông thôn;
4. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện định hướng phát triển sản phẩm đặc sản địa phương, các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm;
5. Phát huy sự tham gia của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp và cộng đồng, đặc biệt, là vai trò của cấp cơ sở trong triển khai Đề án.
1. Mục tiêu chung
Phát triển sản phẩm OCOP góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn nhằm phát triển kinh tế nông thôn trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và phát triển bền vững có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; nâng cao thu nhập của người dân, bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững ở các địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025, phấn đấu có ít nhất 124 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, cụ thể:
Năm 2022: 41 sản phẩm (dự kiến có 22 sản phẩm đạt 3 sao và 19 sản phẩm đạt 4 sao).
Năm 2023: 27 sản phẩm (dự kiến có 15 sản phẩm đạt 3 sao và 12 sản phẩm đạt 4 sao).
Năm 2024: 28 sản phẩm (dự kiến có 14 sản phẩm đạt 3 sao và 14 sản phẩm đạt 4 sao).
Năm 2025: 28 sản phẩm (dự kiến có 14 sản phẩm đạt 3 sao và 14 sản phẩm đạt 4 sao).
- Đến năm 2025, 100% xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố đều có sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên.
- Ưu tiên các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh có các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tham gia Đề án Chương trình OCOP.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP của Thành phố.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ nhà nước trong hệ thống OCOP (thành phố, huyện, xã) và lãnh đạo các tổ chức kinh tế tham gia Đề án Chương trình OCOP.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Phạm vi áp dụng
Phạm vi về không gian: Đề án Chương trình OCOP được triển khai trên toàn Thành phố, bao gồm các quận, huyện và thành phố Thủ Đức.
Phạm vi về thời gian: Đề án Chương trình OCOP được triển khai thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025.
2. Đối tượng thực hiện
2.1. Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch có thể bao gồm các Hiệp hội, Trung tâm điều hành hoặc tổ chức tương đương.
2.2. Sản phẩm: Sản phẩm tham gia Đề án Chương trình OCOP là các sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ, bao gồm:
- Sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc địa phương, mang đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương, đặc biệt, là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề nông thôn, dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa của từng địa phương.
- Sản phẩm dịch vụ là các dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, dựa trên các lợi thế, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan và văn hóa vùng miền của mỗi địa phương.
Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ theo 06 nhóm, gồm:
(1) Nhóm thực phẩm: Nông sản tươi sống, nông sản chế biến và các thực phẩm khác.
(2) Nhóm đồ uống: Đồ uống có cồn; đồ uống không cồn.
(3) Nhóm thảo dược: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu.
(4) Nhóm vải và may mặc: Các sản phẩm làm từ bông, sợi.
(5) Nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,...làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng.
(6) Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
3. Các nguyên tắc thực hiện
Chất lượng và chuỗi giá trị bền vững: Phát triển sản phẩm dựa trên lợi thế về chất lượng (đặc sản, giá trị văn hóa, truyền thống địa phương), đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong chế biến, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, an toàn thực phẩm để hướng đến thị trường xuất khẩu. Xây dựng các chuỗi giá trị OCOP khép kín, đồng bộ gắn với năng lực tổ chức, quản trị và phát triển thương mại bền vững.
Sáng tạo và sức mạnh cộng đồng: Xây dựng môi trường để thúc đẩy sự sáng tạo của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm mới gắn với nguyên liệu địa phương, khai thác lao động địa phương và sức mạnh của cộng đồng trong tổ chức sản xuất, hình thành các sản phẩm gắn với giá trị cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới bền vững.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Xây dựng mạng lưới, chương trình đào tạo cán bộ quản lý, quản trị cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế tại khu vực nông thôn, đẩy mạnh đào tạo, xây dựng môi trường để thúc đẩy về đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số. Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với lợi thế của địa phương và yêu cầu của các chủ thể OCOP.
IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA ĐỀ ÁN
1. Phát triển sản phẩm OCOP gắn với cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản theo hướng sản xuất hữu cơ, quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần bảo tồn, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái; ứng dụng công nghệ sinh học, phát triển khoa học công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao gắn với đào tạo nguồn nhân lực để tận dụng tốt cơ hội của cuộc cách mạng 4.0; phát triển sản xuất kết hợp với khai thác, phục vụ du lịch, đào tạo nghề cho khu vực nông thôn.
2.1. Chuẩn hóa sản phẩm gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương:
- Các đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa của địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn;
- Chuẩn hóa các sản phẩm mới được hình thành dựa trên nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc. Trong đó ưu tiên: (1) sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống được các nghệ nhân, cộng đồng sáng tạo; (2) sản phẩm được chế biến, chế biến sâu từ đặc sản, nguyên liệu địa phương, tri thức bản địa nhằm thúc đẩy chế biến sâu và nâng cao giá trị sản phẩm; (3) các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố.
2.2. Phát triển sản phẩm OCOP theo 6 nhóm sản phẩm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa địa phương...), gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng; bảo vệ môi trường;
- Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm nhằm nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm OCOP;
- Sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, an toàn thực phẩm, hình thành các sản phẩm OCOP đặc trưng, chất lượng và an toàn, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP.
2.3. Thử nghiệm, phát triển sản phẩm OCOP xanh theo hướng kinh tế số gắn với thị trường xuất khẩu, gắn với lợi thế đặc hữu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng khu vực;
2.4. Nâng cao năng lực quản trị; kỹ năng đổi mới, sáng tạo về sản phẩm; quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; kỹ năng về thiết kế bao bì, ghi nhãn và mẫu mã sản phẩm; kiến thức và năng lực về sở hữu trí tuệ; tăng cường sử dụng và khai thác thương hiệu cộng đồng các sản phẩm nông thôn.
3. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP
a) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP và các sản phẩm tiềm năng tham gia Đề án Chương trình OCOP;
b) Thực hiện quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng sản phẩm; quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP tiềm năng.
4. Phân hạng, đánh giá sản phẩm OCOP, giám sát sản phẩm OCOP
- Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thường niên, tăng cường áp dụng công nghệ, đơn giản hóa các hồ sơ, thủ tục trong tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP;
- Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát việc áp dụng chính sách, quy định về đánh giá, phân hạng sản phẩm tại các địa phương, duy trì điều kiện và chất lượng sản phẩm của các chủ thể, sản phẩm OCOP sau khi được đánh giá, công nhận;
5. Nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Đề án Chương trình OCOP
a) Gắn Đề án Chương trình OCOP với Chương trình khởi nghiệp, quảng bá, giới thiệu và thương mại sản phẩm OCOP, nhằm thu hút sự tham gia của các chủ thể, kết nối du lịch;
b) Phối hợp với đơn vị tư vấn nhằm hình thành mạng lưới tư vấn Đề án Chương trình OCOP chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, năng lực toàn diện, đoàn kết và thống nhất trong hỗ trợ triển khai Chương trình trên địa bàn Thành phố;
6. Tăng cường chuyển đổi số trong Đề án Chương trình OCOP
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị OCOP; hướng tới hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu Thành phố về chương trình OCOP;
- Tham gia hệ thống thương mại điện tử OCOP quốc gia, hỗ trợ chủ thể tham gia Đề án Chương trình OCOP ứng dụng các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng livestream...
Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP chủ yếu từ nguồn xã hội hóa: Vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã,...
Nguồn vốn ngân sách hỗ trợ triển khai Chương trình, bao gồm: Ngân sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025, nguồn vốn kinh phí hàng năm để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Chương trình OCOP của các đơn vị và các nguồn vốn lồng ghép khác.
VI. GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Đề án Chương trình OCOP
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền từ Thành phố đến cấp xã, ấp nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân về sự cần thiết triển khai thực hiện Đề án Chương trình OCOP, cách thức triển khai thực hiện Đề án Chương trình OCOP, quy trình đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP,...qua các phương tiện báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh, panel, tờ rơi, cẩm nang, hội nghị, hội thảo, lớp đào tạo, hội thi, chuyến tham quan khảo sát học tập về phát triển sản phẩm OCOP,...gắn kết và lồng ghép tuyên truyền về Đề án Chương trình OCOP với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa các hình thức truyền thông, qua các cổng thông tin điện tử (website), mạng xã hội,...
2. Tổ chức và kiện toàn bộ máy triển khai Đề án Chương trình OCOP
Tiếp tục hoàn thiện Bộ máy tổ chức thực hiện Đề án Chương trình OCOP từ cấp Thành phố đến cấp cơ sở theo hướng: tiếp tục kế thừa, kiện toàn trên cơ sở bộ máy đã được xây dựng giai đoạn 2018 - 2020; đảm bảo đồng bộ, thống nhất về vị trí, chức năng, nhiệm vụ; đảm bảo chuyên trách, chuyên nghiệp và ổn định nhưng không làm phát sinh tổng biên chế đã giao cho các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện Đề án Chương trình; điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ triển khai Đề án Chương trình OCOP để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
3. Tổ chức triển khai chu trình OCOP linh hoạt và phù hợp
Triển khai thực hiện Chu trình OCOP hàng năm phù hợp với điều kiện của địa phương, (theo phụ lục đính kèm)
Tổ chức triển khai Chu trình OCOP linh hoạt với điều kiện, đặc điểm của từng sản phẩm nhằm phát huy các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm.
4. Hỗ trợ về khoa học công nghệ
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến quy mô phù hợp cho các sản phẩm OCOP nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm đã được công nhận và gắn sao;
Hỗ trợ chủ thể tham gia Đề án Chương trình OCOP tiếp nhận chuyển giao mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm (tập trung vào phát triển 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố).
Tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, phục vụ kết nối sản phẩm OCOP với thị trường. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP.
Thúc đẩy, triển khai áp dụng các hoạt động xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm OCOP, chú trọng phát triển các nhãn hiệu cộng đồng (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận), khai thác hiệu quả các giá trị tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm OCOP.
5. Cơ chế, chính sách hỗ trợ triển khai Đề án Chương trình OCOP
Bộ tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố: sử dụng Bộ tiêu chí quốc gia theo quy định hiện hành. Đối với các sản phẩm theo đặc thù vùng nông thôn Thành phố không quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia, giao cơ quan Thường trực thực hiện Chương trình tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành;
Các chủ thể tham gia phát triển sản phẩm OCOP được hưởng chính sách hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi theo chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thành phố;
Các chủ thể tham gia phát triển sản phẩm OCOP được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo Chương trình xúc tiến tiêu thụ nông lâm thủy sản và sản phẩm OCOP của Thành phố.
Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình gồm: (1) Xây dựng nhà kho, xưởng phân loại và đóng gói sản phẩm, xưởng sơ chế - chế biến và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng thành viên; (2) Xây dựng công trình thủy lợi, giao thông nội đồng trong lĩnh vực trồng trọt; (3) Xây dựng công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, hải sản cho các hợp tác xã sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP (tập trung 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố) theo Quyết định số 3065/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 -2025.
Hỗ trợ thu hút cán bộ có trình độ về làm việc tại các hợp tác xã sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3065/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Các chủ thể tham gia phát triển sản phẩm OCOP được hưởng các cơ chế, chính sách về đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng (hoặc các văn bản điều chỉnh, bổ sung, thay thế cho Quyết định này).
Các chủ thể tham gia phát triển sản phẩm OCOP được hỗ trợ chuyển giao mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm theo Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2019.
Ưu tiên phát huy nguồn lực của các tổ chức kinh tế, cộng đồng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật;
Nhà nước hỗ trợ cho chủ thể phát triển sản phẩm OCOP tiếp cận với các nguồn lực tín dụng từ các tổ chức tín dụng thông qua các chính sách ưu đãi về tín dụng;
Nhà nước bố trí nguồn vốn ngân sách phù hợp, kịp thời để hỗ trợ triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình. Lồng ghép thực hiện Chương trình từ nguồn vốn của các chương trình, dự án khác có liên quan.
1. Trách nhiệm của các sở ngành
1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Cơ quan thường trực thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025, hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện Chương trình OCOP; tổ chức Đoàn kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP đã được gắn sao.
- Phối hợp với đơn vị chuyên môn hỗ trợ tư vấn giúp chủ thể OCOP đạt 3 sao, cải tiến sản phẩm lên 4 sao, 5 sao.
- Hỗ trợ chủ thể tham gia Đề án Chương trình OCOP tiếp nhận chuyển giao mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm (tập trung vào phát triển 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố).
- Thông tin tuyên truyền về Chương trình, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP.
- Hỗ trợ các chủ thể tham gia Đề án Chương trình OCOP: thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm, phát triển thương hiệu; phối hợp với Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thực hiện công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.
- Hỗ trợ các chủ thể tham gia Đề án Chương trình OCOP ứng dụng thương mại điện tử (xây dựng phần mềm/website; tập huấn, đào tạo kỹ năng bán hàng trực tuyến, bán hàng livestream và các nội dung ứng dụng thương mại điện tử khác có liên quan...).
- Phối hợp với Viện, Trường có liên quan hỗ trợ Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân quận/huyện, cấp xã/phường xây dựng các chuyên đề về giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương.
- Phối hợp với Viện, Trường nghiên cứu, đề xuất một số dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gắn với Đề án Chương trình OCOP (sản phẩm nông, lâm, thủy sản có chế biến, bảo quản) tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố (sau khi được Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành Nghị quyết Quy định về hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Thành phố theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ).
- Chủ trì, phối hợp với Ban Thi đua khen thưởng Thành phố đề xuất hình thức khen thưởng đối với các chủ thể OCOP hàng năm và tổng kết chương trình.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố và triển khai thực hiện.
1.2. Sở Tài chính: tham mưu, bố trí dự toán kinh phí hàng năm để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Chương trình OCOP của các đơn vị.
1.3. Sở Công Thương
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố và triển khai thực hiện.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, các chủ thể tham gia Đề án Chương trình OCOP, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm được chứng nhận OCOP thông qua các chương trình hợp tác thương mại, chương trình kết nối cung cầu hàng hóa được tổ chức hàng năm với các tỉnh, thành.
- Hỗ trợ chủ thể tham gia Đề án Chương trình OCOP tiếp cận kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững trên nền tảng số, ứng dụng hình thức thương mại điện tử kết nối mở rộng thị trường trong nước và hướng đến quốc tế.
- Chủ trì, phối hợp với Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH một thành viên và các đơn vị liên quan nghiên cứu, tổ chức buổi làm việc ký kết, hợp tác tiêu thụ các sản phẩm OCOP đã được chứng nhận tại hệ thống bán hàng (siêu thị, cửa hàng tiện lợi) của các đơn vị. Đề xuất các sản phẩm OCOP tiêu biểu để chứng nhận “Thương hiệu vàng Thành phố Hồ Chí Minh”.
- Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
1.4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố và triển khai thực hiện.
- Phối hợp địa phương hỗ trợ các chủ thể tham gia Đề án Chương trình OCOP ứng dụng các giải pháp công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm OCOP.
- Hỗ trợ chủ thể tham gia Đề án Chương trình OCOP ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến quy mô phù hợp cho các sản phẩm OCOP nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP, đặc biệt, các sản phẩm đã được công nhận và gắn sao.
- Tổng hợp đề xuất từ các cơ quan, tổ chức có liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP (chú trọng đề xuất của quận, huyện và thành phố Thủ Đức) để đặt hàng thực hiện dưới hình thức nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp Thành phố hàng năm.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ đối với các chủ thể OCOP.
- Tổ chức tập huấn, huấn luyện cho các chủ thể thuộc Đề án Chương trình OCOP trong tạo lập, quản lý và khai thác các tài sản trí tuệ như nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, giống cây trồng mới.
- Hỗ trợ các địa phương và các chủ thể tham gia Đề án Chương trình OCOP, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
1.5. Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố và triển khai thực hiện.
- Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố theo chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ tập huấn, tuyên truyền và chỉ đạo các cơ quan trong ngành hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình thực hiện các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, đăng ký công bố và tự công bố chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật.
- Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
1.6. Sở Văn hóa và Thể thao
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố và triển khai thực hiện.
- Phối hợp với các sở ngành liên quan và Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” quận, huyện và thành phố Thủ Đức tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với Đề án Chương trình OCOP.
- Hỗ trợ thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo có liên quan đến xã hội hóa tuyên truyền Chương trình nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với Đề án Chương trình OCOP trên cơ sở phát huy thế mạnh về truyền thống văn hóa của các vùng, miền.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
1.7. Sở Du lịch
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố và triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn các chủ thể tham gia Đề án Chương trình OCOP thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cho Nhóm sản phẩm: Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch;
- Hỗ trợ chủ thể tham gia Chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch, liên kết phát triển du lịch phù hợp điều kiện thực tế của địa phương;
- Hỗ trợ kết nối tuyến du lịch với các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP; giới thiệu sản phẩm OCOP tại các sự kiện quảng bá du lịch của Thành phố; kết nối, quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp đã được Thành phố công nhận sản phẩm OCOP được trưng bày tại các địa điểm kinh doanh du lịch thuộc quản lý của Sở Du lịch như: các khu du lịch, hệ thống nhà hàng, khách sạn,...do Sở Du lịch quản lý.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
1.8. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố và triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành, địa phương hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể tham gia Đề án Chương trình OCOP về thủ tục pháp lý và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể tham gia Đề án Chương trình OCOP về các mô hình, giải pháp sản xuất sạch hơn, sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
1.9. Sở Thông tin và Truyền thông: hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số, kết nối sản phẩm OCOP của địa phương với thị trường trong nước và nước ngoài; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, giám sát và quản lý sản phẩm OCOP.
1.10. Liên minh Hợp tác xã Thành phố:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố và triển khai thực hiện.
- Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các hợp tác xã sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP; hỗ trợ địa phương tư vấn thành lập và đưa vào hoạt động các hợp tác xã sản xuất-kinh doanh sản phẩm OCOP.
1.11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh:
Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất để phát triển các sản phẩm OCOP.
1.12. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố và triển khai thực hiện.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, các chủ thể tham gia Đề án Chương trình OCOP, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm được chứng nhận OCOP thông qua các chương trình hợp tác thương mại, chương trình kết nối cung cầu hàng hóa được tổ chức hàng năm giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành.
- Hỗ trợ chủ thể tham gia Đề án Chương trình OCOP tiếp cận các giải pháp xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế.
1.13. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố và triển khai thực hiện.
- Hàng năm, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp thành phố, quận/huyện, xã và ấp hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của Đề án Chương trình; tổ chức hội nghị, hội thi, các lớp tập huấn, tuyên truyền về Đề án Chương trình; tổ chức học tập kinh nghiệm về Chương trình OCOP tại các tỉnh; xây dựng panel, tờ rơi, cẩm nang tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa của Đề án Chương trình, cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án Chương trình, Bộ tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; thông tin, tuyên truyền về nội dung, kết quả thực hiện Đề án Chương trình, các sản phẩm đã được công nhận và sản phẩm có tiềm năng tham gia Đề án Chương trình OCOP trên các phương tiện truyền thông, báo chí; phối hợp với các viện trường xây dựng các chuyên đề về giải pháp triển khai hiệu quả Đề án Chương trình OCOP để chuyển giao cho các địa phương nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn.
- Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để có chỉ đạo kịp thời.
Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Hội Cựu chiến binh Thành phố hỗ trợ tuyên truyền thông tin về mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết về triển khai thực hiện Đề án Chương trình OCOP trên địa bàn Thành phố gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2021 - 2025; tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, khuyến khích đoàn viên, hội viên, nhân dân tích cực tham gia vào Đề án Chương trình OCOP một cách chủ động và sáng tạo.
Đề nghị Hội Nông dân Thành phố: vận động Hội viên Hội Nông dân xây dựng, đăng ký sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu cấp Thành phố. Phối hợp đẩy mạnh triển khai Đề án Chương trình OCOP, phát triển du lịch nông thôn, hoạt động kết nối cung - cầu nông sản, sản phẩm OCOP gắn với chuyển đổi số, trong phát triển sản xuất, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP của các địa phương; hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Phối hợp triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân” gắn với Chương trình OCOP, nâng cao năng lực, kỹ năng về công nghệ số gắn với hoạt động tuyên truyền, kết nối sản phẩm OCOP, thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đề nghị Thành đoàn Thành phố: đẩy mạnh các giải pháp phát huy trí thức trẻ trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện quy trình chế biến quy mô nhỏ và vừa cho các sản phẩm OCOP; tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đăng ký sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Phát động phong trào thanh niên khởi nghiệp phát triển sản phẩm OCOP. Phát động phong trào mỗi cấp cơ sở đoàn có công trình thanh niên cấp cơ sở và phát triển sản phẩm OCOP (mỗi cơ sở đoàn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất, hộ sản xuất phát triển ít nhất 01 sản phẩm OCOP). Cụ thể như: hỗ trợ kết nối vay vốn, kết nối tiêu thụ sản phẩm, tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm thực hiện, tập huấn về bảo hộ sở hữu trí tuệ, thương hiệu cộng đồng, khai thác hiệu quả các giá trị tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm OCOP. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án “Hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp, phát triển kinh tế gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm”.
3. Trách nhiệm của các địa phương
3.1. Ủy ban nhân dân cấp thành phố trực thuộc Thành phố và các quận - huyện
a) Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận: thông tin, giới thiệu về Đề án đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tại địa phương.
b) Ủy ban nhân dân các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ:
- Tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án, xem đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần xây dựng nông thôn mới thành công tại địa phương.
- Chủ động kêu gọi xã hội hóa xây dựng điểm giới thiệu, kinh doanh sản phẩm OCOP; hướng dẫn mỗi xã, thị trấn đăng ký phát triển sản phẩm OCOP (bình quân phát triển ít nhất 02 - 03 sản phẩm OCOP/xã, thị trấn); tăng cường, tuyên truyền quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP tại địa phương.
- Phân công cán bộ phụ trách triển khai Đề án cấp huyện.
- Đặt ra chỉ tiêu phát triển sản phẩm OCOP hàng năm, xem đây chỉ tiêu cần hoàn thành trong xây dựng nông thôn mới cấp huyện.
- Tổ chức tiếp nhận, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện khi các chủ thể đăng ký tham gia.
- Chỉ đạo, phân công, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tham gia vào các hoạt động của Đề án.
3.2. Ủy ban nhân dân phường - xã
- Thông tin về Đề án Chương trình OCOP đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tại địa phương.
- Phân công cán bộ phụ trách triển khai Đề án cấp xã;
- Vận động doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tại địa phương tham gia thực hiện Đề án.
- Đặt ra chỉ tiêu phát triển sản phẩm OCOP hàng năm, xem đây chỉ tiêu cần hoàn thành trong xây dựng nông thôn mới cấp xã.
- Tham gia vào các hoạt động triển khai Đề án theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện./.
Stt | Tên sản phẩm | Số lượng đơn vị (đơn vị) | Số lượng sản phẩm tiềm năng (sản phẩm) | Tổng số sản phẩm tiềm năng (sản phẩm) |
I | Ngành thực phẩm | 59 | 141 | 86 |
a) | Thực phẩm tươi sống | 44 | 97 | 27 |
1 | Rau an toàn | 6 | 1 | 6 |
2 | Bưởi da xanh | 1 | 1 | 1 |
3 | Hoa lan | 2 | 3 | 6 |
4 | Nấm mối | 1 | 1 | 1 |
5 | Măng cụt | 1 | 1 | 1 |
6 | Tôm nước lợ | 1 | 1 | 1 |
7 | Xoài cát | 1 | 1 | 1 |
8 | Cua lột | 1 | 1 | 1 |
9 | Dưa lưới | 2 | 1 | 2 |
10 | Nấm các loại | 1 | 7 | 7 |
b) | Thực phẩm thô, sơ chế | 3 | 4 | 12 |
1 | Yến tổ | 3 | 4 | 12 |
c) | Thực phẩm chế biến | 12 | 40 | 47 |
1 | Các loại bột từ rau, củ | 1 | 7 | 7 |
2 | Bơ đậu phộng | 1 | 3 | 3 |
3 | Bánh tráng | 3 | 8 | 10 |
4 | Trái cây sấy | 1 | 10 | 10 |
5 | Khô cá sặc rằn | 1 | 1 | 1 |
6 | Khô cá dứa | 1 | 1 | 1 |
7 | Rau móp | 1 | 1 | 1 |
8 | Cơm sấy các loại | 1 | 4 | 4 |
9 | Sữa bò tươi | 2 | 5 | 10 |
d) | Nhóm gia vị |
|
| 1 |
II | Ngành đồ uống | 1 | 2 | 2 |
1 | Mật dừa nước | 1 | 2 | 2 |
III | Ngành thảo dược | 2 | 7 | 7 |
1 | Nấm linh chi sấy khô | 1 | 3 | 3 |
2 | Cây dược liệu | 1 | 4 | 4 |
IV | Ngành thủ công Mỹ nghệ, trang trí | 9 | 25 | 27 |
1 | Đan đát | 1 | 10 | 10 |
2 | Cá Koi | 1 | 1 | 1 |
3 | Hoa Mai | 1 | 1 | 1 |
4 | Cá kiểng | 2 | 1 | 2 |
5 | Hoa cây kiểng | 2 | 1 | 2 |
6 | Se nhang | 1 | 5 | 5 |
7 | Các sản phẩm từ da cá sấu | 1 | 6 | 6 |
V | Dịch vụ du lịch | 2 | 2 | 2 |
1 | Du lịch trải nghiệm nuôi - chế biến yến sào | 1 | 1 | 1 |
2 | Du lịch làng nghề da cá sấu | 1 | 1 | 1 |
Tổng | 73 | 177 | 124 |
1 Trong đó, diện tích mai vàng xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh là 436 ha với 489 hộ.
2 Gồm: huyện Củ Chi tại Quyết định số 5037/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2020, huyện Hóc Môn tại Quyết định số 4101/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2020, huyện Bình Chánh tại Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2020, huyện Nhà Bè tại Quyết định số 641/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2021 và huyện Cần Giờ tại Quyết định số 2181/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2020.
3 Huyện Củ Chi tại Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2021, huyện Hóc Môn tại Kế hoạch số 393/KH-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2020, huyện Bình Chánh tại Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2021, huyện Nhà Bè tại Kế hoạch số 1611/KH-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2020, huyện Cần Giờ tại Kế hoạch số 260/KH-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2021.
4 Công văn số 797/BCĐ ngày 10 tháng 11 năm 2020 của huyện Bình Chánh
5 Công văn số 104/BCĐ ngày 27 tháng 8 năm 2020 của huyện Cần Giờ
6 Theo Báo cáo số 6257/BC-SXD-CPXD ngày 09 tháng 6 năm 2021 của Sở Xây dựng về sơ kết 6 tháng thực hiện thí điểm xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các huyện Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
- 1Quyết định 47/2021/QĐ-UBND quy định về mức chi hỗ trợ triển khai, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2021
- 2Quyết định 2927/QĐ-UBND năm 2021 triển khai Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia theo Quyết định 157/QĐ-TTg về Chương trình phát triển sản phẩm của tỉnh, mỗi xã một sản phẩm đến năm 2030 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 3Quyết định 1467/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Khánh Hòa năm 2022
- 4Quyết định 779/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 5Kế hoạch 483/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kết luận 62-KL/TU tiếp tục thực hiện Chỉ thị 21-CT/TU về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án "Mỗi xã, phường một sản phẩm" do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 6Quyết định 1974/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
- 7Quyết định 1765/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025 (Chương trình OCOP Lâm Đồng)
- 8Quyết định 843/QĐ-UBND năm 2023 về tiếp tục thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023-2025
- 1Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Quyết định 36/2011/QĐ-UBND Quy định về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Luật hợp tác xã 2012
- 4Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy định khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015 do Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 04/2016/QĐ-UBND Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020
- 9Luật Quy hoạch 2017
- 10Quyết định 622/QĐ-TTg năm 2017 Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ cho cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng công tác tại Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020
- 12Quyết định 1819/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Nghị quyết 10/2017/NQ-HĐND về Quy định khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020
- 14Quyết định 490/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 16Quyết định 3907/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 17Quyết định 01/QĐ-BCĐTW năm 2018 về Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 do Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 ban hành
- 18Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 19Quyết định 1589/QĐ-UBND năm 2019 về Chương trình Phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 20Quyết định 4545/QĐ-UBND năm 2018 về danh mục sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
- 21Quyết định 681/QĐ-TTg năm 2019 về Lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Quyết định 1048/QĐ-TTg năm 2019 về Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Kết luận 54-KL/TW năm 2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 24Nghị quyết 100/2019/QH14 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
- 25Quyết định 357/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch triển khai Kết luận 54-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26Quyết định 781/QĐ-TTg năm 2020 sửa đổi Phụ lục Quyết định 1048/QĐ-TTg về Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27Quyết định 1292/QĐ-UBND năm 2020 về Bộ tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Thành phố Hồ Chí Minh
- 28Quyết định 385/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
- 29Quyết định 1804/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 30Nghị quyết 129/2020/QH14 năm 2020 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021 do Quốc hội ban hành
- 31Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 do Chính phủ ban hành
- 32Quyết định 255/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 33Công văn 1100/BNN-VPĐP về tiếp tục thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trong năm 2021 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 34Thông báo 132/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tình hình thực hiện nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các khó khăn, vướng mắc và nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 35Quyết định 47/2021/QĐ-UBND quy định về mức chi hỗ trợ triển khai, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2021
- 36Quyết định 2927/QĐ-UBND năm 2021 triển khai Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia theo Quyết định 157/QĐ-TTg về Chương trình phát triển sản phẩm của tỉnh, mỗi xã một sản phẩm đến năm 2030 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 37Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 38Quyết định 1467/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Khánh Hòa năm 2022
- 39Quyết định 139/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp và sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025
- 40Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND về kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 10/2017/NQ-HĐND Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020
- 41Quyết định 779/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 42Kế hoạch 483/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kết luận 62-KL/TU tiếp tục thực hiện Chỉ thị 21-CT/TU về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án "Mỗi xã, phường một sản phẩm" do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 43Quyết định 1974/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
- 44Quyết định 1765/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025 (Chương trình OCOP Lâm Đồng)
- 45Quyết định 843/QĐ-UBND năm 2023 về tiếp tục thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023-2025
Quyết định 1943/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 1943/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/06/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Võ Văn Hoan
- Ngày công báo: 01/07/2022
- Số công báo: Từ số 88 đến số 89
- Ngày hiệu lực: 08/06/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực