Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1589/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 4 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2019 - 2025 THEO HƯỚNG CƠ CẤU LẠI VÀ ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc Hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020;

Căn cứ Công văn số 1927/TTg-KTN ngày 02 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản;

Căn cứ Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 3449/QĐ-BNN-KH ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện bộ tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 586/QĐ-BNN-TT ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1490/QĐ-BNN-KH ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện kịch bản tăng trưởng năm 2018 của ngành nông nghiệp;

Căn cứ Thông báo số 379-KL/TU ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về xác định danh mục nhóm sản phẩm chủ lực và công tác điều hành, cơ chế, chính sách phát triển nhóm sản phẩm chủ lực của thành phố;

Căn cứ Quyết định số 4545/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành danh mục sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp thành phố;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 972/SNN-KHTC ngày 09 tháng 4 năm 2019 về ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019 - 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019 - 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở - ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện - quận có sản xuất nông nghiệp và các đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh triển khai Chương trình Phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019 - 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện - quận có sản xuất nông nghiệp, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố, Giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao, và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ NN&PTNT;
- Thường trực Thành ủy;
- TTUB: CT, PCT/TT;
- VPUB: PVP/KT;
- Phòng KT;
- Lưu: VT, (KT/H.A)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Lê Thanh Liêm

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2019-2025 THEO HƯỚNG CƠ CẤU LẠI VÀ ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố)

- Căn cứ Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc Hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh;

- Căn cứ Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020;

- Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020;

- Căn cứ Công văn số 1927/TTg-KTN ngày 2 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia;

- Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020;

- Căn cứ Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025;

- Căn cứ Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản;

- Căn cứ Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020;

- Căn cứ Quyết định số 3449/QĐ-BNN-KH ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành kế hoạch của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện bộ tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020;

- Căn cứ Quyết định số 586/QĐ-BNN-TT ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đến năm 2020;

- Căn cứ Quyết định số 1490/QĐ-BNN-KH ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện kịch bản tăng trưởng năm 2018 của ngành nông nghiệp;

- Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hiện Nghị Quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;

- Căn cứ Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;

- Căn cứ Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;

- Căn cứ Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình “Ứng dụng và Phát triển Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;

- Căn cứ Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;

- Căn cứ Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;

- Căn cứ Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Căn cứ Quyết định số 768/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”;

- Căn cứ Quyết định số 4750/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Căn cứ Quyết định số 5702/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành “Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ nông, lâm và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020”;

- Căn cứ Quyết định số 6485/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành “Chương trình phát triển sản xuất, phân phối và tiêu thụ nông sản theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020”;

- Căn cứ Quyết định số 1442/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch trồng rừng và cây xanh trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2020;

- Căn cứ Quyết định số 2032/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Phương án “Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2025”;

- Căn cứ Quyết định số 6150/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt “Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”;

- Căn cứ Quyết định số 6183/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt “Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn vùng nông thôn mới Thành phố Hồ Chí Minh”;

- Căn cứ Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc điều chỉnh, bổ sung Bộ tiêu chí nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016-2020.

- Căn cứ Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Chương trình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020”;

- Căn cứ Quyết định số 257/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Chương trình đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp thành phố giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”;

- Căn cứ Quyết định số 306/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Đề án nâng cấp hệ thống Thông tin thị trường nông sản Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020”;

- Căn cứ Quyết định số 323/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình xây dựng chuỗi liên kết và cung ứng trong nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020;

- Căn cứ Thông báo số 379-KL/TU ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về xác định danh mục nhóm sản phẩm chủ lực và công tác điều hành, cơ chế, chính sách phát triển nhóm sản phẩm chủ lực của thành phố;

- Căn cứ Quyết định số 4544/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về Danh mục “Nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và Nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2020”;

- Căn cứ Quyết định số 4545/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành danh mục sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp thành phố;

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019 - 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp với những nội dung như sau:

Phần I

KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2014-2018

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.

1. Thành phố đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng giảm diện tích trồng lúa, mía hiệu quả thấp sang các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn. Khảo sát tại 5 huyện giai đoạn 2014 - 2017, có 8.383 hộ nông nghiệp thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi (chiếm 39% số hộ nông nghiệp), bình quân mỗi năm có 2.169 hộ chuyển đổi, các hộ chuyển từ cây trồng vật nuôi kém hiệu quả, hiệu quả thấp sang các loại cây trồng vật nuôi khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đó, trồng trọt có 5.601 hộ thực hiện chuyển đổi, chiếm 64,5% tổng số hộ chuyển đổi[1]; chăn nuôi có 2.238 hộ chuyển đổi, chiếm 25,8% số hộ chuyển đổi, chủ yếu là chuyển giảm[2]; thủy sản có 838 hộ chuyển đổi, chiếm 9,66% số hộ chuyển đổi[3].

Vì vậy, mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp liên tục giảm, nhưng tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp vẫn tăng; giai đoạn 2014-2018, GRDP tăng bình quân 5,6%/năm (cao hơn chỉ tiêu theo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố tăng 5%/năm), giá trị sản xuất tăng bình quân 5,8%/năm, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 71,6% xuống còn 69,6% và tỷ trọng thủy sản tăng từ 27,4% lên 29,6%. Năng suất lao động từng bước được nâng cao, theo số liệu điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2016 của Cục Thống kê, năm 2016 đạt 117,6 triệu đồng; năm 2018 đạt ước 136,5 triệu đồng, bình quân giai đoạn 2014-2018 tăng 7,7%/năm.

Giai đoạn 2014-2018, thành phố đã chuyển 2.468 ha diện tích đất lúa hiệu quả thấp (giảm bình quân 6,2%/năm), diện tích mía 710 ha (giảm bình quân 6,7%/năm), diện tích cao su 750 ha (giảm bình quân 4,1%/năm), cây ăn trái 1.500 ha (giảm bình quân 3,2%/năm) sang các loại cây trồng, vật nuôi khác và các dự án khác; trong đó, diện tích rau tăng 500 ha (tăng bình quân 3,1%/năm và diện tích trồng rau ứng dụng công nghệ cao đạt 407,8 ha), sản lượng tăng 167.074 tấn (tăng bình quân 7,9%/năm), diện tích hoa, cây kiểng tăng 295 ha (tăng bình quân 3,6%/năm), tổng đàn heo tăng 3.251 con (tăng bình quân 0,2%/năm), đàn bò sữa giảm 8.549 con (giảm bình quân 2%/năm), cá cảnh tăng 102 triệu con (tăng bình quân 17,9%/năm). Sản lượng nuôi trồng tăng 13.890 tấn (tăng bình quân 7,8%/năm), sản lượng khai thác giảm 2.533 tấn (giảm bình quân 2,4%/năm). Kim ngạch xuất khẩu nông sản qua các năm tăng 933 tỷ đồng (bình quân tăng 25,6%/năm); trong đó, kim ngạch xuất khẩu hoa cây kiểng tăng 1,7 tỷ đồng (tăng bình quân 10,2%/năm), kim ngạch xuất khẩu rau, quả tăng 456 tỷ đồng (tăng bình quân 17,6%/năm), kim ngạch xuất khẩu cá cảnh tăng 440 tỷ đồng (tăng bình quân 34,8%/năm), kim ngạch xuất khẩu cá sấu tăng 35,2 tỷ đồng (bình quân tăng 39,6%/năm).

Hiệu quả khi chuyển từ trồng lúa (lợi nhuận bình quân đạt 17 triệu đồng/ha/năm) sang trồng bắp sinh khối (lợi nhuận bình quân đạt 33 triệu đồng/ha/năm) gấp gần 2 lần so với trồng lúa; sang trồng rau các loại (lợi nhuận bình quân đạt 300-600 triệu đồng/ha/năm) gấp 17-35 lần so trồng lúa; sang trồng lan các loại (lợi nhuận bình quân đạt 800-1.000 triệu đồng/ha/năm) gấp 40-50 lần so với trồng lúa; sang nuôi tôm sú (thâm canh, bán thâm canh) lợi nhuận gấp 10-25 lần so với trồng lúa. Khi chuyển từ trồng mía (lợi nhuận bình quân đạt 17,5 triệu đồng/ha/năm) sang trồng mai nguyên liệu (lợi nhuận bình quân đạt 130 triệu đồng/ha/năm) gấp 7-8 lần so với trồng mía.

Diện tích đất có rừng giai đoạn 2014-2018 tăng 2.226 ha (tăng bình quân 1,3%/năm). Tỷ lệ che phủ rừng năm 2018 đạt 17,48% (tăng bình quân 1,3%/năm), tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh 2018 đạt 40,18% (tăng bình quân 0,3%/năm).

2. Việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất được coi trọng; đã hình thành nhiều loại hình và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, như trồng dưa lưới cho lợi nhuận 890 triệu đồng/năm; trồng ớt ngọt trong điều kiện nhà màng, trồng trên giá thể, hệ thống tưới nhỏ giọt cho lợi nhuận 1,2 tỷ đồng/ha; hoa chuông trồng trong nhà màng, giá thể, tưới nhỏ giọt cho lợi nhuận 2,2 tỷ/ha/năm; mô hình chăn nuôi bò thịt lai giống ngoại (phối tinh giống ngoại BBB, Red Augus trên nền bò HF và lai sind) kết quả bước đầu cho thấy mức tăng trọng bình quân từ 0,6 - 0,8 kg/con/ngày (so với bò lai sind khoảng 0,4 kg/con/ngày). Trong chăn nuôi heo đã ứng dụng thành công phương pháp BLUP để cải thiện chất lượng đàn heo, thử nghiệm thành công chế phẩm làm đệm lót sinh học góp phần thích nghi với biến đổi khí hậu. Xây dựng thành công mô hình truy xuất nguồn gốc rau tại Hợp tác xã Phước An và Phú Lộc (thông tin sản phẩm, thông tin hợp tác xã, thông tin nguyên liệu, phần mềm mã hóa và quản lý cơ sở dữ liệu...). Giá trị sản xuất trồng trọt tăng từ 3.922 tỷ đồng lên 5.379 tỷ đồng (tăng bình quân 6,9%/năm), chăn nuôi tăng từ 6.910 tỷ đồng lên 7.822 tỷ đồng (tăng bình quân 7%/năm), thủy sản tăng từ 4.509 tỷ đồng lên 6.354 tỷ đồng (tăng bình quân 10%/năm).

Ngoài ra, Trại Thực nghiệm và Trình diễn chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel (DDEF) vận hành thành công quy trình, công nghệ mới như hệ thống phần mềm quản lý đàn bò sữa (Afifarm), hệ thống phần mềm tính toán khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (Total Mixed Ration) và phương pháp cho ăn TMR; hệ thống làm mát cho bò, hệ thống vắt sữa đã giúp cải thiện, nâng cao năng suất sữa của đàn bò tại Trại; năng suất sữa bình quân đạt 24,5 kg/cái vắt sữa/ngày. Đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phối trộn, phương pháp cho ăn TMR đồng thời khuyến cáo cải thiện hệ thống làm mát tại trang trại cho 30 hộ chăn nuôi bò sữa, góp phần cải thiện năng suất sữa bình quân tăng lên 2 - 3,3 kg/con/ngày.

3. Khu vực nông thôn được chú trọng đầu tư và có nhiều chuyển biến tích cực, các chương trình của Thành ủy về phát triển kinh tế - xã hội ngoại thành được triển khai nghiêm túc, có hiệu quả. Thành phố đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Các công trình thủy lợi, đê điều, kè chống sạt lở bờ sông được đầu tư cải tạo nâng cấp. Hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông nông thôn, điện, nước sạch được quan tâm đầu tư. Nhiều dự án đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho nông dân được triển khai thực hiện. Đời sống nông dân được cải thiện và từng bước nâng cao, giá trị sản xuất bình quân một ha đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2018 tăng từ 282,5 triệu đồng (năm 2013) lên 502 triệu đồng (năm 2018), bình quân tăng 12,2%/năm và thu nhập của người dân nông thôn vùng ngoại thành tăng từ 39,7 triệu đồng/năm (năm 2014) lên 49,175 triệu đồng/năm (năm 2017), bộ mặt vùng nông thôn có nhiều đổi mới, nhất là về cơ sở hạ tầng giao thông, y tế và giáo dục. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 4-5%; tỷ lệ hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 100%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,6%; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao.

4. Đánh giá kết quả các chỉ tiêu chủ yếu theo Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tổng số có 6 chỉ tiêu theo Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 gồm GRDP tăng bình quân 5%/năm, giá trị sản xuất bình quân trên ha đạt 450 triệu đồng/ha/năm (năm 2015), 100% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (năm 2015), 90% số hộ chăn nuôi xây dựng hầm biogas, tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh đạt 40,01% (năm 2015), cơ bản hoàn thành 10 tiêu chí nông thôn mới 56 xã (năm 2015); trong đó:

- Có 5 chỉ tiêu vượt so với Kế hoạch đề ra là GRDP, nước hợp vệ sinh, biogaz, tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh, các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

- Có 01 chỉ tiêu không đạt là giá trị sản xuất bình quân trên ha đất sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân do việc chuyển đổi các cây trồng vật nuôi vẫn còn chậm và chỉ tiêu đề ra quá cao so với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành.

II. THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi

- Thành phố có tiềm lực khoa học - công nghệ lớn với nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, cũng như kinh phí cho nghiên cứu, chuyển giao mạnh, nhất là đã hình thành khu Nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm Công nghệ sinh học, trại Trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao hoạt động bước đầu có hiệu quả; có thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn, nhất là các sản phẩm có giá trị và chất lượng cao từ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có khả năng về nguồn lực đầu tư của xã hội cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

- Lãnh đạo các Bộ - ngành và thành phố quan tâm chỉ đạo; các Sở - ngành, quận - huyện tích cực phối hợp, bà con nông dân nỗ lực sản xuất.

- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành nông nghiệp có trình độ, nhiều cán bộ trưởng thành từ cơ sở, có kinh nghiệm từ thực tiễn, có điều kiện tiếp cận chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, đây là những thuận lợi rất cơ bản để tham mưu, đề xuất những chương trình, giải pháp, hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao trên các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn sát thực tiễn và hiệu quả trong thời gian qua.

- Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng, thường xuyên tổ chức bám sát, nắm chắc địa bàn quản lý trong việc kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng, kinh doanh trái phép lâm sản, động vật hoang dã; theo dõi chặt chẽ tình hình phòng, chống triều cường, thủy văn, xâm nhập mặn, dự báo thường xuyên chặt chẽ, kịp thời triển khai các biện pháp phòng và ứng phó; tổ chức trực ban 24/24 giờ để cảnh báo, ứng phó, phòng tránh tại các điểm xung yếu khi xảy ra áp thấp nhiệt đới, bão, triều cường,...

2. Hạn chế, khó khăn

- Việc xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên đất nông nghiệp gặp khó khăn, không thể thực hiện được.

- Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn.

- Lao động nông nghiệp thành phố ngày càng thiếu hụt do sự chuyển dịch sang các lĩnh vực khác.

- Trong công tác chứng nhận VietGAP có một số thủ tục còn bất cập khi xác nhận lại đối với các hộ sản xuất quy mô nhỏ và khu vực chưa được công nhận vùng sản xuất an toàn.

3. Nguyên nhân của hạn chế

- Quy định về xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất sản xuất nông nghiệp chưa theo kịp xu hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học.

- Việc tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, do thiếu tài sản thế chấp; bên cạnh đó việc các tổ chức tín dụng định giá đất và các tài sản trên đất, nhất là đất nông nghiệp, đất tại khu vực nông thôn còn thấp, chưa phù hợp với thị trường, dẫn đến người nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

- Tiến bộ khoa học công nghệ tạo điều kiện trong việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ nhưng do tập quán sản xuất nông nghiệp vẫn theo phương thức truyền thống, quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ[4], làm hạn chế việc xây dựng vùng sản xuất tập trung, có sản lượng lớn. Lao động trong nông nghiệp ngày càng thiếu hụt[5] già hóa đã ảnh hưởng nhiều trong chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ.

- Việc triển khai thực hiện các mô hình chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng, vốn góp bằng đất đai khi tham gia vào hợp tác xã, mô hình các hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới, mặc dù được đánh giá là nhân tố mới, tuy nhiên mối liên kết giữa doanh nghiệp và người dân cần tiếp tục hoàn thiện có tính liên kết chặt chẽ hơn.

(Đính kèm Phụ lục 01: Tình hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2014-2018)

Phần II

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2019-2025

I. SỰ CẦN THIẾT

Trên cơ sở Quyết định số 310/2014/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và các quy hoạch, chương trình, đề án đến năm 2020 được duyệt như Đề án phát triển nông nghiệp đô thị, Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp - nông thôn, Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn, hoa, cây kiểng, nâng cao chất lượng đàn bò sữa, giống bò thịt, sinh vật cảnh... giúp sản xuất nông nghiệp và nông thôn vùng ngoại thành của thành phố phát triển khá vững chắc trong thời gian qua.

Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện từ 2014-2018, sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trong khi người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư khó tiếp cận vốn vay ngân hàng, khó khăn khi hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ mới; thiếu nguồn nhân lực; xây dựng trên đất sản xuất nông nghiệp; kết cấu hạ tầng nông thôn chưa theo kịp cho phục vụ vận chuyển lưu thông hàng hóa ảnh hưởng đến đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học.

Ngoài ra, trong thời gian tới Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được triển khai, ngành nông nghiệp thành phố nói riêng, cả nước nói chung sẽ gặp nhiều thách thức do những hạn chế, khó khăn như: năng suất thấp, thiếu vốn, thiếu đầu tư khoa học công nghệ về giống, cơ giới hóa, ý thức người dân trong vệ sinh và phòng bệnh trên cây trồng, vật nuôi chưa cao...; điều này sẽ khiến ngành nông nghiệp khó cạnh tranh trực tiếp với các nước có nền nông nghiệp mạnh về cây ăn trái (Úc, Chile, New Zealand...), hoa cây kiểng (Đài Loan, Thái Lan...), Sữa tươi (Úc, New Zealand...), Bò thịt (Úc..).

Nhằm tiếp tục hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát huy được tiềm năng và phát triển bền vững trong thời gian tiếp theo, cần thiết phải xây dựng một Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nhằm tiếp tục triển khai các chương trình, đề án giai đoạn 2016-2020 và bổ sung đề xuất các nội dung về định hướng, giải pháp và các cơ chế chính sách về vốn, đất đai, công nghệ, nguồn nhân lực...phù hợp với đặc thù của thành phố, tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thành phố trong thời gian tới.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu chung

- Thực hiện mạnh mẽ cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống cây, giống con chất lượng và năng suất cao, từng bước hình thành trung tâm giống cây, giống con của khu vực; phát triển khoa học công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao gắn với đào tạo nguồn nhân lực để tận dụng tốt cơ hội của cuộc cách mạng 4.0; phát triển sản xuất kết hợp du lịch sinh thái, nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề cho khu vực nông thôn; hình thành các cơ sở giết mổ chuyên nghiệp hiện đại, bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh các hoạt động tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường; tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho phát triển doanh nghiệp, nâng cao khả năng hội nhập CPTPP; xây dựng chương trình hỗ trợ, phát triển nhóm sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp thành phố; phát huy vai trò trung tâm của Hợp tác xã giúp sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, ngoại thành.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020:

+ Tốc độ tăng GRDP bình quân đạt 6%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt 7,5%/năm; lao động nông nghiệp được đào tạo đạt khoảng 90%; phát triển thêm từ 2-3 Khu Nông nghiệp công nghệ cao.

+ Giá trị sản xuất trên ha đất sản xuất nông nghiệp đạt từ 600-650 triệu/ha/năm.

+ Thu nhập của cư dân nông thôn đến 2020 đạt từ 60 triệu đồng/người/năm trở lên; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí đặc thù Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Tỷ lệ hộ nông dân tham gia trở thành thành viên hợp tác xã nông nghiệp tối thiểu đạt 15% trên tổng số hộ nông dân trên địa bàn thành phố. 70% hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp xếp loại từ khá trở lên.

+ Tỷ lệ che phủ rừng, cây lâm nghiệp đạt 17,86%.

- Đến năm 2025:

+ Tốc độ tăng GRDP bình quân đạt trên 6%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt 8,5%/năm; lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 90%.

+ Giá trị sản xuất trên ha đất sản xuất nông nghiệp đạt từ 900-1.000 triệu/ha/năm.

+ Thu nhập của cư dân nông thôn đạt 100 triệu đồng (gấp trên 1,5 lần so với năm 2020).

+ Tỷ lệ hộ nông dân tham gia trở thành thành viên hợp tác xã nông nghiệp tối thiểu đạt 20% trên tổng số hộ nông dân trên địa bàn thành phố. 80% hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp xếp loại từ khá trở lên.

+ Tỷ lệ che phủ rừng, cây lâm nghiệp đạt 18,59%.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Tập trung chuyển đổi mạnh đất trồng lúa, mía hiệu quả thấp sang phát triển 06 loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của ngành nông nghiệp thành phố theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học gồm: rau, hoa cây kiểng, bò sữa (con giống, sữa), heo (con giống, thịt), tôm nước lợ (cá cảnh xác định là nhóm sản phẩm có tiềm năng), ngoài ra phát triển thêm cây dược liệu, tôm càng xanh, thủy đặc sản...

1. Trồng trọt

Tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp thành phố; đồng thời khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, nông nghiệp thông minh đồng thời tiếp tục xây dựng và chuyển giao đồng bộ các mô hình chuyển đổi đất trồng cây hiệu quả thấp (lúa, mía, cao su) sang trồng cây có hiệu quả cao hơn (rau, hoa).

a) Phát triển cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn lúa, mía[6]:

- Rau: Đến cuối năm 2020 diện tích canh tác rau là 4.500 ha; trong đó, diện tích canh tác rau ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao là 700 ha. Định hướng năm 2025 diện tích canh tác rau đạt 5.200 ha; trong đó, diện tích canh tác rau ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao là 1.000 ha.

- Hoa, cây kiểng: Đến cuối năm 2020, diện tích canh tác hoa, cây kiểng đạt 1.920 ha. Định hướng năm 2025, diện tích canh tác hoa, cây kiểng đạt 2.200 ha[7].

b) Chuyển đổi diện tích cây trồng hiệu quả thấp sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn:

- Cây lúa: Đến cuối năm 2020, diện tích canh tác lúa giảm còn 3.000 ha; trong đó, chuyển đổi 1.320 ha đất lúa sang cây hàng năm. Định hướng năm 2025, diện tích canh tác lúa giảm còn 1.000 ha. Địa bàn bố trí huyện Củ Chi và Bình Chánh.

- Cây mía: Đến cuối năm 2020, diện tích canh tác mía giảm còn 300 ha; trong đó diện tích canh tác mía giảm chuyển sang trồng mai là 179,5 ha và 100 ha bắp sinh khối. Đến năm 2025, diện tích canh tác mía không còn; trong đó, diện tích canh tác mía giảm chuyển sang trồng mai là 150 ha, bắp sinh khối 100 ha, cây dược liệu và cây trồng khác là 50 ha.

- Cây cao su: Đến cuối năm 2020 diện tích canh tác giảm còn 2.500 ha; định hướng năm 2025, diện tích canh tác cao su giảm còn 1.500 ha.

- Đối với một số khu đất nông nghiệp có diện tích lớn như:

+ Khu chuyển đổi 495 ha (khoảng 400 hộ) xã Phú Hòa Đông, xã Trung An, huyện Củ Chi, định hướng phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái; trong đó, giai đoạn 01 thực hiện dự án làng hoa, cá kiểng quy mô 20-40ha.

+ Khu đất xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, khoảng 321 ha đất trồng mía. Đây là vùng đất phèn, trồng mía kém hiệu quả; định hướng chuyển đổi sang trồng mai vàng khoảng 180 ha và bưởi da xanh 100 ha. Đây là 02 đối tượng cho hiệu quả kinh tế cao hơn mía.

2. Chăn nuôi

Phát triển các vùng chăn nuôi tập trung; đồng thời duy trì và hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ có quy mô lớn theo phương thức chăn nuôi tiên tiến, kết hợp với chăn nuôi hữu cơ, sinh thái, chăn nuôi theo hướng GAP; hỗ trợ các dự án đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất phân hữu cơ vi sinh; khống chế không để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng tại các cơ sở chăn nuôi; tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch và bảo vệ môi trường; hình thành những vùng chăn nuôi tập trung, ổn định lâu dài; nâng cao năng suất và chất lượng sữa bò, giống heo, giống bò sữa, bò thịt.

a) Bò thịt:

Tiếp tục xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển tăng năng suất, chất lượng thịt của đàn bò thịt lai từ các giống bò thịt chuyên dụng như Red Angus, Brahman, Droughtmaster, BBB, Wagyu. Nhân rộng mô hình, xây dựng đàn bò cái nền hướng thịt tại Công ty TNHH MTV Bò sữa thành phố và một số trang trại bò thịt ở Củ Chi và Bình Chánh kết hợp chuyển một phần bò cái sữa năng suất kém để phối tinh bò thịt chất lượng cao. Xây dựng khẩu phần nuôi dưỡng bò Wagyu từ giai đoạn phát triển đến vỗ béo tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đến năm 2020, tổng đàn bò thịt đạt 60.000 con, hàng năm cung ứng 2.900 tấn thịt bò hơi và 8.000 con bò cái giống cho thành phố và các tỉnh.

- Đến năm 2025, đàn bò thịt đạt 60.000 - 65.000 con, hàng năm cung cấp cho thị trường 4.500 tấn thịt bò hơi, 10.000 bò cái giống cho thành phố và các tỉnh.

b) Bò sữa:

Bổ sung thêm danh mục máy móc, thiết bị phù hợp để hỗ trợ cơ giới hóa những hộ có quy mô đàn 40 - 50 con và trên 50 con trong Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020[8].

- Đến năm 2020, tổng đàn bò sữa 77.000 con, năng suất sữa bình quân đạt 7.700 kg/con/năm.

- Đến năm 2025, tổng đàn bò sữa 61.000 con, năng suất sữa bình quân đạt 7.700 kg/con/năm.

c) Heo:

- Đến năm 2020: Duy trì tổng đàn heo 300.000 con, trong đó heo nái sinh sản 50.000 con. Hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 1.000.000 heo con giống các loại.

- Đến năm 2025: Duy trì đàn heo 290.000 con, trong đó heo nái sinh sản 60.000 con. Hàng năm cung cấp cho thị trường trên 1.000.000 heo con giống các loại.

d) Chim yến:

- Đến năm 2020: Không phát triển nhà yến tại các huyện nội thành (trừ vùng trong phương án được phê duyệt), số nhà nuôi yến khoảng 550 nhà và sản lượng tổ yến khoảng 12.000 kg.

- Đến năm 2025, số nhà nuôi yến khoảng 600 nhà và sản lượng tổ yến khoảng 15.000 kg.

3. Thủy sản

- Phát triển thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với yêu cầu thị trường và đạt chuẩn VietGAP.

- Tiếp tục nhân rộng mô hình doanh nghiệp xuất khẩu cá cảnh liên kết với các hộ sản xuất nhỏ lẻ, làm vệ tinh cho doanh nghiệp. Sản xuất đúng đối tượng, quy trình kỹ thuật của doanh nghiệp; doanh nghiệp chịu trách nhiệm tìm đầu ra và tiêu thụ.

- Đến năm 2020:

+ Diện tích nuôi tôm 5.545 ha, gồm: Tôm nước lợ đạt 5.495 ha; trong đó, diện tích tôm sú thâm canh, bán thâm canh 300 ha, diện tích tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh 3.012 ha. Tôm nước ngọt (tôm càng xanh) đạt 50 ha.

+ Tổng sản lượng tôm nuôi đạt 25.083 tấn; trong đó, tôm nước lợ đạt 25.033 tấn, tôm nước ngọt (tôm càng xanh) đạt 50 tấn.

+ Sản lượng cá cảnh sản xuất 220 triệu con, trong đó xuất khẩu khoảng 30 triệu con, kim ngạch 30 triệu USD.

- Đến năm 2025:

+ Tổng diện tích nuôi tôm 5.691 ha, gồm: Tôm nước lợ đạt 5.491 ha, trong đó diện tích tôm sú thâm canh, bán thâm canh 500 ha; tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh 3.299 ha. Tôm nước ngọt (tôm càng xanh) tập trung đạt 200 ha.

+ Tổng sản lượng tôm nuôi đạt 29.746 tấn; trong đó, tôm nước lợ đạt 29.546 tấn; tôm nước ngọt (tôm càng xanh) đạt 200 tấn.

+ Sản lượng cá cảnh sản xuất 300 triệu con, trong đó xuất khẩu khoảng 50 triệu con, kim ngạch 50 triệu USD.

- Vùng nuôi trồng thủy sản:

+ Thủy sản mặn lợ: Tập trung ở huyện Cần Giờ, Nhà Bè với đối tượng chủ lực là tôm (tôm thẻ chân trắng, tôm sú), nhuyễn thể (nghêu, hàu, sò huyết, ốc hương, cua). Ngoài ra, một số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức nuôi bán thâm canh tại huyện Bình Chánh.

+ Thủy sản nước ngọt: Tập trung ở huyện Củ Chi, Bình Chánh, quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Quận 9 và Quận 2 với đối tượng chủ lực là cá cảnh, cá nước ngọt như cá trê, cá tra, cá sặt rằn, lươn và tôm càng xanh.

4. Lâm nghiệp

- Đến năm 2020:

+ Diện tích đất lâm nghiệp là 35.489 ha; trong đó, diện tích đất có rừng các loại 33.512 ha (rừng đặc dụng 26 ha, rừng phòng hộ 31.928 ha, rừng sản xuất 1.558 ha), đất trống không rừng quy hoạch lâm nghiệp 1.977 ha.

+ Diện tích cây lâm nghiệp trồng ngoài quy hoạch 3.500 ha, tổng diện tích đất có rừng và cây lâm nghiệp trồng ngoài quy hoạch 37.012 ha.

- Đến năm 2025:

+ Diện tích đất lâm nghiệp là 35.989 ha; trong đó, diện tích đất có rừng các loại 35.012 ha (rừng đặc dụng 26 ha, rừng phòng hộ 32.928 ha, rừng sản xuất 2.058 ha), đất trống không rùng quy hoạch lâm nghiệp 977 ha.

+ Diện tích cây lâm nghiệp trồng ngoài quy hoạch 3.500 ha, tổng diện tích đất có rừng và cây lâm nghiệp trồng ngoài quy hoạch 38.512 ha.

5. Diêm nghiệp

Đến năm 2020: Diện tích muối giảm còn 1.000 ha (trong đó 100% là muối trải bạt).

Đến năm 2025: Diện tích muối giảm còn 854 ha (trong đó 100% là muối trải bạt và ổn định ở các năm tiếp theo). Hình thành vùng sản xuất muối tập trung có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh với quy mô diện tích 584 ha ở xã Lý Nhơn và 80 ha ở xã Thạnh An.

(Đính kèm phụ lục 02: Các chương trình đề án, quy hoạch tiếp tục thực hiện; phụ lục 03 về định hướng phát triển một số cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2019-2025)

IV. GIẢI PHÁP CHUNG THỰC HIỆN

1. Rà soát, điều chỉnh, xây dựng chính sách, quy hoạch, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh chuyển dịch, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp

1.1  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan:

- Đề xuất chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2019 - 2025. Thu hút cán bộ trẻ về làm việc cho hợp tác xã nông nghiệp. Tiêu chí cán bộ trẻ cử về làm việc cho hợp tác xã cần được quy định cụ thể về độ tuổi, trình độ chuyên môn, điều kiện cam kết khi được cử về làm việc cho hợp tác xã. Đồng thời, quy định rõ điều kiện cam kết của hợp tác xã khi được hỗ trợ theo chính sách này (đảm bảo điều kiện làm việc, chế độ thưởng khi cán bộ trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,...). Mức hỗ trợ: gấp 03 lần mức lương tối thiểu vùng I; đối tượng hỗ trợ: Giám đốc, Phó Giám đốc hợp tác xã.

- Đề xuất chính sách khuyến khích hộ nông dân tham gia liên kết, trở thành thành viên của hợp tác xã. Mức hỗ trợ: tối đa không quá 20 triệu đồng/thành viên. Quy định đây là tài sản không chia của hợp tác xã.

- Đề xuất chính sách hỗ trợ chuyển dịch sản xuất nông nghiệp:

+ Chuyển đổi diện tích đất sản xuất muối và sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản: Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư hạ tầng ban đầu (ao đào, ao nổi, lót bạt,...) nhưng không quá 70 triệu đồng/ha.

+ Chuyển đổi đất trồng cây hiệu quả thấp (lúa, mía, cao su) sang trồng cây có hiệu quả cao hơn (rau, hoa, bắp, cỏ chăn nuôi): Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí cải tạo hạ tầng sản xuất trong vụ đầu tiên, nhưng không quá 30 triệu đồng/ha.

- Đề xuất các cơ chế chính sách phát triển nhóm sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp thành phố.

- Đề xuất chuyển số liệu của 05 dự án quy hoạch: trong đó, 04 dự án quy hoạch (Bố trí cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Phát triển thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030; Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố đến năm 2030; Điều chỉnh quy hoạch sản xuất và dịch vụ nông nghiệp, phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030) đã được Hội đồng thẩm định thành phố thông qua và 01 dự án quy hoạch (Phát triển hoa cây kiểng trên địa bàn thành phố đến năm 2030) đã trình Ủy ban nhân dân thành phố để tích hợp vào quy hoạch chung của thành phố và các huyện-quận còn sản xuất nông nghiệp.

1.2  Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan thực hiện:

Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ vay vốn ngân hàng theo hình thức tín chấp và bằng tài sản hình thành trong tương lai, có sự liên kết theo chuỗi giữa các cơ quan, đơn vị: cơ quan quản lý nhà nước (cấp chứng chỉ đào tạo, hỗ trợ lãi suất ngân hàng...), đơn vị sản xuất, cung ứng vật tư đầu vào (giống, phân bón, công nghệ...), đơn vị tiêu thụ sản phẩm và ngân hàng để phát triển một số mô hình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (rau thủy canh, dưa lưới xuất khẩu, nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, hoa cây kiểng, phát triển du lịch sinh thái, nhà máy phân hữu cơ vi sinh đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò sữa (TMR), ...).

1.3  Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan thực hiện:

Bổ sung vào chính sách kích cầu đầu tư theo Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố; trong đó bổ sung thêm mức hỗ trợ 50% lãi suất ngân hàng giúp các chủ đầu tư các nhà máy giết mổ công nghiệp trang bị các kho bảo quản thịt và sản phẩm chế biến, pha lóc; hỗ trợ 50% chi phí thuê mặt bằng kinh doanh sản phẩm nông nghiệp cho năm đầu tiên thực hiện theo chuỗi liên kết chứng nhận VietGAP; hỗ trợ 50% lãi suất cho các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh từ nguồn chất thải chăn nuôi, lò mổ, thức ăn thừa nhà hàng.

1.4  Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận-huyện và các đơn vị có liên quan thực hiện:

Hướng dẫn, hỗ trợ, cấp phép cho người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp xây dựng các công trình phụ trợ (nhà màng, nhà lưới, nhà kính, nhà xưởng, nhà sơ chế, phòng thí nghiệm nuôi cấy mô, các công trình phục vụ du lịch ...) phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên đất sản xuất nông nghiệp.

1.5  Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan:

Đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư xe thu gom, vận chuyển chất thải để xử lý thành phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

1.6  Sở Du lịch chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan thực hiện:

Xây dựng chính sách hỗ trợ vốn vay cho các chủ đầu tư các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch (cơ sở lưu trú, cầu cảng, bến bãi, hạ tầng nội bộ) tại các điểm sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch; chính sách hỗ trợ cụ thể, rõ ràng về vốn vay không lãi suất, miễn thuế thuê đất trong 10 - 15 năm đầu và các chính sách khuyến khích người dân địa phương tham gia vào sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch tại địa phương.

2. Phát triển khoa học công nghệ - ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp cùng góp phần xây dựng đô thị thông minh của thành phố, tận dụng tốt cơ hội của cuộc cách mạng 4.0, nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với đào tạo nguồn nhân lực

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở - ban ngành, Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao, Ủy ban nhân dân các quận-huyện, các doanh nghiệp và hợp tác xã thực hiện:

- Nâng cao tỷ lệ ứng dụng nhà lưới, nhà kính, nhà màng trong sản xuất rau, hoa cây kiểng giúp đảm bảo ổn định năng suất, chất lượng cây trồng; các mô hình sản xuất rau thủy canh theo công nghệ màng mỏng dinh dưỡng NFT; mô hình trồng rau, hoa, cây kiểng ứng dụng tưới tự động nhỏ giọt kết hợp châm phân bón tự động...; ứng dụng các thuốc trừ sâu hữu cơ sinh học, các loại thiên địch, chế phẩm sinh học trong phòng trừ sinh vật hại cây trồng, góp phần xây dựng nông nghiệp hữu cơ, không độc hại và thân thiện với môi trường.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin về vùng trồng, diện tích, chủng loại nông sản, dự kiến sản lượng thu hoạch/vụ/năm và dự báo cung cầu một số mặt hàng nông sản chủ lực (rau, hoa, heo,...) để cung cấp thông tin cho người sản xuất nông nghiệp tránh tình trạng cung vượt cầu; bản đồ số hóa các vùng sản xuất rau, nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn thành phố phục vụ cho công tác điều tra, quy hoạch và quản lý vùng sản xuất an toàn; hệ thống quan trắc cảnh báo về môi trường phục vụ sản xuất. Trên cơ sở đó, tiếp tục mở rộng ứng dụng quản lý sang các loại cây trồng khác như hoa, cây kiểng, lúa, cây công nghiệp và cây ăn trái, các vật nuôi chủ yếu.

- Tiếp tục xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp: Xây dựng, thiết kế phần mềm quản lý dữ liệu sản nông nghiệp phục vụ công tác quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước thông qua công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành giống, đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, đặc biệt nguồn nhân lực trong quản lý, sản xuất giống.

- Tổ chức chứng nhận chất lượng giá trị giống vật nuôi theo các phương pháp tiên tiến; kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng giống bằng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.

- Triển khai hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ Chương trình nông thôn mới; vùng sản xuất nông nghiệp an toàn; quản lý thông tin đất và sử dụng đất cho nông lâm nghiệp và thủy sản; giống cây nông nghiệp, phân bón; thông tin thị trường, xuất nhập khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản; giống vật nuôi (gia súc, gia cầm), thức ăn chăn nuôi, thông tin chăn nuôi tại địa phương; dịch bệnh và diễn biến dịch bệnh, công tác tiêm phòng dịch trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; quản lý tàu cá và sổ nhật ký đánh cá; hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quản lý thông tin sâu bệnh, dịch bệnh, công tác phòng bệnh trên cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp; hệ thống quản lý nông nghiệp thông minh; phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo nghề.

- Xây dựng phần mềm quản lý thực hiện, hỗ trợ lãi vay theo chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020.

- Rà soát các dữ liệu quản lý rừng nhằm tích hợp với bản đồ số của thành phố, bao gồm dữ liệu 35.621,17ha của 03 loại rừng và đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp, dữ liệu 218 doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ và lâm sản và dữ liệu 39 trại nuôi cá sấu, trong đó có 04 trại đăng ký hạn ngạch CITES.

- Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý dịch bệnh (xây dựng bản đồ dịch tễ quản lý dịch bệnh); công nghệ cảm biến trong cảnh báo và kiểm soát ô nhiễm môi trường chăn nuôi, cơ sở giết mổ; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi; nâng cao năng lực, trình độ cán bộ kỹ thuật trong ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; hướng dẫn nông dân ứng dụng công nghệ cao (TOF) liên quan lĩnh vực chăn nuôi và thú y.

(Đính kèm phụ lục 04: Danh mục các dự án đầu tư triển khai thực hiện đề án xây dựng thành phố đô thị thông minh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn).

3. Duy trì, mở rộng và thúc đẩy hỗ trợ phát triển sản xuất giống của thành phố

Tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng và dịch vụ về giống: Hình thành các vùng sản xuất giống; khuyến khích thành lập và phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã, mạng lưới sản xuất, nhân giống; thành lập các Hiệp hội sản xuất giống chuyên ngành (Hiệp hội sản xuất giống hoa lan, giống rau, giống cá cảnh, giống bò sữa, bò thịt, giống heo,...); khuyến khích đầu tư mới, nâng cấp trang thiết bị, hiện đại hóa những cơ sở sản xuất giống, phòng cấy mô; tạo điều kiện kết nối giữa cơ quan nghiên cứu với các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất giống.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài gòn TNHH MTV, Viện Khoa học và Công nghệ, các Sở - ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các doanh nghiệp thực hiện:

- Cây trồng:

Triển khai sưu tập, nhập nội một số giống rau, hoa, kiểng lá nhằm đa dạng hóa nguồn gen quý của các bộ sưu tập. Trên cơ sở đó, ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật, công nghệ sinh học phân tử, chiếu xạ gây đột biến và lai hữu tính để chọn tạo những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh và thích nghi với điều kiện khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát triển cung cấp giống hoa cho các tỉnh trên cơ sở điều tra nắm bắt số liệu về nhu cầu của các tỉnh, năng lực các phòng cấy mô, vườn ươm cây con, hộ nông dân... khả năng đáp ứng được nhu cầu của thành phố và các tỉnh.

Khai thác năng lực sản xuất của các phòng thí nghiệm nuôi cấy mô gắn với hệ thống vườn ươm trong dân.

Đến năm 2020: đưa ra 6-10 dòng lan lai Dendrobium; 1-2 dòng hoa chuông đột biến; 1-2 giống cúc Pico, 3-5 dòng thuần dưa lưới; 2-3 giống dưa lưới lai F1, 1-2 giống cà chua bi lai F1, 1-2 giống ớt ngọt lai F1.

Đến năm 2025: đưa ra 2 - 3 giống dưa lưới lai F1, 1-2 giống dưa leo đơn tính cái; 2-3 dòng dưa leo có khả năng kháng virus.

Các đơn vị quản lý, nghiên cứu thuộc thành phố như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao, Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam, các trường đại học và các doanh nghiệp có tiềm lực là đơn vị thực hiện công tác nghiên cứu, khuyến khích đầu tư mới, nâng cấp trang thiết bị, hiện đại hóa cơ sở sản xuất giống, phòng cấy mô; ứng dụng các phương pháp chọn tạo giống truyền thống kết hợp với phương pháp hiện đại (lai tế bào, chuyển gen, chỉ thị phân tử, nuôi cấy túi phấn, xử lý chiếu xạ gây đột biến, ...); đồng thời ứng dụng nhân để tạo ra các giống rau, hoa mới thích ứng với biến đổi khí hậu (chịu nhiệt, chịu hạn...).

- Vật nuôi:

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giống mức độ trang trại; ứng dụng công nghệ sinh học trong xác định gen gắn với các tính trạng về năng suất, chất lượng; ứng dụng công nghệ gen trong chọn giống, đánh giá giá trị gây giống, phương pháp chọn giống theo BLUP.

+ Heo: Tiếp tục nhập nội một số giống mới trên cơ sở đánh giá khả năng thích nghi, ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử (công nghệ gen) để đánh giá tính trạng di truyền, chọn lọc cá thể có tính trạng tốt làm giống cụ kỵ, ông bà...xây dựng quản lý đàn heo giống bằng công nghệ thông tin (phần mềm thu thập và quản lý cơ sở dữ liệu). Xây dựng hệ thống truyền thông giống heo của thành phố, cung cấp con giống cho các hộ, trại chăn nuôi trong thành phố và các tỉnh.

+ Bò: Tiếp tục nhập các dòng tinh cao sản chịu nhiệt, tinh phân biệt giới tính, có năng suất, chất lượng cao, nhằm nhân nhanh và cải thiện chất lượng đàn bò cái vắt sữa, trong đó chọn lọc các dòng tinh bò sữa có hệ số di truyền cao đối với các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng sữa (béo, đạm, vật chất khô), để nâng cao sản lượng sữa và chất lượng sữa nguyên liệu. Đánh giá hiện trạng di truyền A1-A2 của đàn bò sữa thành phố để chọn đàn bò hạt nhân A2 chất lượng cao.

Tổ chức Hội chợ giống hàng năm đối với heo, bò sữa, bò thịt, nhằm giới thiệu con giống có gia phả, lý lịch rõ ràng và năng suất, chất lượng cao cho người chăn nuôi; trong đó tổ chức đoàn công tác đi tham quan, học tập Hội chợ giống do các nước có nền chăn nuôi tiên tiến trên thế giới tổ chức.

- Thủy sản:

Tiếp tục nghiên cứu, thuần dưỡng và sinh sản nhân tạo các giống thủy sản đặc thù và cá cảnh; nghiên cứu sản xuất thức ăn cho cá cảnh, kết hợp đồng bộ với quy trình nhân, nuôi dưỡng và an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu. Đa dạng hóa phương thức nuôi, áp dụng phương thức nuôi phù hợp theo đối tượng và vùng sinh thái; nuôi quảng canh, nuôi đảm bảo tính bền vững, sự đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.

Tiếp nhận và chuyển giao quy trình, công nghệ sản xuất nhân tạo giống cá cảnh (1 quy trình sản xuất/1 loại cá cảnh, tổng cộng 5 quy trình); đào tạo nhân lực (ngắn hạn 6 tháng) về di truyền, chọn lọc lai tạo giống cá cảnh gắn với sinh học phân tử (02 người).

Tái tạo nguồn lợi, phát triển các con giống có giá trị cao đang có nguy cơ tuyệt chủng (như cá chìa vôi, cá dứa,...); rà soát các đơn vị đang thuần dưỡng giống trên địa bàn thành phố có nhu cầu và đủ khả năng sản xuất giống theo quy trình công nghệ cao, vận động, khuyến khích chuyển sang sản xuất giống đầu tư theo công nghệ cao; nghiên cứu, hỗ trợ, hướng dẫn quy trình sản xuất con giống, ưu tiên những loại thủy đặc sản (cá dứa, cá chìa vôi, tôm,…), nhằm phát triển, xây dựng thương hiệu, nhân rộng triển khai đại trà.

Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất con giống tôm và những sản phẩm đặc sản chủ lực của thành phố vào Khu nông nghiệp công nghệ cao ngành thủy sản tại huyện Cần Giờ để phục vụ người dân sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng con giống, giảm giá thành và giảm chi phí vận chuyển.

Nghiên cứu xác định đúng giống cá dứa thông qua giải mã, xác định gen và quy trình sinh sản, nhân giống, xây dựng thương hiệu Cá Dứa giống Cần Giờ.

Mời gọi các tổ chức cá nhân tham dự Hội chợ, triển lãm cá cảnh, chợ cá cảnh, chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng cá cảnh cho các hộ trồng nội địa và xuất khẩu của thành phố.

4. Công tác đào tạo tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cao cho người dân, phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với du lịch sinh thái, nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường

4.1  Các đơn vị nghiên cứu, quản lý thuộc thành phố như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao, Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam, các trường đại học và các doanh nghiệp:

- Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ về giống, đào tạo nâng cao năng lực nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo, sản xuất giống cây trồng vật nuôi, quy trình sản xuất một số cây trồng có hiệu quả kinh tế cao phục vụ chuyển dịch cho các địa bàn còn nhiều diện tích trồng lúa, cao su, mía,... hiệu quả thấp cho người dân trực tiếp tham quan, học tập tại các mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến; xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước theo hướng hiện đại hóa - kết hợp thiết bị bơm sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để chuyển giao.

- Thử nghiệm, thực hiện chuyển giao một số mô hình sản xuất thủy sản theo công nghệ cao mới, quy trình VietGAP, nuôi trồng thủy sản có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc với một số sản phẩm (tôm, nhuyễn thể,...), nghiên cứu thực hiện các mô hình chuyển đổi diện tích sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản, mô hình đánh bắt thủy sản xa bờ có đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị chế biến.

4.2  Ủy ban nhân dân các quận - huyện chủ động chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tại địa phương tích cực tuyên truyền vận động nông dân tự nguyện tham gia các hình thức hợp tác liên kết; liên kết sản xuất đối với doanh nghiệp chế biến tiêu thụ; đẩy mạnh hình thành các liên kết vùng trong sản xuất. Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn; tập trung thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra trong Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6183/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 và Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2018.

Thực hiện duy tu, bảo dưỡng, sử dụng tốt các công trình kết cấu hạ tầng đã được đầu tư trong giai đoạn 2010 - 2018 và hoàn thành hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn các xã theo đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, phục vụ vận chuyển lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường cho người dân ở khu vực nông thôn.

4.3  Sở Du lịch chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở - ngành, Viện - trường liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện:

- Xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp sạch gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch sinh thái (như du lịch sinh thái nhà vườn, đường hoa, làng hoa, du lịch sinh thái ven sông Sài Gòn, du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, ...). Lồng ghép các nội dung phát triển du lịch với chương trình phát triển nông thôn mới, phát triển ngành nghề nông thôn.

- Xây dựng cổng thông tin điện tử và các ấn phẩm chung để quảng bá các điểm đến sản xuất nông nghiệp kết hợp với du lịch; các chương trình công bố các điểm sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch đạt chuẩn; tôn vinh những điển hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch.

4.4  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Thông tin truyền thông và các đơn vị có liên quan bổ sung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vào danh mục các dự án đầu tư để triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng thành phố thông minh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”. Nhằm tích hợp cơ sở dữ liệu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, thông tin về kết quả đào tạo nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhu cầu đào tạo nghề, hệ thống cơ sở dạy nghề nông nghiệp, nhu cầu giải quyết việc làm sau đào tạo nghề; phối hợp với Đài truyền hình biên tập và phát sóng về các chính sách chuyển đổi diện tích sản xuất.

4.5  Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân quận - huyện và các đơn vị có liên quan đề xuất chính sách giải quyết ô nhiễm môi trường từ chất thải gia súc, gia cầm, thức ăn thừa từ các nguồn phát sinh, làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh thay thế dần phân vô cơ, nâng cao chất lượng cây trồng và an toàn thực phẩm; Ủy ban nhân dân các quận-huyện hỗ trợ và tạo điều kiện về đất đai; Sở Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ vốn đầu tư cho các doanh nghiệp xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh nhằm hướng tới nông nghiệp hữu cơ.

5. Phát huy vai trò trung tâm của Hợp tác xã, xây dựng chuỗi liên kết nông lâm thủy sản, xúc tiến quảng bá thương hiệu, cung ứng cho tiêu dùng nội địa, xuất khẩu, đảm bảo an toàn thực phẩm tạo sự phát triển ổn định và bền vững

5.1  Về phát triển hợp tác xã:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các đơn vị liên quan:

- Xây dựng Đề án phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (theo Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020).

- Tăng cường hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ xây dựng thành công mô hình hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến, hiện đại đến năm 2020.

- Phát huy vai trò trung tâm hợp tác xã; hỗ trợ hợp tác xã hoạt động hiệu quả, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường tạo việc làm và nâng thu nhập cho người dân (phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu; phần mềm quản lý hoạt động của hợp tác xã nhằm giúp hợp tác xã tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý, điều hành hợp tác xã; tăng cường công tác tuyên truyền về pháp luật hợp tác xã trên các phương tiện thông tin đại chúng).

- Khuyến khích người dân (có đất, nhưng không còn khả năng lao động) ký hợp đồng cho thuê hoặc góp đất với các hợp tác xã, doanh nghiệp (có vốn, công nghệ, ...) để đầu tư sản xuất. Thời hạn hợp đồng đủ dài để khấu hao phần đầu tư vật chất ban đầu và mang lại lợi nhuận cho hợp tác xã, doanh nghiệp và người dân.

- Triển khai có hiệu quả quy định khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020 ban hành theo Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố và các chính sách hỗ trợ tín dụng cho hợp tác xã nông nghiệp; Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp nhằm khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm nông nghiệp và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại về tài chính do các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất.

- Hỗ trợ hợp tác xã thực hiện kiểm toán độc lập trong việc thực hiện các quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 về các nội dung: Mức độ thành viên hợp tác xã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã; tỷ lệ sản phẩm, dịch vụ mà hợp tác xã cung ứng cho thành viên hợp tác xã; việc phân phối thu nhập chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ; chế độ quản lý tài chính; chế độ kế toán.

5.2  Về phát triển chuỗi cung ứng nông nghiệp:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố phối hợp các Sở - ban ngành, Ủy ban nhân dân quận-huyện và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện:

- Liên kết giữa các doanh nghiệp cung ứng con giống và thu mua tiêu thụ với các hộ nuôi nhỏ lẻ đã được liên kết thành Hợp tác xã, Tổ hợp tác để chủ động và kiểm soát được nguồn nguyên liệu, sản xuất an toàn, bền vững.

- Liên kết với các tỉnh, thành trong cả nước hình thành chuỗi sản xuất đồng bộ từ khâu giống - quy trình sản xuất - sơ chế (chế biến) - tiêu thụ sản phẩm an toàn; phát triển các dịch vụ sản xuất cung ứng cây con ươm sẵn.

- Thành lập các điểm, cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó tập trung đầu tư phát triển hệ thống các chuỗi cửa hàng cung ứng sản phẩm an toàn, trước mắt thí điểm chuỗi cung ứng rau an toàn.

- Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị, liên kết giữa con giống - chăn nuôi - giết mổ - tiêu thụ - xây dựng thương hiệu. Tổ chức đấu giá sản phẩm tại các cơ sở giết mổ, chợ đầu mối nông sản.

5.3  Xúc tiến quảng bá thương hiệu:

- Hỗ trợ xúc tiến quảng bá thương hiệu Mai Vàng Bình Lợi.

- Tổ chức đoàn nghiên cứu thị trường hoa, cây kiểng tại các tỉnh miền Tây.

- Tổ chức khảo sát, đánh giá tiềm năng xuất khẩu hoa lan vào thị trường Campuchia.

- Tổ chức nghiên cứu thị trường hoa lan tại Thái Lan.

- Duy trì tổ chức các chợ phiên, hội chợ, hội thi, đấu xảo giống định kỳ, trong đó có Hội chợ - triển lãm xúc tiến đầu tư giống nông nghiệp thành phố, Hội thi - triển lãm bò sữa thành phố, triển lãm cá cảnh...

6. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao khả năng hội nhập CPTPP

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các Sở - ban ngành, Ủy ban nhân dân quận-huyện và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện:

- Rà soát, đề xuất bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Định kỳ tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành; tăng cường hiệu quả cơ chế một cửa.

- Tiếp nhận, xử lý phản ánh của người dân, doanh nghiệp về quy định hành chính của ngành qua phần mềm đường dây nóng của thành phố, tại bộ phận “một cửa”, trang thông tin điện tử...

- Rà soát, đơn giản hóa các thủ tục công nhận và tái công nhận vùng sản xuất rau an toàn và chứng nhận VietGAP cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt đối với các hộ sản xuất quy mô nhỏ.

- Mời gọi các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, tham gia đầu tư, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ và xuất khẩu. Khuyến khích khởi nghiệp và đổi mới, tích hợp các xu hướng và thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0:

+ Tổ chức Hội nghị về giải pháp chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân tiếp cận được nguồn vốn cho vay từ tổ chức tín dụng một cách thuận lợi để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, trong trường hợp không có tài sản thế chấp hoặc tài sản được định giá thấp so với giá thị trường.

+ Các tổ chức tín dụng định giá đất của hợp tác xã, thành viên hợp tác xã theo giá thị trường để được vay vốn nhiều hơn và được thế chấp bằng chính tài sản khi vay vốn.

+ Thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo giao lưu giữa doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giống với nông dân, trang trại, hợp tác xã; khuyến khích nông dân sử dụng giống có nguồn gốc, nhãn hiệu.

- Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với CPTPP:

+ Hỗ trợ nông dân hiểu biết rào cản về an toàn thực phẩm, về kiểm dịch động thực vật. Hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, thực thi pháp luật và các quy định khác của nhà nước.

+ Đào tạo, tập huấn, cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp. Mục tiêu nâng cao chất lượng, năng suất, giảm giá thành để tăng sự cạnh tranh.

(Đính kèm phụ lục 05: Đề xuất các chính sách chương trình, đề án, dự án thực hiện giai đoạn 2019-2025)

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí thực hiện 152.293 triệu đồng (Một trăm năm mươi hai tỷ hai trăm chín mươi ba triệu đồng), trong đó:

1. Về rà soát, xây dựng chính sách: 2.271 triệu đồng.

2. Xây dựng và chuyển giao đồng bộ các mô hình về trồng trọt: 19.438 triệu đồng.

3. Xây dựng và chuyển giao đồng bộ các mô hình về chăn nuôi: 10.937 triệu đồng.

4. Xây dựng và chuyển giao đồng bộ các mô hình về thủy sản: 10.333 triệu đồng.

5. Hỗ trợ phát triển hợp tác xã: 4.116 triệu đồng.

6. Xúc tiến thương mại: 1.585 triệu đồng.

7. Dự án đầu tư xây dựng thành phố đô thị thông minh trong lĩnh vực nông nghiệp: 95.500 triệu đồng.

8. Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn: 665 triệu đồng.

9. Xây dựng phần mềm quản lý thực hiện, hỗ trợ lãi vay theo chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố: 665 triệu đồng.

10. Đề án rà soát quy hoạch thủy lợi: 6.783 triệu đồng.

Nguồn vốn: Từ nguồn ngân sách thành phố. Trong đó, kinh phí giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì 56.793 triệu đồng; Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì 95.500 triệu đồng[9].

(Đính kèm Phụ lục 06: Tổng hợp kinh phí thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp).

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở - ban ngành, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình Phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện theo từng nhóm sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp thành phố.

- Khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện: Chuyển dịch 06 cây trồng vật nuôi chủ lực ngành nông nghiệp thành phố; hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (rau, hoa, bò sữa, bò thịt, heo, tôm, cá cảnh) trên địa bàn thành phố; sự sinh trưởng phát triển giống lan nuôi cấy mô để cung cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh; khả năng nhân rộng các hợp tác xã điển hình tiên tiến. Điều tra nhu cầu đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh khi cần thiết. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện; đề xuất các giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quận - huyện có liên quan:

- Bổ sung vào chính sách kích cầu đầu tư theo Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố; trong đó bổ sung thêm mức hỗ trợ 50% lãi suất ngân hàng giúp các chủ đầu tư các nhà máy giết mổ công nghiệp trang bị các kho bảo quản thịt và sản phẩm chế biến, pha lóc; hỗ trợ 50% chi phí thuê mặt bằng kinh doanh sản phẩm nông nghiệp cho 2 năm đầu tiên thực hiện theo chuỗi liên kết chứng nhận VietGAP; hỗ trợ 50% lãi suất cho các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh.

- Phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, cân đối, báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung vốn đầu tư công trung hạn đến năm 2020 hướng đến năm 2025 cho ngành nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại, xây dựng nông thôn mới và tăng cường năng lực phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Phối hợp với các Sở - ngành liên quan, cân đối, bố trí kế hoạch vốn hàng năm để thực hiện các dự án trọng điểm thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đảm bảo mục tiêu phát triển ngành trong từng thời kỳ kế hoạch, tiến độ đầu tư các chương trình, dự án, đề án.

- Ưu tiên bố trí vốn hỗ trợ cho đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố.

- Hỗ trợ vốn đầu tư cho các doanh nghiệp xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh nhằm hướng tới nông nghiệp hữu cơ.

- Tích hợp số liệu của các dự án ngành nông nghiệp vào quy hoạch chung của thành phố và các huyện-quận còn sản xuất nông nghiệp.

3. Sở Tài chính

Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, Sở Tài chính tổng hợp cân đối trình Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí thực hiện cho các đơn vị địa phương và dự toán chi ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện theo quy định.

4. Sở Công Thương

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát triển thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản; kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận trong thương mại.

- Phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm hỗ trợ hội nhập quốc tế thành phố hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp triển khai các nội dung theo Quyết định số 5341/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch truyền thông về hội nhập quốc tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020, gồm: tổ chức hội thảo, tọa đàm chuyên sâu theo nhóm ngành nghề/sản phẩm, từng thị trường trọng điểm hoặc các vấn đề quan trọng khác phục vụ nhu cầu cụ thể của các doanh nghiệp và các đối tượng khác; tập huấn về kỹ năng, công cụ cho doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế (tận dụng C/O ưu đãi; tự chứng nhận xuất xứ, phòng vệ thương mại).

5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng các đề tài, dự án, giải pháp và chính sách thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, trước hết là các tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình canh tác, tưới nước, bón phân, bảo quản sau thu hoạch, chế biến, tiêu thụ nông sản.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, thực phẩm; xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các nông sản, thực phẩm chủ lực của thành phố.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ nghiên cứu xác định đúng giống cá dứa thông qua giải mã, xác định gen và quy trình sinh sản, nhân giống, xây dựng thương hiệu Cá Dứa giống Cần Giờ.

6. Sở Quy hoạch - Kiến trúc

- Công bố, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp các quy hoạch phát triển đô thị trong từng giai đoạn cụ thể để người dân an tâm đầu tư sản xuất.

- Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện các dự án liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn.

7. Sở Xây dựng

Hướng dẫn, hỗ trợ, cấp phép cho người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp xây dựng các công trình phụ trợ (nhà màng, nhà lưới, nhà kính, nhà xưởng, nhà sơ chế, phòng thí nghiệm nuôi cấy mô, các công trình phục vụ du lịch, ...) phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên đất sản xuất nông nghiệp.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và sở ngành, quận, huyện liên quan quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo đúng quy hoạch được duyệt, đặc biệt là quản lý, chuyển đổi đất chuyên trồng lúa.

- Tạo thuận lợi và hỗ trợ về thủ tục đất đai đối với các nhà đầu tư tham gia đầu tư theo quy hoạch, đặc biệt là việc chuyển đổi đất trồng cây hiệu quả thấp (lúa, mía, cao su) sang trồng cây có hiệu quả cao hơn (rau, hoa, bắp, cỏ chăn nuôi); tăng cường quản lý môi trường ở các làng nghề, các vùng sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực, tập trung để đảm bảo phát triển bền vững.

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư xe thu gom, vận chuyển chất thải để xử lý thành phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở - ngành, địa phương liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố về cơ chế, chính sách hỗ trợ triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

10. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở - ngành, địa phương liên quan tuyên truyền sâu rộng quy hoạch nông nghiệp, nông thôn và các chủ trương, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch.

11. Sở Du lịch

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở - ngành, địa phương liên quan thực hiện cụ thể hóa các nội dung triển khai về xây dựng và phát triển sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái tại các vùng ngoại thành.

12. Ban An toàn thực phẩm thành phố

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chuỗi an toàn thực phẩm, chứng nhận các sản phẩm an toàn theo đúng quy định.

- Tuyên truyền, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc chứng nhận các sản phẩm an toàn cung ứng ra thị trường.

13. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư:

Phối hợp cùng các Sở - ban ngành thực hiện các chương trình hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản trong và ngoài nước.

14. Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ vay vốn ngân hàng theo hình thức tín chấp và bằng tài sản hình thành trong tương lai, có sự liên kết theo chuỗi giữa các cơ quan, đơn vị; chính sách hỗ trợ vay vốn cho người dân và các doanh nghiệp khởi nghiệp.

15. Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các ngành liên quan

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở - ban ngành triển khai thực hiện các nội dung cơ cấu lại ngành nông nghiệp; xác định, duy trì diện tích đất nông nghiệp phục vụ sản xuất theo quy hoạch.

- Đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất danh mục sản phẩm chủ lực phù hợp với từng huyện và xây dựng kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp của địa phương.

- Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy mạnh thực hiện và nâng cao hiệu quả cơ cấu lại nông nghiệp.

- Phát hiện, đánh giá các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn; đề xuất chính sách hỗ trợ để nhân rộng đối với các mô hình hiệu quả.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò sữa (TMR), sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.

16. Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao

Phát triển thêm từ 2-3 khu nông nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Chuyển giao ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

17. Hội nông dân thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội

Tích cực tham gia tuyên truyền, hỗ trợ thu thập thông tin đánh giá về chất lượng giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tập hợp thông tin nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng về tính chất sản phẩm từ nông nghiệp, dịch vụ chế biến nông lâm thủy sản để chọn lọc, tư vấn, đặt hàng các viện trường, các đề tài nghiên cứu.

18. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp

Tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố có trách nhiệm thực hiện các quy định của nhà nước và tham gia các đề tài nghiên cứu, hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng chuỗi liên kết theo quy định.

Ngoài ra, các Sở-ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện-quận có sản xuất nông nghiệp triển khai thực hiện các giải pháp đã nêu tại chương trình này./.

 

PHỤ LỤC 1.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2014-2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2013

Thực hiện năm 2014

Thực hiện năm 2018

Kế hoạch năm 2019

Bình quân 2014-2018

Số tăng giảm tuyệt đối giai đoạn 2014 - 2018

I

TRỒNG TRỌT

 

 

 

 

 

 

 

1

Cây hàng năm

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Cây lương thực có hạt

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Lúa cả năm

 

 

 

 

 

 

 

 

DT gieo trồng

Ha

21.293

20.808

16.919

13.500

(4,5)

(4.373,7)

 

Năng suất

Tấn/ha

4,2

4,3

4,68

5,24

2,0

0,4

 

Sản lượng

Tấn

90.259

88.602

79.150

70.800

(2,6)

(11.108,7)

 

Lúa Đông Xuân

 

 

 

 

 

 

-

 

DT gieo trồng

Ha

6.065

5.558

4.875

3.500

(4,3)

(1.190,0)

 

Năng suất

Tấn/ha

4,8

4,8

5,05

6,00

1,1

0,3

 

Sản lượng

Tấn

29.063

26.518

24.619

21.000

(3,3)

(4.444,3)

 

Lúa Hè Thu

 

 

 

 

 

 

-

 

DT gieo trồng

Ha

6.271

6.468

5.555

4.000

(2,4)

(716,2)

 

Năng suất

Tấn/ha

4,2

4,2

4,70

5,10

2,3

0,5

 

Sản lượng

Tấn

26.362

27.286

26.108

20.400

(0,2)

(254,4)

 

Lúa vụ Mùa

 

 

 

 

 

 

-

 

DT gieo trồng

Ha

8.957

8.782

6.490

6.000

(6,2)

(2.467,5)

 

Năng suất

Tấn/ha

3,9

4,0

4,38

4,90

2,4

0,5

 

Sản lượng

Tấn

34.834

34.798

28.424

29.400

(4.0)

(6.410,0)

1.2

Cây thực phẩm

 

 

 

 

 

 

-

 

Rau các loại

 

 

 

 

 

 

-

 

DT gieo trồng

Ha

14.714

14.120

18.756

20.500

5,0

4.041,6

 

Năng suất

Tấn/ha

24,4

25,3

28,1

28,2

2,8

3,7

 

Sản lượng

Tấn

359.031

357.223

526.106

577.075

7,9

167.074,4

1.3

Cây công nghiệp hàng năm

 

 

 

 

 

 

-

 

- Diện tích cây mía

Ha

2.410

2.318

1.700

1.300

(6,7)

(710,0)

1.4

Cây hàng năm khác

 

 

 

 

 

 

-

 

Cây Hoa kiểng

Trong đó:

Ha

2.030

2.080

2.395

2.445

3,4

365,0

 

Mai

Ha

500

515

610

610

4,1

110,0

 

Lan

Ha

280

305

375

375

6,0

95,0

 

Hoa nền (DTGT)

Ha

730

735

840

870

2,8

110,0

 

Kiểng, bonsai

Ha

520

525

570

590

1,9

50,0

 

Cỏ thức ăn gia súc

 

 

 

 

 

 

-

 

DT cỏ thức ăn gia súc hiện có

Ha

4.000

4.000

4.250

4.250

1,2

250,0

1.5

Cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

-

 

Cây Cao su

 

 

 

 

 

 

-

 

- Diện tích cây cao su

Ha

4.000

4.000

3.250

3.000

(4,1)

(750,0)

 

Cây ăn trái

 

 

 

 

 

 

-

 

 - Diện tích cây ăn trái

Ha

10.000

10.000

8.500

7.000

(3,2)

(1.500,0)

II

CHĂN NUÔI

 

 

 

 

 

 

-

1

Tổng đàn

 

 

 

 

 

 

(49,4)

1.1

Trâu

Con

5.577

5.603

4.581

5.200

(3,9)

(996,0)

1.2

Con

112.011

127.245

124.300

152.000

2,1

12.289,0

 

Trong đó: - Bò thịt

Con

23.462

24.045

44.300

77.000

13,6

20.838,0

 

- Bò sữa

Con

88.549

103.200

80.000

75.000

(2,0)

(8.549,0)

 

Cái vắt sữa

Con

43.742

45.083

49.200

51.000

2,4

5.458,0

1.3

Tổng đàn heo

Con

286.749

276.864

290.000

280.000

0,2

3.251,0

 

Trong đó: Nái sinh sản

Con

43.321

43.133

45.500

46.000

1,0

2.179,0

1.4

Con

2.339

1.796

3.209

4.400

6,5

870,0

1.6

Gia cầm

1000 con

305

563

300

350

(0,3)

(5,0)

2

Sản phẩm chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

-

 

Thịt heo hơi

Tấn

76.725

81.315

94.500

94.500

4,3

17.775,0

 

Thịt trâu bò hơi

Tấn

9.419

7.811

10.500

16.000

2,2

1.081,0

 

Thịt gia cầm hơi

Tấn

1.757

2.392

2.100

2.200

3,6

343,0

 

Sữa Bò tươi

Tấn

239.356

251.787

292.248

306.428

4,1

52.891,8

 

Nuôi chim yến lấy tổ

kg

2.715

3.700

9.500

10.500

28,5

6.785,0

III

LÂM NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

-

 

Diện tích đất có rừng

Ha

34.411

34.446

36.637

36.802

1,3

2.226,0

 

Tỷ lệ che phủ rừng

%

16,42

16,44

17,48

17,56

13

1,1

 

Tỉ lệ che phủ rừng và cây xanh

%

39,60

39,80

40,18

40,24

0,3

0,6

IV

DIÊM NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

-

1

Diện tích sản xuất muối

Ha

1.517

1.667

1.558

1.000

0,5

41,2

2

Sản lượng muối

Tấn

90.421

111.822

79.230

55.000

(2,6)

(11.191,0)

V

THỦY SẢN

 

 

 

 

 

 

-

 

Tổng sản lượng

Tấn

52.164

55.180

63.521

62.700

4,0

11.357,0

1

Diện tích nuôi

Ha

10.100

10.200

8.850

8.650

(2,6)

(1.250,0)

1.1

Nuôi nước ngọt

"

1.640

1.740

1.150

1.150

(6,9)

(490,0)

1.2

Nuôi lợ mặn

"

8.460

8.460

7.700

7.500

(1,9)

(760,0)

2

Sản lượng nuôi

Tấn

30.431

36.375

44.321

41.200

7,8

13.890,0

2.1

Nuôi nước ngọt

"

8.125

7.760

9.000

9.500

2,1

875,0

 

SL cá nước ngọt

"

7.800

7.500

9.000

9.500

2,9

1.200,0

2.2

Nuôi lợ mặn

"

22.306

28.615

35.321

31.700

9,6

13.015,0

 

Tôm nước lợ

"

14.200

16.500

14.585

17.450

0,5

385,0

 

- Tôm sú

"

1.700

1.700

2.360

2.050

6,8

660,0

 

- Tôm thẻ chân trắng

"

11.000

12.000

11.225

14.600

0,4

225,0

 

Sản lượng nghêu, sò

"

6.906

11.325

20.600

14.000

24,4

13.694,0

3

Sản lượng khai thác

Tấn

21.733

18.805

19.200

21.500

(2,4)

(2.533,0)

4

Cá cảnh

Triệu con

80

90

182

200,0

17,9

102,0

5

Tổng đàn cá sấu

Con

187.500

167.000

95.000

90.000

(12,7)

(92.500,0)

VI

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (giá 2010)

 

 

 

 

 

 

0,8

 

NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

Tỉ đồng

10.556,1

11.158,9

14.003,8

14.866,0

5,8

3.447,7

1

Nông nghiệp

"

8.203,3

8.567,9

10.653,1

11.300,0

5,4

2.449,7

 

Trồng trọt

"

3.086,7

3.210,3

3.858,3

4.085,0

4,6

771,6

 

Chăn nuôi

"

4.513,5

4.698,6

5.639,5

5.870,0

4,6

1.126,0

 

Dịch vụ nông nghiệp

"

603,1

659,0

1.155,2

1.345,0

13,9

552,1

2

Lâm nghiệp

"

753

98,5

79,1

80,0

0,9

3,3

3

Thủy sản

"

2.276,9

2.492,5

3.271,6

3.486,0

7,5

994,7

 

Đánh bắt

"

558,2

594,7

631,5

605,0

2,5

73,3

 

Nuôi trồng

"

1.718,7

1.897,8

2.640,1

2.881,0

9,0

921,4

VII

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (giá thực tế)

 

 

 

 

 

-

 

NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

Tỉ đồng

14.308,7

16.435,9

21.402

23.376,4

8,4

7.092,9

1

Nông nghiệp

"

10.252,1

11.760,3

14.899

16.260,5

7,8

4.646,8

 

Trồng trọt

"

3.857,3

3.922,0

5.379

5.856,4

6,9

1.521,7

 

Chăn nuôi

"

5.565,2

6.909,8

7.822

8.376,8

7,0

2.257,2

 

Dịch vụ nông nghiệp

"

829,6

928,5

1.698

2.027,3

15,4

867,9

2

Lâm nghiệp

"

114,4

166,4

148,8

155,0

5,4

34,5

3

Thủy sản

"

3.942,3

4.509,2

6.354

6.960,9

10,0

2.411,6

 

Đánh bắt

"

1.053,9

1.198,4

1.542

1.523,2

7,9

487,7

 

Nuôi trồng

"

2.888,4

3.310,8

4.812

5.395,8

10,7

1.923,9

VIII

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (Giá thực tế)

 

 

 

 

 

 

 

NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

%

100,0

100,0

100,0

100,0

 

 

1

Nông nghiệp

"

71,6

71,6

69,6

69,6

 

 

 

Trồng trọt

"

27,0

23,9

25,1

25,1

 

 

 

Chăn nuôi

"

38,9

42,0

36,6

35,8

 

 

 

Dịch vụ nông nghiệp

"

5,8

5,6

7,9

8,7

 

 

2

Lâm nghiệp

"

0,8

1,0

0,7

0,7

 

 

3

Thủy sản

"

27,6

27,4

29,7

29,6

 

 

 

Đánh bắt

"

7,4

7,3

7,2

6,5

 

 

 

Nuôi trồng

"

20,2

20,1

22,5

23,1

 

 

 

PHỤ LỤC 02.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ ÁN, QUY HOẠCH TIẾP TỤC THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố)

TT

Tên quy hoạch, chương trình, đề án, phương án

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Quyết định phê duyệt

I. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐẾN 2020 (19 chương trình, đề án):

1

Chương trình phát triển sản xuất, phân phối và tiêu thụ nông sản theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 6485/QĐ-UBND ngày 04/12/2015

2

Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ nông, lâm và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 5702/QĐ-UBND ngày 06/11/2015

3

Chương trình mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 4652/QĐ-UBND ngày 06/9/2016

4

Chương trình phát triển giống bò thịt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 20/01/2016

5

Chương trình quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 26/2/2016

6

Chương trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát lâm sản trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2020.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 26/02/2016

7

Chương trình quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 20/4/2016

8

Chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn Thành phố 2016-2020.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Văn bản số 1073/UBND- CNN ngày 15/3/2016

9

Chương trình phát triển cá cảnh trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 1548/QĐ-UBND ngày 02/4/2016

10

Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 4697/QĐ-UBND ngày 08/9/2016

11

Chương trình phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2020.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 20/01/2016

12

Chương trình phát triển hoa kiểng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2020.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 05/02/2016

13

Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2020

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 6150/QĐ-UBND ngày 24/11/2016

14

Bộ tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 4296/QĐ-UBND ngày 19/8/2016

15

Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn vùng nông thôn mới Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 6183/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016

16

Chương trình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 17/01/2017

17

Chương trình đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp thành phố giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 257/QĐ-UBND ngày 19/01/2017

18

Chương trình xây dựng chuỗi liên kết và cung ứng trong nông nghiệp giai đoạn 2017-2020

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 323/QĐ-UBND ngày 20/01/2017

19

Đề án Nâng cấp Hệ thống Thông tin thị trường nông sản Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 306/QĐ-UBND ngày 20/01/2017

II

CÁC QUY HOẠCH TIẾP TỤC THỰC HIỆN

1

Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28/12/2009

2

Đề án quy hoạch sản xuất muối trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (huyện Cần Giờ) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 5765/QĐ-UBND ngày 20/12/2010

3

Quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 768/QĐ-UBND ngày 21/02/2014

4

Đề án quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 670/QĐ-UBND ngày 15/02/2014

5

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 3179/QĐ-UBND ngày 22/6/2011

6

Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

Quyết định số 3178/QĐ- UBND ngày 22/6/2011

III

TIẾP TỤC XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN

1

Phương án chuyển đổi diện tích sản xuất muối trên địa bàn huyện Cần Giờ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

 

2

Phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

 

IV

CHUYỂN CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH TÍCH HỢP VÀO QUY HOẠCH CHUNG CỦA CÁC HUYỆN-QUẬN CÓ LIÊN QUAN

1

Quy hoạch bố trí cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn thành phố đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

 

2

Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

 

3

Quy hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn Thành phố đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

 

4

Điều chỉnh quy hoạch sản xuất và dịch vụ nông nghiệp, phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

 

5

Quy hoạch phát triển Hoa cây kiểng trên địa bàn Thành phố đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và UBND các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

 

 

PHỤ LỤC 3.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2018

Định hướng 2020

Định hướng 2025

I

TRỒNG TRỌT

 

 

 

 

1

Lúa (DT canh tác)

Ha

6.490

3.000

1.000

2

Rau (DT canh tác)

Ha

3.524

4.500

5.200

 

Trong đó Rau ứng dụng CN Cao

Ha

 

700

1.000

3

Cây Mía (DT canh tác)

Ha

1.700

300

không còn diện tích mía

4

Cỏ (DT canh tác)

Ha

4.250

4.160

3.800

5

Diện tích hoa cây kiểng

Trong đó:

Ha

2.395

2.500

2.800

 

Mai (Diện tích canh tác)

Ha

610

530

500

 

Lan (Diện tích canh tác)

Ha

375

400

500

 

Hoa nền (Diện tích gieo trồng)

Ha

840

870

900

 

Kiểng, bonsai (Diện tích canh tác)

Ha

570

700

900

6

Cây cao su (DT canh tác)

Ha

3.250

2.500

1.500

7

Cây ăn trái (DT canh tác)

Ha

8.500

6.000

4.000

II

CHĂN NUÔI

 

 

 

 

1

Tổng đàn bò

Con

124.300

137.000

137.000

 

Trong đó: Bò thịt

Con

44.300

60.000

76.000

 

Bò sữa

Con

80.000

77.000

61.000

 

Cái vắt sữa

Con

49.200

38.500

30.500

2

Tổng đàn heo (không tính heo con theo mẹ)

Con

290.000

300.000

290.000

 

Trong đó: Nái sinh sản

Con

45.500

50.000

60.000

3

Nuôi chim yến lấy tổ

kg

9.500

12.000

15.000

III

LÂM NGHIỆP

 

 

 

 

1

Diện tích đất lâm nghiệp, trong đó:

Ha

35.640

35.489

35.989

 

- Diện tích đất có rừng các loại

Ha

33.287

33.512

35.012

 

- Đất trống không rừng quy hoạch lâm nghiệp

Ha

2.353

1.977

977

2

Diện tích cây lâm nghiệp trồng ngoài quy hoạch

Ha

3.350

3.500

3.500

3

Diện tích đất có rừng và cây lâm nghiệp trồng ngoài quy hoạch

Ha

36.637

37.012

38.512

4

Tỷ lệ che phủ rừng

%

17,48

17,86

18,59

IV

DIÊM NGHIỆP

 

 

 

 

1

Diện tích sản xuất muối

Ha

1.558

1.000

854

V

THỦY SẢN

 

 

 

 

1

Diện tích nuôi

Ha

8.850

6.806

6.828

1.1

Nuôi nước ngọt

Ha

1.150

920

940

 

Trong đó diện tích nuôi tôm càng xanh

Ha

 

50

200

1.2

Nuôi lợ mặn Trong đó:

Ha

7.700

5.886

5.888

 

Tôm nước lợ, Trong đó:

Ha

6.030

5.495

5.491

 

- Tôm sú thâm canh, bán thâm canh

 

81

300

500

 

- Tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh

Ha

2.547

3.012

3.299

2

Sản lượng nuôi

Tấn

44.321

44.760

51.054

2.1

Nuôi nước ngọt

Tấn

9.000

7.215

8.610

 

Tôm càng xanh

Tấn

 

50

200

2.2

Nuôi lợ mặn

Tấn

35.321

37.545

42.444

 

Tôm nước lợ

Tấn

14.585

25.033

29.546

 

- Tôm sú

Tấn

2.360

3.000

5.800

 

Trong đó: Thâm canh, bán thâm canh

Tấn

1.290

1.500

3.000

 

- Tôm thẻ chân trắng

Tấn

12.225

22.033

23.746

3

Sản lượng khai thác

Tấn

19.200

22.000

23.000

4

Cá cảnh

Triệu con

182

220

300

 

Trong đó xuất khẩu:

Triệu con

20

30

50

 

Kim ngạch

Triệu USD

22

30

50

 

PHỤ LỤC 04.

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRỞ THÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Tên dự án

Quy mô, nội dung chi tiết các công việc thực hiện

Kinh phí (triệu đồng)

Đề xuất nguồn vốn

Thời gian thực hiện

Tổng mức đầu tư

Năm 2018

1.

Hệ thống thông tin và CSDL phục vụ Chương trình nông thôn mới

- Theo dõi, cập nhật các nhiệm vụ phục vụ Chương trình nông thôn mới tại địa phương từ cấp xã lên đến Sở.

- Theo dõi, cập nhật thông tin các xã/phường, quận/ huyện đạt chỉ tiêu nông thôn mới.

- Theo dõi, cập nhật các tiêu chí nông thôn mới; kết quả chấm điểm nông thôn mới.

- Theo dõi, cập nhật tiến độ thực hiện các tiêu chí XD NTM của các xã tại địa phương.

- Thống kê, báo cáo về tình hình triển khai và kết quả đạt được của Chương trình nông thôn mới.

2.000

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2019

2.

Hệ thống thông tin CSDL thông tin vùng sản xuất nông nghiệp an toàn; giống cây nông nghiệp, phân bón

Hệ thống lưu trữ các thông tin về trồng trọt kết hợp với các hệ thống CSDL khác như Hệ thống CSDL về dịch bệnh, sâu bệnh, CSDL về thuốc BVTV và công tác phòng dịch,... để giúp Lãnh đạo Sở đưa ra được kế hoạch phát triển, điều chỉnh cơ cấu cây trồng tại địa phương.

- Quản lý thông tin giống cây trồng, cập nhật thông tin nghiên cứu, công nhận giống mới.

- Quản lý thông tin về phân bón sử dụng tại địa phương.

- Quản lý việc áp dụng kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp an toàn, quy trình được sử dụng tại địa phương.

- Quản lý quy mô, sản lượng, diện tích, tình hình sản xuất trồng trọt (bổ sung vùng sản xuất lúa, hoa kiểng,...); cập nhật thông tin trên bản đồ GIS.

- Cập nhật kế hoạch sản xuất trồng trọt theo vụ, hàng năm và từng giai đoạn của địa phương.

- Lập kế hoạch cho sản xuất nông nghiệp an toàn và theo dõi việc triển khai kế hoạch tại địa phương.

- Quản lý thông tin chuyển dịch cơ cấu cây trồng hằng năm.

- Thống kê, báo cáo về quản lý sản xuất nông nghiệp an toàn.

4.000

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2019

3.

Hệ thống thông tin CSDL Quản lý thông tin đất và sử dụng đất cho nông lâm nghiệp và thủy sản

Hệ thống là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu về diện tích đất sử dụng cho từng xã/phường có liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

- Quản lý hiện trạng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất theo từng năm, theo từng địa phương.

- Lập kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp theo từng năm, theo giai đoạn phục vụ tốt cho sản xuất của người dân.

6.000

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2019

4.

Hệ thống thông tin CSDL thông tin thị trường, xuất nhập khẩu hàng hóa NLTS

Là hệ thống cung cấp các thông tin thị trường tại địa phương, giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản của địa phương, đưa ra các theo dõi diễn biến giá cả thị trường giúp nông dân, nhà sản xuất, doanh nghiệp thu mua điều chỉnh phù hợp nguồn cung cho thị trường vào mùa vụ tiếp theo;

- Giá cả thị trường được cập nhật hàng ngày qua phiên bản cập nhật di động (gồm nhiều loại giá phục vụ cho tất cả đối tượng sử dụng hệ thống).

- Cập nhật thông tin về sản lượng NLTS trong địa phương.

- Quản lý hệ thống các thông tin nông sản theo nhóm, lĩnh vực.

- Diễn biến về giá được thể hiện qua biểu đồ và bảng chỉ thị màu tăng giảm giúp người dùng dễ dàng theo dõi.

- Thống kê, báo cáo về tình hình Xuất nhập khẩu và thị trường.

3.500

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2019

5.

Hệ thống thông tin CSDL quản lý tàu cá và sổ nhật ký đánh cá

- Hệ thống lưu trữ thông tin về tàu cá của địa phương.

- Quản lý thông tin đánh cá qua sổ nhật ký đánh cá, thông tin đánh bắt thủy hải sản, vùng đánh bắt.

- Quản lý các dịch vụ kinh doanh khác của tàu cá ngoài việc đánh bắt cá.

- Lập kế hoạch hỗ trợ, phát triển tàu cá và các dịch vụ liên quan đến tàu cá.

- Quản lý ngân sách và thông tin chính sách hỗ trợ các hộ dân có tàu cá.

- Thống kê, báo cáo tình hình số lượng, phát triển hộ tàu cá tại địa phương.

- Thống kê, báo cáo quản lý Nhà nước liên quan đến đánh bắt thủy hải sản, tàu cá.

- Định vị tàu cá ngoài khơi, hỗ trợ trong việc tìm kiếm cứu nạn và quản lý đánh bắt xa bờ.

5.000

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2020

6.

Hệ thống thông tin CSDL quản lý rừng, giao khoán, khai thác, chế biến lâm sản gỗ và gây nuôi động vật hoang dã

- Hệ thống cập nhật, quản lý các thông tin về việc giao khoán rừng, quản lý theo mục đích sử dụng.

- Quản lý trồng và phát triển rừng (trong đô thị và ngoài tự nhiên).

- Kế hoạch khai thác, tình hình chế biến lâm sản gỗ và ngoài gỗ tại địa phương.

- Hiển thị diện tích rừng được trồng mới và hiện có, đang khai thác tại địa phương trên bản đồ GIS.

- Tích hợp với hệ thống cảnh báo cháy rừng của quốc gia để đưa ra cảnh báo qua hệ thống SMS.

- Cập nhật các cơ sở chế biến lâm sản, gỗ và cơ sở gây nuôi động vật hoang dã; các thông tin vi phạm trong việc khai thác rừng.

- Quản lý nhân sự liên quan bảo vệ và phát triển rừng.

- Quản lý các loại hình kinh doanh dịch vụ khác liên quan đến rừng.

10.000

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2020

7.

Hệ thống thông tin CSDL giống vật nuôi (gia súc, gia cầm), thức ăn chăn nuôi, thông tin chăn nuôi tại địa phương.

Hệ thống lưu trữ các thông tin về chăn nuôi kết hợp với các hệ thống CSDL khác như Hệ thống CSDL về dịch bệnh, thuốc thú y,... để giúp Lãnh đạo Sở đưa ra được kế hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa phương.

- Quản lý thông tin giống gia súc, gia cầm, cập nhật thông tin nghiên cứu, công nhận giống mới.

- Quản lý thông tin về thức ăn chăn nuôi.

- Quản lý việc áp dụng kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn, quy trình được sử dụng tại địa phương.

- Quản lý quy mô, sản lượng, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa phương.

- Lập kế hoạch cho chăn nuôi và theo dõi việc triển khai kế hoạch tại địa phương.

- Thống kê, báo cáo về quản lý chăn nuôi gia súc, gia cầm.

5.000

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2019

8.

Hệ thống thông tin CSDL quản lý thông tin làng nghề, làng nghề truyền thống

Hệ thống thông tin CSDL về làng nghề, làng nghề truyền thống là hệ thống quản lý và giúp cho các lãnh đạo Sở xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn một cách chính xác và phù hợp nhất với từng địa phương và từng giai đoạn phát triển của đất nước:

- Theo dõi, cập nhật thông tin làng nghề, làng nghề truyền thống.

- Theo dõi, cập nhật thông tin tiêu chí công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống.

- Theo dõi, cập nhật tình hình công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống.

- Quản lý hồ sơ công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống.

- Thống kê, báo cáo quy mô, ngành nghề làng nghề, làng nghề truyền thống và các báo cáo khác theo quy định.

1.500

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2019

9.

Xây dựng hệ thống CSDL quản lý tập trung các đề tài chương trình, nghiên cứu khoa học công nghệ, dự án của Sở

Hệ thống thông tin CSDL này là nơi tập trung các đề tài, chương trình, dự án thuộc phạm vi Sở phụ trách hoặc nguồn vốn của Sở, giúp lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn nắm vững các lĩnh vực, nhiệm vụ đã đang thực hiện, ngân sách triển khai, tính hiệu quả của từng nhiệm vụ từ đó có kế hoạch và hướng phát triển cho những năm tiếp theo.

- Hệ thống gồm nhiều chức năng, có thể kể ra:

- Cập nhật thông tin chung các chương trình, dự án, đề tài của Sở;

- Cập nhật và Theo dõi tiến độ dự án, chương trình, đề tài;

- Thống kê, báo cáo vốn đầu tư theo giai đoạn, theo năm, loại lĩnh vực;

2.000

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2019

10.

Quản lý thông tin trang trại nông lâm nghiệp và thủy sản

- Cập nhật thông tin chung về các trang trại Nông lâm thủy sản;

- Cập nhật thông tin quy mô sản xuất của trang trại theo từng năm;

- Cập nhật sản lượng và các thông tin đầu tư, thu nhập, nguồn lực của trang trại;

- Thống kê, báo cáo về các trang trại đạt theo quy định Nhà nước; Từ đó nắm rõ được nguồn cung nông lâm sản đáp ứng cho thị trường

1.500

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2019

11.

Hệ thống CSDL thông tin các cơ sở kinh doanh, sản xuất thuốc thú y và BVTV, thức ăn chăn nuôi

- Cập nhật thông tin chung về các cơ sở kinh doanh, sản xuất thuốc thú y, BVTV, thức ăn chăn nuôi;

- Cập nhật và theo dõi các sản phẩm mà Cơ sở kinh doanh, sản xuất;

- Thống kê, cập nhật, theo dõi thông tin an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường của các cơ sở kinh doanh, sản xuất;

- Cập nhật các kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất trong phạm vi trách nhiệm của đơn vị;

- Thống kê, tiếp nhận các báo cáo của xã/phường, quận/huyện, chi cục lên sở; Báo cáo tình hình các cơ sở kinh doanh, sản xuất tại địa phương để giúp lãnh đạo Sở thực hiện các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tại địa phương và có kế hoạch tốt cho việc phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc thú y, BVTV, thức ăn chăn nuôi tại địa phương

2.500

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2019

12.

Hệ thống thông tin CSDL quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Hệ thống thông tin CSDL này là hệ thống tập trung lưu trữ về thuốc BVTV sử dụng tại địa phương;

- Quản lý, cập nhật kết quả khảo nghiệm và công nhận thuốc bảo vệ thực vật mới;

- Quản lý kế hoạch, thông tin dự trữ thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương;

- Quản lý kế hoạch đầu tư, thông tin phát triển hệ thống khảo nghiệm, kiểm nghiệm về thuốc BVTV;

- Quản lý nhân lực phục vụ hoạt động quản lý Nhà nước về thuốc BVTV;

- Thống kê, báo cáo các thông tin liên quan đến quản lý thuốc BVTV từ đó kết hợp với hệ thống Dữ liệu lớn liên kết với dữ liệu dịch bệnh để đưa ra chỉ đạo hợp lý trong công tác phun phòng dịch

5.000

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2019

13.

Hệ thống thông tin CSDL dịch bệnh và diễn biến dịch bệnh, công tác tiêm phòng dịch trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

- Cập nhật thông tin về bệnh liên quan đến chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại địa phương

- Cập nhật các biện pháp phòng trừ bệnh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

- Dự báo tình hình phát sinh, phát triển dịch bệnh

- Quản lý tình hình diễn biến của dịch bệnh;

- Hiển thị, khoanh vùng vùng bị nhiễm bệnh qua hệ thống bản đồ GIS;

- Cập nhật và hiển thị thông tin các vùng đã được tiêm thuốc vắc xin, thuốc phòng chống dịch bệnh trên bản đồ GIS;

- Thống kê các vùng chưa được phun và đưa ra cảnh báo dịch bệnh;

- Cảnh báo sẽ gửi đến người sử dụng qua SMS;

- Thống kê, báo cáo kịp thời tình hình nhiễm bệnh trên vật nuôi và thủy sản

12.000

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2019

14.

Hệ thống thông tin CSDL quản lý thông tin sâu bệnh, dịch bệnh, công tác phòng bệnh trên cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp

- Cập nhật thông tin về các loài sâu, loại bệnh liên quan đến thực vật;

- Cập nhật các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh;

- Dự báo tình hình phát sinh, phát triển của sâu bệnh

- Quản lý tình hình diễn biến của dịch bệnh, sâu bệnh;

- Hiển thị, khoanh vùng vùng bị nhiễm bệnh, sâu bệnh qua hệ thống bản đồ GIS;

- Cảnh báo sẽ gửi đến người sử dụng qua SMS;

- Thống kê, báo cáo kịp thời tình hình sâu, bệnh trên các cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp

12.000

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2020

15.

Hệ thống thông tin CSDL quản lý thuốc thú y

Hệ thống thông tin CSDL này là hệ thống tập trung lưu trữ về thuốc thú y sử dụng tại địa phương;

- Quản lý, cập nhật kết quả khảo nghiệm và công nhận thuốc thú y mới;

- Quản lý kế hoạch, thông tin dự trữ thuốc thú y tại địa phương (quy trình từ xã lên đến Sở);

- Quản lý kế hoạch đầu tư, thông tin phát triển hệ thống khảo nghiệm, kiểm nghiệm về thuốc thú y

- Quản lý nhân lực phục vụ hoạt động quản lý Nhà nước về thuốc thú y

- Thống kê, báo cáo các thông tin liên quan đến quản lý thuốc thú ý từ đó kết hợp với hệ thống Dữ liệu lớn liên kết với dữ liệu dịch bệnh để đưa ra chỉ đạo hợp lý trong công tác sử dụng phòng chống dịch bệnh

5.000

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2019

16.

Hệ thống thông tin CSDL giống thủy sản, thức ăn thủy sản, nuôi trồng thủy sản tại địa phương;

Hệ thống lưu trữ các thông tin về nuôi trồng thủy sản kết hợp với các hệ thống CSDL khác như Hệ thống CSDL về dịch bệnh, thuốc thú y,... để giúp Lãnh đạo Sở đưa ra được kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương

- Quản lý thông tin giống thủy sản, cập nhật thông tin nghiên cứu, công nhận giống mới;

- Quản lý thông tin về thức ăn thủy sản;

- Quản lý việc áp dụng kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, quy trình được sử dụng tại địa phương;

- Quản lý quy mô, sản lượng, tình hình nuôi trồng thủy sản tại địa phương; cập nhật trên bản đồ GIS

- Lập kế hoạch nuôi trồng thủy sản và theo dõi việc triển khai kế hoạch tại địa phương;

- Thống kê, báo cáo về quản lý nuôi trồng thủy sản

5.000

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2019

17.

Hệ thống thông tin CSDL quản lý phí dịch vụ môi trường rừng

- Hệ thống quản lý, cập nhật, theo dõi công tác thu phí dịch vụ môi trường rừng;

- Thống kê, báo cáo về tình hình triển khai thu phí dịch vụ môi trường rừng tại địa phương;

1.500

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2020

18.

Hệ thống thông tin CSDL Kết quả mẫu phân tích quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản; Cảnh báo về môi trường nước

- Hệ thống lưu trữ, chia sẻ, cập nhật các thông tin kết quả phân tích quan trắc môi trường;

- Hiển thị cảnh báo sẽ được gửi đến người tham gia hệ thống dưới SMS, và hiển thị trên bản đồ GIS về thủy sản.

6.000

100

Ngân sách thành phố

2018 - 2020

19.

Xây dựng Hệ thống Quản lý Nông nghiệp thông minh

- Hệ thống cho phép tích hợp các CSDL chuyên ngành hiện có, tổng hợp và hiện những thông số chuyên ngành, những thông tin cảnh báo một cách trực quan qua Biểu đồ, bản đồ GIS, nhắn tin qua SMS, phiên bản di động dành riêng cho Mobile.

- Thông qua đó hệ thống giúp các cán bộ chuyên ngành, Lãnh đạo Sở có cái nhìn tổng quát trên mọi lĩnh vực và từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời.

6.000

 

Ngân sách thành phố

2019 - 2020

Tổng kinh phí

95.500

1.800

Ngân sách thành phố

 

 

PHỤ LỤC 05:

ĐỀ XUẤT CÁC CHÍNH SÁCH, DỰ ÁN THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Các chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

1

Chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018-2020. Mức hỗ trợ: gấp 3 lần mức lương tối thiểu vùng I; đối tượng hỗ trợ: Giám đốc hợp tác xã

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

 

2

Chính sách khuyến khích hộ nông dân tham gia liên kết, trở thành thành viên của hợp tác xã. Mức hỗ trợ: tối đa không quá 20 triệu đồng/thành viên. Quy định đây là tài sản không chia của hợp tác xã

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

 

3

Chính sách hỗ trợ chuyển dịch sản xuất nông nghiệp:

- Chuyển đổi diện tích sản xuất muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản: Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư hạ tầng ban đầu (ao đào, ao nổi, lót bạt,...) nhưng không quá 70 triệu đồng/ha.

- Chuyển đổi đất trồng cây hiệu quả thấp (lúa, mía, cao su) sang trồng cây có hiệu quả cao hơn (rau, hoa, bắp, cỏ chăn nuôi): Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí cải tạo hạ tầng sản xuất trong vụ đầu tiên, nhưng không quá 30 triệu đồng/ha

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

 

4

Đề xuất các cơ chế chính sách phát triển nhóm sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp thành phố

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, quận có sản xuất nông nghiệp

 

5

Dự án Làng hoa - kiểng Trung An - Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi kết hợp tham quan du lịch (quy mô 20 - 30 ha)

Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi

Các Sở - ngành liên quan

 

6

Dự án Hoàn thiện và mở rộng chuỗi sản xuất - tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Củ Chi

Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi

Các Sở - ngành liên quan

 

7

Dự án phát triển bền vững đàn bò trên địa bàn huyện Củ Chi

Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi

Các Sở - ngành liên quan

 

8

Dự án nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò sữa (TMR) tại huyện Củ Chi (quy mô 6 ha, xây dựng nhà xưởng 2 ha, kho bãi tập kết 4 ha, tổng kinh phí dự kiến 137 tỷ)

Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế xây dựng Nhật Nam

Các Sở - ngành liên quan

 

9

Dự án nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại huyện Củ Chi (quy mô 10 ha, công nghệ khép kín nhập khẩu từ Nhật, công suất 50.000 tấn/năm, tổng kinh phí dự kiến 251 tỷ)

Công ty TNHH ViDan

Các Sở - ngành liên quan

 

 

PHỤ LỤC 06:

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2019 - 2025 THEO HƯỚNG CƠ CẤU LẠI VÀ ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nội dung thực hiện

Tổng Kinh phí

Ngân sách TP

Trong đó:

Cơ sở pháp lý đề xuất, tính toán, các văn bản quy định có liên quan

Ghi chú

2019

2020

2021

I

Chính sách

2.271

2.271

0

1.273

998

 

 

1

Chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018-2020. Mức hỗ trợ: gấp 3 lần mức lương tối thiểu vùng 1; đối tượng hỗ trợ: Giám đốc hợp tác xã

510

510

 

410

100

+ Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.

+ Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.

+ Quyết định số 1231/QĐ-BNN-KTHT ngày 09/4/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp.

+ Thông tư 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia.

+ Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

+ Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

CCPTNT

2

Chính sách khuyến khích hộ nông dân tham gia liên kết, trở thành thành viên của hợp tác xã. Mức hỗ trợ: tối đa không quá 20 triệu đồng/thành viên. Quy định đây là tài sản không chia của hợp tác xã

595

595

 

 

595

+ Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng CP về phê duyệt Đề án phát triển 15.000 HTX, LHHTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020.

+ Thông tư 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng vốn quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia.

+ Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

+ Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

CCPTNT

3

Chính sách hỗ trợ khuyến khích chuyển dịch sản xuất nông nghiệp:

1.166

1.166

0

863

303

 

 

-

Chuyển đổi diện tích đất sản xuất muối và sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản: Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư hạ tầng ban đầu (ao đào, ao nổi, lót bạt,...) nhưng không quá 70 triệu đồng/ha

211

211

 

211

 

+ Thông báo số 347-TB/VPTU ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Văn phòng Thành ủy về kết luận của đồng chí Bí thư Thành ủy tại buổi thăm và làm việc với huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện;

+ Công văn số 3558/UBND-KT ngày 09 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về không thực hiện dự án điều chỉnh quy hoạch sản xuất muối trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (huyện Cần Giờ) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

+ Thông tư 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia;

+ Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;

+ Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

 

-

Chuyển đổi đất trồng cây hiệu quả thấp (lúa, mía, cao su) sang trồng cây có hiệu quả cao hơn (rau, hoa, bắp, cỏ chăn nuôi): Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí cải tạo hạ tầng sản xuất trong vụ đầu tiên, nhưng không quá 30 triệu đồng/ha

955

955

 

652

303

+ Kế hoạch số 8127/KH-UBND ngày 29/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai các nội dung, đề án thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh;

+ Kế hoạch số 619/KH-SNN ngày 14/3/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai các nội dung, đề án thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh

+ Thông tư 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia;

+ Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;

+ Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

CCPTNT

II

Trồng trọt

19.438

19.438

280

15.743

3.415

 

 

1

MH trồng hoa, kiểng trong chậu phù hợp với nông nghiệp đô thị (dạ yên thảo, dừa cạn, cát tường, đồng tiền, kiểng lá, ...)- 1 ha/40000 chậu/MH, 5  - 12 hộ (CC)

2.820

2.820

 

1.410

1.410

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ: 100% Giống, 30% vật tư; Định mức theo Quyết định 08/2014/QĐ-UBND ngày 12/02/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố (Trang 5).

TTKN

2

Mô hình thử nghiệm liên kết sản xuất cây giống nuôi cấy mô (giai đoạn hậu nuôi cấy mô: cúc đồng tiền, hoa chuông, cát tường,...)

508

508

 

508

 

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ mô hình thực nghiệm, thử nghiệm: hỗ trợ 100% chi phí Giống, vật tư nhưng không quá 200 triệu/mô hình.

 

3

Mô hình trồng quýt, bưởi xen ổi phục vụ du lịch

526

526

 

263

263

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ: 100% Giống, 30% vật tư; Định mức theo Quyết định 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Trang 46 phụ lục).

 

4

Mô hình trồng thâm canh bưởi vùng đất phèn Bình Chánh- 5 ha/mô hình- 3-10 hộ

394

394

 

197

197

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ: 100% Giống, 30% vật tư; Định mức theo Quyết định 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Trang 49 phụ lục).

TTKN

5

Mô hình thâm canh xoài - 5 ha/mô hình

560

560

 

280

280

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ: 100% Giống, 30% vật tư; Định mức theo Quyết định 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Trang 55 phụ lục).

 

6

Mô hình CGH (hệ thống tưới tiết kiệm/nhỏ giọt) trong trồng xoài, bưởi - 4 hệ thống/4 hộ/mô hình

466

466

 

233

233

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Khoản 3, Điều 5). Mức hỗ trợ cơ giới hóa 50%).

 

7

Mô hình ủ phân hữu cơ (phân bò) với chế phẩm vi sinh (50m3/5-10hộ)

276

276

 

138

138

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông; Định mức theo Quyết định 410/QĐ-UBND ngày 05/10/2010 của Sở NN và PTNT.

 

8

Sản xuất hạt dưa lưới lai F1 và triển khai mô hình trồng thử nghiệm giống dưa lưới F1

1.266

1.266

155

556

555

+ Theo hợp đồng khoán; Chi theo thực tế.

+ Thông tư liên tịch số 183/TTLT-BTC-BNN, ngày 15/11/2010 và Quyết định số 410/QĐ-SNN-KHCN ngày 05/10/2010 của Sở Nông nghiệp và PTNT TP.HCM.

TTCNSH

9

Xây dựng 06 mô hình chuyển đổi trồng lúa sang bắp sinh khối

259

259

81

89

89

+ Theo Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính Phủ về khuyến nông; Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009;

+ Quyết định số 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định về nội dung chi và mức chi hoạt động khuyến nông trên địa bàn thành phố;

+ Quyết định số 410/QĐ-SNN-KHTC, 05/10/2010 của Sở Nông nghiệp và PTNT TP.HCM;

CCTT & BVTV

10

Khu vực phụ trợ giống cây trồng

1.765

1.765

 

1.765

 

Theo báo giá công bố thực tế của các công ty

TTGCT, VN-TS

11

Khu vực ươm cây

6.860

6.860

 

6.860

 

Theo báo giá công bố thực tế của các công ty

 

12

Chi phí sản xuất cây giống

500

500

 

250

250

Quyết định số 2015/QĐ-KHNN-KH ngày 30/12/2011 của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam về ban hành định mức nghiên cứu lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật.

 

13

Mô hình tưới tiết kiệm nước theo hướng hiện đại hoá, kết hợp thiết bị bơm sử dụng nguồn năng lượng tái tạo

3.238

3.238

44

3.194

 

Quyết định số 1159/QĐ-UBND ngày 17/3/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

CCTL

III

Chăn nuôi

10.937

10.937

400

5.962

4.575

 

 

1

Chi phí đi nước ngoài học tập, tham quan Hội chợ giống (17 người, gồm: UBND các quận/huyện; BGĐ, các phòng ban, đơn vị thuộc Sở)

1.302

1.302

 

1.302

 

Thông tư 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí.

TTGCT, VN-TS

2

Đánh giá hiện trạng di truyền A1-A2 của đàn bò sữa thành phố để chọn đàn bò hạt nhân A2 chất lượng cao

1.150

1.150

400

400

350

+ Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KHCN có sử dụng ngân sách Nhà nước.

+  Văn bản số 5397/UBND-CNN ngày 10/9/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện mức chi theo Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

TTCNSH

3

Mô hình thử nghiệm chăn nuôi bò sữa hoàn chỉnh (qui mô 30 con)

266

266

 

266

 

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ mô hình thực nghiệm, thử nghiệm: hỗ trợ 100% chi phí Giống, vật tư nhưng không quá 200 triệu/mô hình.

TTKN

4

Mô hình thử nghiệm nuôi chăn nuôi bò thịt lai giống ngoại (BBB, Red Angus...)

151

151

 

151

 

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ mô hình thực nghiệm, thử nghiệm: hỗ trợ 100% chi phí Giống, vật tư nhưng không quá 200 triệu/mô hình.

 

5

Mô hình thử nghiệm vỗ béo bò thịt lai giống ngoại (BBB, Red Angus...)

174

174

 

 

174

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ mô hình thực nghiệm, thử nghiệm: hỗ trợ 100% chi phí Giống, vật tư nhưng không quá 200 triệu/mô hình.

 

6

Xây dựng khẩu phần nuôi dưỡng bò Wagyu từ giai đoạn phát triển đến vỗ béo tại thành phố Hồ Chí Minh

2.855

2.855

 

1.086

1.769

Thông tư số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 về hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước.

TTGCT, VN-TS

7

Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý dịch bệnh (xây dựng bản đồ dịch tễ quản lý dịch bệnh)

997

997

 

736

261

Vận dụng theo Công văn số 1073/UBND-CNN ngày 15/3/2016 về việc kinh phí thực hiện chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020 (chưa có đầu mục xin thêm đầu mục kinh phí)

CCTY

8

Ứng dụng công nghệ cảm biến trong cảnh báo và kiểm soát ô nhiễm môi trường chăn nuôi, cơ sở giết mổ

1.332

1.332

 

666

666

Nghị định số: 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 về Khuyến nông

 

9

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi

1.100

1.100

 

550

550

Nghị định số: 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 về Khuyến Nông

 

10

Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ kỹ thuật trong ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

1.000

1.000

 

500

500

Quyết định số 6160/QĐ-UBND ngày 22/11/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2020

 

11

Hướng dẫn nông dân ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp (TOF) liên quan lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y

610

610

 

305

305

Quyết định số 6160/QĐ-UBND ngày 22/11/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2020 (chưa có đầu mục xin thêm đầu mục kinh phí)

 

IV

Thủy sản

10.333

10.333

0

6.154

4.179

 

 

1

Biên tập, phát sóng trên đài truyền hình về chính sách chuyển đổi diện tích sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản

200

200

 

 

200

+ Thông báo số 347-TB/VPTU ngày 29/12/2016 của Văn phòng Thành ủy về kết luận của đồng chí Bí thư Thành ủy tại buổi thăm và làm việc với huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

+ Công văn số 3558/UBND-KT ngày 09/6/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về không thực hiện dự án điều chỉnh quy hoạch sản xuất muối trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (huyện Cần Giờ) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

CCPTNT

2

Sản xuất thức ăn tự nhiên (sinh khối tảo nước ngọt, tảo nước mặn, sinh khối luân trùng nước ngọt, sinh khối moina) trong sản xuất giống thủy sản

400

400

 

150

250

+ Thuê khoán lao động theo thực tế; Chi theo thực tế.

+ Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 01/7/2017 về Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

TTCNSH

3

Chương trình phát triển cá cảnh

5.217

5.217

0

2.691

2.526

 

 

3.1

Mô hình sản xuất giống cá Dĩa (giống mới)- 50 cặp cá bố mẹ (10 m3)/mô hình (Hóc Môn, Thủ Đức, Q12)

584

584

 

292

292

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ: 100% Giống, 30% vật tư; Định mức theo Quyết định 08/2014/QĐ-UBND ngày 12/02/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố (Trang 28).

TTKN

3.2

Mô hình thử nghiệm nuôi cá Koi hậu bị (giống mới) - 3000 m2, 2 hộ/mô hình (Bình Chánh, Củ Chi)

410

410

 

410

 

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ mô hình thực nghiệm, thử nghiệm: hỗ trợ 100% chi phí Giống, vật tư nhưng không quá 200 triệu/mô hình.

 

3.3

Tiếp nhận và chuyển giao quy trình, công nghệ sản xuất nhân tạo giống cá cảnh (quy trình sản xuất/1 loại cá cảnh, tổng cộng 5 quy trình)

3.723

3.723

 

1.489

2.234

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Khoản 5, Điều 5).

 

3.4

Đào tạo nhân lực (ngắn hạn 6 tháng) về di truyền, chọn lọc lai tạo giống cá cảnh gắn với sinh học phân tử (02 người)

500

500

 

500

 

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm c, khoản 1, điều 5); Thông tư 40/2017/TT-BTC và Thông tư 36/2018/TT-BTC (mức chi, chi giảng viên,...).

 

4

Chương trình thủy sản

4.516

4.516

0

3.313

1.203

 

 

4.1

Mô hình nuôi cá thát lát thâm canh- 1 ha/mô hình (Củ Chi)

1.200

1.200

 

600

600

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ: 100% Giống, 30% vật tư; Định mức theo Quyết định 3276/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Trang 6 phần 2, phụ lục).

 

4.2

Mô hình thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn-3.000 m2/hộ, 2 hộ/mô hình (dự kiến triển khai ở Cần Giờ 1, Nhà Bè 1)

181

181

 

181

 

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ mô hình thực nghiệm, thử nghiệm: hỗ trợ 100% chi phí Giống, vật tư nhưng không quá 200 triệu/mô hình.

TTKN

4.3

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn- 3.000 m2/hộ, 2 hộ/MH (dự kiến triển khai ở Cần Giờ 1, Nhà Bè 1)

189

189

 

 

189

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ: 100% Giống, 30% vật tư; Định mức theo Quyết định 3276/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Trang 14 phần 2, phụ lục).

 

4.4

Mô hình thử nghiệm nuôi cua 2 giai đoạn- 5.000 m2/hộ, 2 hộ/mô hình(dự kiến triển khai ở Cần Giờ 1, Nhà Bè 1)

242

242

 

242

 

Chính sách theo Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của UBND TP.Hồ Chí Minh về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ mô hình thực nghiệm, thử nghiệm: hỗ trợ 100% chi phí Giống, vật tư nhưng không quá 200 triệu/mô hình.

 

4.5

Mô hình nuôi cua 2 giai đoạn- 5.000 m2/hộ, 2 hộ/mô hình (dự kiến triển khai ở Cần Giờ 1, Nhà Bè 1)

262

262

 

131

131

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ: 100% Giống, 30% vật tư; Định mức theo Quyết định 3276/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Trang 14 phần 2, phụ lục).

 

4.6

Mô hình thử nghiệm nuôi cá chép giòn- 2.000 m2, 2 hộ/MH (dự kiến triển khai ở Củ Chi)

238

238

 

238

 

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ mô hình thực nghiệm, thử nghiệm: hỗ trợ 100% chi phí Giống, vật tư nhưng không quá 200 triệu/mô hình.

 

4.7

Mô hình nuôi cá chép giòn- 2.000m2, 2 hộ/MH (dự kiến triển khai ở Củ Chi)

212

212

 

 

212

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ: 100% Giống, 30% vật tư; Định mức theo Quyết định 3276/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (phần 2, phụ lục).

 

4.8

Mô hình thử nghiệm hệ thống quan trắc môi trường tự động trong nuôi trồng thủy sản

132

132

 

132

 

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Điểm b, khoản 3, điều 5). Mức hỗ trợ mô hình thực nghiệm, thử nghiệm: hỗ trợ 100% chi phí Giống, vật tư nhưng không quá 200 triệu/mô hình.

TTKN

4.9

Mô hình ứng dụng hệ thống quan trắc môi trường tự động trong nuôi trồng thủy sản

71

71

 

 

71

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Khoản 3, Điều 5). Mức hỗ trợ cơ giới hóa 50%).

 

4.10

Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sản xuất cua biển giống

1.789

1.789

 

1.789

 

Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung chi, mức chi khuyến nông (Khoản 5, Điều 5).

 

V

Hợp tác xã

4.116

4.116

0

2.184

1.932

 

 

1

Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu hợp tác xã

252

252

 

252

 

+ Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012.

+ Quyết định 2378/QĐ-BTTTT ngày 30/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước.

CCPTNT

2

Phần mềm quản lý hoạt động của hợp tác xã

1.200

1.200

 

600

600

 

3

Công tác tuyên truyền về pháp luật hợp tác xã trên các phương tiện thông tin đại chúng

2.664

2.664

 

1.332

1.332

 

VI

Xúc tiến thương mại

1.585

1.585

0

645

940

 

 

1

Hỗ trợ xúc tiến quảng bá thương hiệu Mai Vàng Bình Lợi

925

925

 

387

538

Theo thực tế.

TTTV

2

Tổ chức đoàn nghiên cứu thị trường hoa, cây kiểng tại miền Tây

300

300

 

150

150

Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định về chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.

TTTV

3

Tổ chức khảo sát, đánh giá tiềm năng xuất khẩu hoa lan vào thị trường nước Campuchia (Đi đoàn 10 người, 3 ngày - 2 đêm)

108

108

 

108

 

Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí.

 

4

Tổ chức nghiên cứu thị trường hoa lan tại Thái Lan (Đi đoàn 10 người, 5 ngày - 4 đêm)

252

252

 

 

252

Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí.

 

VII

Dự án đầu tư xây dựng thành phố đô thị thông minh trong lĩnh vực nông nghiệp

95.500

95.500

1.800

93.700

 

 

 

VIII

Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

665

665

 

665

 

+ Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 971/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

+ Kế hoạch số 2910/KH-UBND ngày 16/5/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020.

+ Quyết định 2378/QĐ-BTTTT ngày 30/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách Nhà nước.

CCPTNT

IX

Xây dựng phần mềm quản lý thực hiện, hỗ trợ lãi vay theo chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020

665

665

 

665

 

+ Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố và Quyết định số 655/QĐ-UBND ngày 12/02/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020.

+ Công văn số 7035/UBND-KT ngày 06/12/2016 của UBND TP về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký tham gia chính sách hỗ trợ lãi vay theo Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2016.

+ Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

+ Quyết định 2378/QĐ-BTTTT ngày 30/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước.

CCPTNT

X

Đề án rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đến 2020, tầm nhìn 2025

6.783

6.783

 

6.783

 

+ Luật thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội.

+  Quyết định số 768/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TPHCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

+  Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.

+ Quyết định số 1699/QĐ-BNN-KHCN ngày 20/7/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công bố mức định mức, đơn giá trong thiết kế quy hoạch xây dựng thủy lợi.

+  Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

CCTL

 

Tổng kinh phí

152.293

152.293

2.480

133.774

16.039

 

 

Tổng cộng: Một trăm năm mươi hai tỷ hai trăm chín mươi ba triệu đồng.



[1] Khu vực hộ trồng trọt giảm: Lúa giảm 2.356 hộ, mía giảm 41 hộ, cao su giảm 294 hộ. Khu vực hộ trồng trọt: rau tăng 316 hộ, cỏ tăng 864 hộ, hoa lan tăng 151 hộ, hoa kiểng tăng 801 hộ, bắp tăng 142 hộ, cây ăn trái tăng 632 hộ.

[2] Chăn nuôi heo: giảm 1.773 hộ, bò sữa giảm 841 hộ và bò thịt tăng 77 hộ.

[3] Cá giống tăng 40 hộ, cá cảnh tăng 13 hộ, tôm tăng 168 hộ, cua tăng 7 hộ, thủy sản khác tăng 159 hộ.

[4] Số hộ có diện tích sản xuất rau <2.000 m2 khoảng 1.700 hộ (chiếm 30,9% tổng số hộ sản xuất), từ 2.000 - 5.000 m2 khoảng 2.300 (chiếm 41,8%), >5.000 m2 chiếm 27,3%; Đối với chăn nuôi bò sữa: số hộ có quy mô đàn <20 con/hộ là 6.761 hộ (chiếm 79,9% tổng số hộ nuôi), số hộ có quy mô đàn 21-99 con/hộ là 1.690 hộ (chiếm 20% tổng số hộ nuôi), số hộ có quy mô đàn >100 con/hộ là 6 hộ; Đối với chăn nuôi heo: số hộ có quy mô đàn <20 con/hộ là 3.487 hộ (chiếm 46,2% tổng số hộ nuôi), số hộ có quy mô đàn 21-99 con/hộ là 3.483 hộ (chiếm 46,1% tổng số hộ nuôi), số hộ có quy mô đàn >100 con/hộ là 584 hộ (chiếm 7,7%).

[5] Tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm liên tục: từ 19,3% (năm 2006), xuống 9,4% (năm 2011) và chỉ còn 6.0% (năm 2016).

[6] - Cây ăn trái: Đến năm 2020 diện tích canh tác cây ăn trái 6.000 ha. Địa bàn phân bố ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ và Quận 9; Đến năm 2025 diện tích canh tác cây ăn trái 4.000 ha. Địa bàn phân bố tập trung ở huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ và Quận 9.

- Cỏ chăn nuôi: Đến năm 2020 diện tích canh tác cỏ đạt 4.160 ha, trong đó cỏ trồng 2.200 ha. Đến năm 2025 diện tích canh tác cỏ đạt 3.800 ha, trong đó cỏ trồng 2.700 ha.

[7] Trong đó diện tích gieo trồng rau đến năm 2020 là 21.150 ha, 2025 là 21.150 ha; hoa cây kiểng đến năm 2020 là 2.500 ha, 2025 là 2.570 ha, lúa đến năm 2020 là 3.000 ha, 2025 là 1.000 ha.

[8] Quyết định số 4697/QĐ-UBND ngày 8 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố.

[9] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Văn bản số 257/SNN-VP ngày 26 tháng 01 năm 2018 gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1589/QĐ-UBND năm 2019 về Chương trình Phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 1589/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/04/2019
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Lê Thanh Liêm
  • Ngày công báo: 15/05/2019
  • Số công báo: Từ số 38 đến số 39
  • Ngày hiệu lực: 27/04/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản