- 1Quyết định 249/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt “Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1216/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật bảo vệ môi trường 2014
- 4Luật tổ chức Chính phủ 2015
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1463/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2016 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Đề án) với các nội dung chính sau đây:
a) Phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường nhằm tăng cường năng lực xử lý chất thải, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường; phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước, thể chế kinh tế thị trường và các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện thực tế của từng vùng kinh tế, từng địa phương, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
b) Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm thu hút, huy động nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong cung cấp dịch vụ môi trường; tạo môi trường pháp lý cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp với các tổ chức khác tham gia cung cấp dịch vụ môi trường.
c) Phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường về số lượng đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Hình thành một số doanh nghiệp đủ mạnh để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, bức xúc của đất nước.
a) Đến năm 2020:
- Đáp ứng nhu cầu xử lý 70% nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị từ loại IV trở lên; thu gom, xử lý 95% chất thải rắn tại các đô thị, 75% chất thải rắn tại khu vực nông thôn; tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi năng lượng, sản xuất phân bón từ ít nhất 85% chất thải rắn phát sinh; xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy 85% chất thải nguy hại phát sinh; xử lý được 50% diện tích đất bị ô nhiễm;
- Có các doanh nghiệp đủ năng lực để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, bức xúc của đất nước, bao gồm: Xử lý chất thải rắn cho các vùng kinh tế trọng điểm; cải tạo, phục hồi môi trường đối với các khu vực bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, dioxin; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; giám định về môi trường đối với máy móc, thiết bị, công nghệ, giám định thiệt hại về môi trường.
b) Tầm nhìn đến năm 2030:
Phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng dịch vụ môi trường ở trong nước; tiến tới mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ môi trường sang một số nước trong khu vực.
a) Hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường theo Khung chính sách pháp luật phát triển dịch vụ môi trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia dịch vụ môi trường thông qua hình thức đấu thầu, cơ chế hợp tác công tư.
b) Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:
- Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trên cơ sở đánh giá, dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ môi trường trên địa bàn, khả năng đáp ứng dịch vụ của doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn; xác định rõ cơ cấu, định hướng phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường trong từng lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu xử lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu xử lý môi trường của địa phương; chú trọng phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường thông qua hình thức đấu thầu, cơ chế hợp tác công tư.
- Lồng ghép các nội dung chi tiết của kế hoạch phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
c) Sắp xếp lại, ưu tiên khuyến khích, thu hút đầu tư vào một số loại hình doanh nghiệp dịch vụ môi trường, cụ thể là:
- Rà soát, tái cơ cấu, cổ phần hóa, sắp xếp lại mô hình hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ môi trường thuộc nhà nước quản lý đang hoạt động kém hiệu quả.
- Rà soát nhu cầu dịch vụ môi trường trong một số lĩnh vực môi trường đặc thù để khuyến khích, thu hút đầu tư:
+ Xây dựng và quản lý, vận hành các khu xử lý chất thải rắn liên vùng tại một số vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và phía Nam theo quy hoạch khu xử lý chất thải rắn cấp vùng cho các vùng kinh tế trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
+ Thực hiện dịch vụ giám định về môi trường đối với máy móc, thiết bị, công nghệ, giám định thiệt hại về môi trường;
+ Thực hiện dịch vụ cải tạo, phục hồi môi trường đối với các khu vực bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, dioxin.
- Hỗ trợ tăng cường năng lực ứng phó, khắc phục sự cố môi trường từ các doanh nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí nhằm sử dụng tối đa trang thiết bị hiện có.
d) Triển khai các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dịch vụ môi trường, bao gồm:
- Chương trình hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi năng lượng, sản xuất phân bón từ chất thải;
- Chương trình tích hợp cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp dịch vụ môi trường, loại hình dịch vụ môi trường cần thu hút đầu tư trong hệ thống thông tin của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ môi trường thực hiện kiểm toán môi trường.
Nội dung các chương trình trên đây tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Đề án được thực hiện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
a) Ngân sách nhà nước theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước.
b) Vốn hỗ trợ, vốn vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn vốn ODA.
c) Các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng các chương trình, đề án chi tiết, cụ thể hóa những nội dung của Đề án để triển khai thực hiện.
b) Xây dựng nội dung, khối lượng công việc, dự toán kinh phí của các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dịch vụ môi trường được giao chủ trì, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, bố trí kinh phí thực hiện.
c) Tổ chức giám sát, kiểm tra, thường xuyên đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án.
b) Bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; lồng ghép các nội dung chi tiết của kế hoạch này vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp dịch vụ môi trường thông qua hình thức đấu thầu, cơ chế hợp tác công tư; hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ môi trường tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, các nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định.
4. Các bộ, ngành có liên quan:
a) Tổ chức rà soát, tái cơ cấu, sắp xếp lại mô hình hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ môi trường thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành đang hoạt động kém hiệu quả.
b) Xây dựng nội dung, khối lượng công việc, dự toán kinh phí của các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dịch vụ môi trường được giao chủ trì, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp làm căn cứ đề xuất kinh phí thực hiện.
c) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của địa phương.
b) Tổ chức rà soát, tái cơ cấu, sắp xếp lại mô hình hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ môi trường thuộc phạm vi quản lý của địa phương đang hoạt động kém hiệu quả.
c) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành có liên quan thực hiện Đề án trong phạm vi, thẩm quyền của mình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quyết định số 1463/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
a) Mục tiêu:
- Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi năng lượng, sản xuất phân bón từ chất thải, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động cung ứng dịch vụ môi trường;
- Nhân rộng các mô hình chuyển giao, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực dịch vụ tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi năng lượng, sản xuất phân bón từ chất thải.
b) Đối tượng:
Các doanh nghiệp tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi năng lượng, sản xuất phân bón từ chất thải.
c) Các hoạt động chính:
- Tập huấn, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi năng lượng, sản xuất phân bón từ chất thải trong việc thẩm định, đánh giá các công nghệ sản xuất;
- Tập huấn, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tái chế, tái sử dụng hoặc thu hồi năng lượng, sản xuất phân bón từ chất thải;
- Tập huấn, nâng cao năng lực xây dựng, đàm phán hợp đồng khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp dịch vụ tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi năng lượng, sản xuất phân bón từ chất thải;
- Tập huấn về kỹ thuật, tài chính cho các doanh nghiệp tái chế hoặc thu hồi năng lượng như đào tạo chứng chỉ giảm phát thải khí CO2, kỹ năng xây dựng tài chính cho dự án cơ chế phát triển sạch (CDM);
- Hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ, quy trình, trình tự thủ tục để được hưởng hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ.
d) Đơn vị chủ trì và phối hợp:
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ.
đ) Thời gian: 2016-2020.
e) Nguồn ngân sách: Chi sự nghiệp môi trường và sự nghiệp khoa học - công nghệ hàng năm.
2. Chương trình tích hợp cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp dịch vụ môi trường, loại hình dịch vụ môi trường cần thu hút doanh nghiệp đầu tư trong hệ thống thông tin của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
a) Mục tiêu:
Xây dựng, tích hợp cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin về doanh nghiệp dịch vụ môi trường, loại hình dịch vụ môi trường cần thu hút doanh nghiệp đầu tư trong từng lĩnh vực trên phạm vi cả nước, bảo đảm thông tin được xây dựng, cập nhật liên tục, kịp thời hàng năm đến năm 2020 nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
b) Đối tượng: Các doanh nghiệp dịch vụ môi trường, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ môi trường, các cơ quan quản lý.
c) Các hoạt động chính:
- Khảo sát, đánh giá thực trạng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ môi trường trong từng lĩnh vực trên phạm vi cả nước;
- Phân tích, thiết kế hệ thống, xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về dịch vụ môi trường để tích hợp trong hệ thống thông tin sẵn có. Hướng dẫn quy trình cập nhật, tra cứu, khai thác cơ sở dữ liệu về dịch vụ môi trường;
- Duy trì, vận hành, cập nhật thường xuyên hệ thống thông tin về doanh nghiệp dịch vụ môi trường; cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin về năng lực hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ môi trường hàng năm; các chính sách ưu đãi, chính sách hỗ trợ;
- Cập nhật thông tin về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ môi trường hàng năm, các loại hình dịch vụ môi trường cần thu hút doanh nghiệp đầu tư;
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế thu phí duy trì, vận hành thường xuyên các thông tin cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin; cập nhật thông tin về doanh nghiệp dịch vụ môi trường hàng năm; các chính sách ưu đãi, chính sách hỗ trợ.
d) Đơn vị chủ trì và phối hợp:
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
đ) Thời gian: 2016 - 2020.
e) Nguồn ngân sách: Chi sự nghiệp môi trường.
3. Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ môi trường thực hiện kiểm toán môi trường
a) Mục tiêu:
- Hỗ trợ, tư vấn doanh nghiệp dịch môi trường thực hiện kiểm toán môi trường trong quá trình hoạt động;
- Hỗ trợ cho 200 doanh nghiệp dịch vụ môi trường thực hiện thành công kiểm toán môi trường.
b) Đối tượng: Doanh nghiệp dịch vụ môi trường trên phạm vi cả nước.
c) Các hoạt động chính:
- Khảo sát, đánh giá sơ bộ hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ môi trường; tình hình thực hiện kiểm toán môi trường trong quá trình hoạt động;
- Xây dựng chương trình, nội dung tư vấn cho các doanh nghiệp dịch vụ môi trường thực hiện kiểm toán môi trường trong quá trình hoạt động;
- Tiến hành tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp dịch vụ môi trường thực hiện kiểm toán môi trường; các tư vấn khác có liên quan;
- Tổ chức các hoạt động tập huấn về các quy trình thực hiện kiểm toán môi trường.
d) Đơn vị chủ trì và phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
đ) Thời gian: 2016 - 2020.
e) Nguồn ngân sách: Chi sự nghiệp môi trường.
- 1Quyết định 2146/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1467/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án phát triển thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 1541/BTTTT-VNNIC năm 2019 về tăng cường triển khai ứng dụng IPv6 trên mạng lưới, dịch vụ của cơ quan Nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Quyết định 249/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt “Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1216/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật bảo vệ môi trường 2014
- 5Quyết định 2146/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 7Quyết định 1467/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án phát triển thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 1541/BTTTT-VNNIC năm 2019 về tăng cường triển khai ứng dụng IPv6 trên mạng lưới, dịch vụ của cơ quan Nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Quyết định 1463/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1463/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/07/2016
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Trịnh Đình Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực