Chương 4 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM
Điều 30. Nội dung quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm
Ban hành và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật và kế hoạch phòng, chống mại dâm.
Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm.
Tổ chức và quản lý các cơ sở chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm cho người bán dâm.
Thống kê về phòng, chống mại dâm; huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực cho phòng, chống mại dâm; nghiên cứu và áp dụng khoa học phục vụ công tác phòng, chống mại dâm.
Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác liên quan đến mại dâm.
Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Hợp tác quốc tế về phòng, chống mại dâm.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Điều 31. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm ở địa phương.
Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch về phòng, chống mại dâm; thống kê, kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống mại dâm; thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống mại dâm theo sự phân công của Chính phủ.
Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Công an
Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm và các vi phạm pháp luật có liên quan đến mại dâm; chỉ đạo lập hồ sơ, đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh và hỗ trợ cơ sở chữa bệnh giữ gìn trật tự, an ninh; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc quản lý, giáo dục người bán dâm, người có hành vi liên quan đến mại dâm tại cộng đồng, kiểm tra, thanh tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ có vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Điều 35. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Uỷ ban nhân dân các cấp lập kế hoạch phòng, chống mại dâm hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực cho công tác phòng, chống mại dâm; chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống mại dâm; báo cáo kết quả thực hiện công tác này với Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
2. Hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Chính phủ về công tác phòng, chống mại dâm tại địa phương.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống mại dâm tại địa phương do mình quản lý.
Điều 36. Kiểm tra, thanh tra về phòng, chống mại dâm
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm. Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân các cấp thành lập thanh tra liên ngành để thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm ở địa phương.
Điều 37. Kinh phí cho công tác phòng, chống mại dâm
Nhà nước bố trí kinh phí, có chính sách sử dụng nguồn thu từ việc xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm và huy động các nguồn lực khác cho công tác phòng, chống mại dâm.
Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003
- Số hiệu: 10/2003/PL-UBTVQH11
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 17/03/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 33
- Ngày hiệu lực: 01/07/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 5. Thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm
- Điều 6. Khuyến khích, tạo điều kiện trong hoạt động phòng, chống mại dâm
- Điều 7. Các biện pháp phòng, chống mại dâm
- Điều 8. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mại dâm
- Điều 9. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phòng, chống mại dâm
- Điều 10. Tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm
- Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin, tuyên truyền trong phòng, chống mại dâm
- Điều 12. Trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác trong tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm
- Điều 13. Trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống mại dâm
- Điều 14. Biện pháp kinh tế - xã hội trong phòng, chống mại dâm
- Điều 15. Trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ
- Điều 16. Quản lý hoạt động báo chí, xuất bản, dịch vụ văn hoá, thông tin trong phòng, chống mại dâm
- Điều 17. Quản lý sản xuất, lưu hành, sử dụng dược phẩm kích thích tình dục
- Điều 18. Trách nhiệm kiểm tra, thanh tra
- Điều 19. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong phòng, chống mại dâm
- Điều 20. Trách nhiệm của cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm
- Điều 21. Phát hiện, tố giác và đấu tranh trong phòng, chống mại dâm
- Điều 22. Xử lý đối với người mua dâm
- Điều 23. Xử lý đối với người bán dâm
- Điều 24. Xử lý đối với người có hành vi liên quan đến mại dâm
- Điều 25. Xử lý đối với tổ chức, cá nhân lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm
- Điều 26. Xử lý đối với tổ chức, cá nhân phổ biến, tàng trữ, lưu hành các sản phẩm có nội dung và hình thức khiêu dâm
- Điều 27. Xử lý đối với cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm
- Điều 28. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm
- Điều 29. Xử lý đối với người có hành vi bao che hoặc không kịp thời xử lý kỷ luật người vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm
- Điều 30. Nội dung quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm
- Điều 31. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm
- Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Y tế, Bộ Thương mại, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Du lịch
- Điều 35. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 36. Kiểm tra, thanh tra về phòng, chống mại dâm
- Điều 37. Kinh phí cho công tác phòng, chống mại dâm