Chương 3 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG CÔNG TÁC PHÁP ĐIỂN VÀ VIỆC BẢO ĐẢM KINH PHÍ CHO CÔNG TÁC PHÁP ĐIỂN
Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
1. Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về pháp điển
2. Hướng dẫn việc thực hiện pháp điển; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp điển.
3. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp điển của các cơ quan thực hiện pháp điển.
4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề vướng mắc liên quan đến việc thực hiện pháp điển.
5. Lập Đề án xây dựng Bộ pháp điển trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Xây dựng Trang thông tin điện tử pháp điển; duy trì thường xuyên Bộ pháp điển trên Trang thông tin điện tử pháp điển; quản lý, ban hành quy định về huy động nguồn lực xã hội trong việc xuất bản Bộ pháp điển bằng văn bản.
7. Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về công tác pháp điển.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện pháp điển
1. Thực hiện pháp điển theo đề mục được Thủ tướng Chính phủ phân công.
2. Bảo đảm tính chính xác, đầy đủ các quy phạm pháp luật được pháp điển trong đề mục.
3. Kịp thời đề xuất và thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật mới, đề mục mới.
4. Bảo đảm các điều kiện để thực hiện pháp điển.
Điều 17. Kinh phí thực hiện công tác pháp điển
1. Kinh phí thực hiện công tác pháp điển do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm:
a) Kinh phí thực hiện pháp điển, thẩm định, cập nhật quy phạm pháp luật mới, cập nhật đề mục mới, quản lý, duy trì Bộ pháp điển được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ quan thực hiện;
b) Kinh phí xây dựng Bộ pháp điển được cấp theo Đề án xây dựng Bộ pháp điển.
Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc thực hiện pháp điển
- Điều 4. Thẩm quyền thực hiện pháp điển
- Điều 5. Sử dụng Bộ pháp điển
- Điều 6. Cấu trúc của Bộ pháp điển
- Điều 7. Các chủ đề trong Bộ pháp điển
- Điều 8. Bổ sung chủ đề mới, quyết định lộ trình xây dựng Bộ pháp điển và phân công cơ quan thực hiện pháp điển
- Điều 9. Pháp điển theo đề mục
- Điều 10. Thẩm định kết quả pháp điển theo đề mục
- Điều 11. Hoàn thiện, ký xác thực kết quả pháp điển theo đề mục và sắp xếp đề mục vào chủ đề
- Điều 12. Thông qua kết quả pháp điển theo chủ đề và sắp xếp vào Bộ pháp điển
- Điều 13. Cập nhật quy phạm pháp luật mới, đề mục mới vào Bộ pháp điển
- Điều 14. Xử lý sai sót, duy trì Bộ pháp điển trên Trang thông tin điện tử pháp điển