Điều 3 Pháp lệnh dân số năm 2003
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.
2. Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định.
3. Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.
4. Cơ cấu dân số già là dân số có người già chiếm tỷ lệ cao.
5. Phân bố dân cư là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.
6. Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số.
7. Di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác.
8. Sức khoẻ sinh sản là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần và xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người.
9. Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình.
10. Công tác dân số là việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tác động đến quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và nâng cao chất lượng dân số.
11. Chỉ số phát triển con người (HDI) là số liệu tổng hợp để đánh giá mức độ phát triển con người, được xác định qua tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người.
12. Mức sinh thay thế là mức sinh tính bình quân trong toàn xã hội thì mỗi cặp vợ chồng có hai con.
13. Dịch vụ dân số là các hoạt động phục vụ công tác dân số, bao gồm cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư vấn về dân số (sau đây gọi chung là tuyên truyền, tư vấn); cung cấp biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
14. Đăng ký dân số là việc thu thập và cập nhật những thông tin cơ bản về dân số của mỗi người dân theo từng thời gian.
15. Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là hệ thống thông tin được thu thập qua đăng ký dân số của toàn bộ dân cư và được thiết lập trên mạng điện tử.
Pháp lệnh dân số năm 2003
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Nguyên tắc của công tác dân số
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số
- Điều 5. Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức trong công tác dân số
- Điều 6. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong công tác dân số
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Điều chỉnh quy mô dân số
- Điều 9. Kế hoạch hoá gia đình
- Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình
- Điều 11. Tuyên truyền và tư vấn về kế hoạch hoá gia đình
- Điều 12. Cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình
- Điều 13. Điều chỉnh cơ cấu dân số
- Điều 14. Bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý
- Điều 15. Bảo vệ các dân tộc thiểu số
- Điều 16. Phân bố dân cư hợp lý
- Điều 17. Phân bố dân cư nông thôn
- Điều 18. Phân bố dân cư đô thị
- Điều 19. Di cư trong nước và di cư quốc tế
- Điều 20. Nâng cao chất lượng dân số
- Điều 21. Biện pháp nâng cao chất lượng dân số
- Điều 22. Trách nhiệm nâng cao chất lượng dân số
- Điều 23. Biện pháp hỗ trợ sinh sản
- Điều 24. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững
- Điều 25. Nâng cao chất lượng dân số của cộng đồng
- Điều 26. Quy hoạch, kế hoạch phát triển dân số
- Điều 27. Xã hội hoá công tác dân số
- Điều 28. Huy động nguồn lực cho công tác dân số
- Điều 29. Thực hiện giáo dục dân số
- Điều 30. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số
- Điều 31. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số
- Điều 32. Nghiên cứu khoa học về dân số