Chương 3 Pháp lệnh cảnh vệ năm 2005
1. Lực lượng cảnh vệ bao gồm:
a) Sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ của Bộ tư lệnh cảnh vệ thuộc Bộ Công an;
b) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ trong Cục bảo vệ an ninh quân đội thuộc Bộ Quốc phòng.
Đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ.
2. Tổ chức của lực lượng cảnh vệ do Chính phủ quy định.
Biên chế, trang bị của lực lượng cảnh vệ do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 14. Tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng cảnh vệ
1. Công dân Việt
2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng cảnh vệ.
Điều 15. Xây dựng lực lượng cảnh vệ
Nhà nước xây dựng lực lượng cảnh vệ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại; có chính sách đầu tư, trang bị phương tiện kỹ thuật bảo đảm để lực lượng cảnh vệ thực hiện nhiệm vụ.
Điều 16. Nhiệm vụ của lực lượng cảnh vệ
1. Bộ tư lệnh cảnh vệ thuộc Bộ Công an có các nhiệm vụ sau đây:
a) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống;
b) Hướng dẫn các lực lượng liên quan thực hiện công tác cảnh vệ;
c) Giúp Bộ trưởng Bộ Công an tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện pháp luật về cảnh vệ, tổ chức lực lượng phối hợp, hiệp đồng triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ.
2. Cục bảo vệ an ninh quân đội thuộc Bộ Quốc phòng có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện công tác cảnh vệ trong quân đội;
b) Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác cảnh vệ trong quân đội; phối hợp, hiệp đồng triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ đối tượng cảnh vệ khác đến thăm, làm việc trong khu vực do quân đội quản lý;
c) Phối hợp với lực lượng cảnh vệ thuộc Bộ Công an và các lực lượng liên quan để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ thuộc trách nhiệm khi ra ngoài khu vực do quân đội quản lý.
Điều 17. Quyền hạn của lực lượng cảnh vệ
1. Trong khi thi hành nhiệm vụ, lực lượng cảnh vệ có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp những thông tin, tài liệu liên quan đến công tác cảnh vệ và hỗ trợ lực lượng cảnh vệ khi cần thiết để thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ;
b) Trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện và tài sản khác, kể cả người sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo đảm an toàn cho đối tượng cảnh vệ;
c) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để làm mất khả năng tấn công của người có hành vi uy hiếp trực tiếp các đối tượng cảnh vệ và lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ;
d) Tạm đình chỉ, đình chỉ các hoạt động khi có căn cứ cho rằng hoạt động đó có thể gây nguy hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ;
đ) Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật;
e) Từ chối thực hiện yêu cầu không thuộc biện pháp và chế độ cảnh vệ theo quy định của pháp luật về cảnh vệ.
2. Chính phủ quy định cụ thể phạm vi, thẩm quyền của cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này.
Điều 18. Trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ
1. Trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản Việt
2. Giữ bí mật về công tác cảnh vệ; thực hiện các biện pháp và chế độ cảnh vệ theo quy định của Pháp lệnh này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
3. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền quy định tại
Điều 19. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ
Cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân hoặc cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân và được hưởng phụ cấp, chế độ ưu đãi khác do Chính phủ quy định.
Pháp lệnh cảnh vệ năm 2005
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc công tác cảnh vệ
- Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong công tác cảnh vệ
- Điều 6. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác cảnh vệ
- Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong công tác cảnh vệ
- Điều 8. Chế độ chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác cảnh vệ
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Đối tượng cảnh vệ
- Điều 11. Biện pháp và chế độ cảnh vệ
- Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng cảnh vệ
- Điều 13. Lực lượng cảnh vệ
- Điều 14. Tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng cảnh vệ
- Điều 15. Xây dựng lực lượng cảnh vệ
- Điều 16. Nhiệm vụ của lực lượng cảnh vệ
- Điều 17. Quyền hạn của lực lượng cảnh vệ
- Điều 18. Trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ
- Điều 19. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ