Chương 1 Pháp lệnh cảnh vệ năm 2005
Pháp lệnh này quy định về đối tượng cảnh vệ, biện pháp và chế độ cảnh vệ; lực lượng cảnh vệ; nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong công tác cảnh vệ.
Pháp lệnh này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
1. Cảnh vệ là công tác bảo vệ đặc biệt do Nhà nước tổ chức thực hiện để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đối tượng cảnh vệ được quy định tại Pháp lệnh này.
2. Công tác cảnh vệ là thực hiện các biện pháp cơ bản theo quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đối tượng cảnh vệ.
Điều 4. Nguyên tắc công tác cảnh vệ
1. Tuân thủ Hiến pháp, các quy định của pháp luật trong tổ chức và thực hiện công tác cảnh vệ, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
3. Dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội; chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động và các hành vi khác xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.
Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong công tác cảnh vệ
1. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác cảnh vệ; chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện công tác cảnh vệ.
2. Bộ Quốc phòng quản lý lực lượng cảnh vệ và công tác cảnh vệ trong Quân đội.
3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ giữa cảnh vệ thuộc Bộ Công an và cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng.
Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện công tác cảnh vệ.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong công tác cảnh vệ
Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của lực lượng cảnh vệ, phối hợp với lực lượng cảnh vệ bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ theo quy định tại Pháp lệnh này.
Điều 8. Chế độ chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác cảnh vệ
Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác cảnh vệ nếu có thành tích thì được khen thưởng; người bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường, người bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.
2. Cản trở hoạt động của lực lượng cảnh vệ khi thực hiện nhiệm vụ.
3. Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh vệ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Pháp lệnh cảnh vệ năm 2005
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc công tác cảnh vệ
- Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong công tác cảnh vệ
- Điều 6. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác cảnh vệ
- Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong công tác cảnh vệ
- Điều 8. Chế độ chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác cảnh vệ
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Đối tượng cảnh vệ
- Điều 11. Biện pháp và chế độ cảnh vệ
- Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng cảnh vệ
- Điều 13. Lực lượng cảnh vệ
- Điều 14. Tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng cảnh vệ
- Điều 15. Xây dựng lực lượng cảnh vệ
- Điều 16. Nhiệm vụ của lực lượng cảnh vệ
- Điều 17. Quyền hạn của lực lượng cảnh vệ
- Điều 18. Trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ
- Điều 19. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ