Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/NQ-HĐND

Vĩnh Phúc, ngày 20 tháng 07 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI TRƯỚC VÀ SAU KỲ HỌP THỨ 5 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA XVII, NHIỆM KỲ 2021 - 2026

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ XVII KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 68/BC-TTHĐND ngày 06 tháng 07 năm 2022 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 5 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026, ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh ghi nhận kết quả trong công tác giải quyết, trả lời các kiến nghị cử tri của Ủy ban nhân dân tỉnh trước và sau kỳ họp thứ 5 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, cụ thể:

Việc tiếp nhận, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri do Thường trực HĐND chuyển đến được UBND tỉnh chỉ đạo được thực hiện kịp thời, đúng quy định pháp luật, có sự phân loại, phân công giao nhiệm vụ, xác định trách nhiệm của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện phù hợp với thẩm quyền, nội dung kiến nghị của cử tri. UBND tỉnh đã chỉ đạo giải quyết trả lời 30/30 nội dung kiến nghị cử tri, đạt 100% theo yêu cầu, trong đó: Số lượng kiến nghị cử tri đã được giải quyết, trả lời xong dứt điểm 22/30 nội dung (biểu 1), đạt tỷ lệ 74%, tăng cao so với kỳ trước (kiến nghị cử tri trước và sau kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh giải quyết, trả lời xong chỉ đạt 42%), tăng 32%; số lượng kiến nghị cử tri đã được UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết nhưng chưa có kết quả là 08 nội dung (biểu 2), chiếm 26%. Chất lượng nội dung giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri của UBND tỉnh cơ bản đảm bảo yêu cầu. Đã giải quyết, trả lời dứt điểm được một số kiến nghị của cử tri tồn tại lâu chưa được giải quyết dứt điểm; đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cử tri và nhân dân ở một số địa phương. Các kiến nghị của cử tri đang giải quyết (chưa xong) cơ bản được UBND tỉnh đưa ra kế hoạch, lộ trình, thời gian giải quyết cụ thể góp phần tạo niềm tin, sự phấn khởi, đoàn kết nhất trí tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp chính quyền địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh còn có những hạn chế như:

- Việc giải quyết, trả lời của UBND tỉnh đối với một số kiến nghị cử tri chưa đảm bảo rõ ràng, đầy đủ, chính xác, đúng trọng tâm nên phải cập nhật, bổ sung, trả lời lại tại các báo cáo số 151/BC-UBND ngày 20/6/2022, số 161/BC-UBND ngày 24/6/2022 và tập trung ở các lĩnh vực như: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Nội vụ…

- Công tác kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của cử tri đối với một số sở, ban, ngành, UBND cấp huyện còn hạn chế. Còn có nội dung kiến nghị của cử tri việc giải quyết, trả lời còn chưa chính xác, như: Cử tri xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường kiến nghị về chế độ chính sách cho cán bộ MTTQ cấp xã nhưng lại trả lời cho chức danh MTTQ thôn...; có nội dung cử tri kiến nghị, UBND tỉnh báo cáo đã giải quyết xong nhưng sau khi các Ban HĐND tỉnh thẩm tra mới được giải quyết xong như: Cử tri xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương kiến nghị về khơi thông luồng tiêu từ xã Hợp Thịnh đi xã Vân Hội.

- Có kiến nghị của cử tri chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm còn kéo dài nhiều năm, như: Cử tri xã An Hòa, huyện Tam Dương đề nghị Công ty thủy lợi Liễn Sơn bàn giao lại các Trạm bơm cho xã An Hòa quản lý phục vụ thủy lợi nhỏ dưới 50ha (nội dung này, cử tri có kiến nghị từ sau kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh và tiếp tục kiến nghị sau kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh), đến nay kiến nghị của cử tri đã được giải quyết.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản tán thành với phương hướng, nhiệm vụ mà Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra và yêu cầu tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

1. Đối với UBND tỉnh:

- Chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung giải quyết các kiến nghị của cử tri hiện nay chưa được giải quyết xong, đặc biệt là các kiến nghị cử tri đã kéo dài nhiều năm, nhiều kỳ chưa được giải quyết dứt điểm; các kiến nghị của cử tri có liên quan đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân.

- Chỉ đạo nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tổng hợp, phân loại, đánh giá trong báo cáo kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri; nội dung trả lời cần đảm bảo ngắn gọn, thẳng thắn, chính xác, rõ kết quả thực hiện.

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi nắm bắt việc thực hiện giải quyết kiến nghị của cử tri trên thực tế để chỉ đạo giải quyết, trả lời dứt điểm, đúng thời hạn đã giao, đã cam kết đối với những kiến nghị của cử tri chưa được giải quyết xong.

- Đề cao trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong việc giúp UBND tỉnh giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri; đưa việc giải quyết kiến nghị của cử tri vào nội dung đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan, hoặc có chế tài xử lý đối với các trường hợp cơ quan, đơn vị không giải quyết, có giải quyết nhưng không kịp thời, đầy đủ; còn đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu không thực hiện nghiêm trách nhiệm giải quyết kiến nghị của cử tri được phân công.

2. Đối với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

- Tập trung giải quyết những kiến nghị của cử tri hiện nay chưa được giải quyết xong, đặc biệt là các kiến nghị cử tri đã kéo dài nhiều năm, nhiều kỳ chưa được giải quyết dứt điểm; quan tâm sớm giải quyết các kiến nghị của cử tri có liên quan đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tổng hợp, phân loại, đánh giá kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri; nội dung trả lời cần đi thẳng vào vấn đề, cử tri hỏi gì trả lời đó, đảm bảo ngắn gọn, thẳng thắn, chính xác, khoa học, rõ kết quả, rõ tiến độ thực hiện, phù hợp với kiến nghị cử tri, phù hợp thực tế, đảm bảo độ tin cậy, tính thuyết phục của nội dung trả lời.

- Tăng cường chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, thông tin về công tác giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri để cử tri theo dõi, giám sát. Chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật để giảm phát sinh những tồn tại, bất cập tại cơ sở.

3. Các Tổ đại biểu HĐND tỉnh

Nâng cao chất lượng tổng hợp, phân loại kiến nghị của cử tri trước khi gửi đến Thường trực HĐND tỉnh đảm bảo đầy đủ, chính xác. Tăng cường giám sát kết quả trả lời, giải quyết kiến nghị của các cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện và kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết đáp ứng sự mong mỏi của cử tri và nhân dân.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khoá XVII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 07 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày ký./.

 

 

CHỦ TỊCH




Hoàng Thị Thúy Lan

 

BIỂU 1: TỔNG HỢP NỘI DUNG KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI TRƯỚC VÀ SAU KỲ HỌP THỨ 5 HĐND TỈNH ĐÃ ĐƯỢC UBND TỈNH GIẢI QUYẾT XONG
(Kèm theo Nghị quyết số: 21/NQ-HĐND ngày 20/07/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)

STT

NỘI DUNG KIẾN NGHỊ

NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC UBND TỈNH GIẢI QUYẾT

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

GHI CHÚ

1.

Cử tri xã An Hòa, huyện Tam Dương đề nghị Công ty thủy lợi Liễn Sơn bàn giao lại các Trạm bơm cho xã An Hòa quản lý thuộc phục vụ thủy lợi nhỏ dưới 50ha.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Trên địa bàn xã An Hòa có 06 trạm bơm, đến nay 03 trạm bơm đã bàn giao cho xã An Hòa quản lý gồm trạm bơm Cầu Mưng, Đồng Sen, Hương Đình; Căn cứ Quyết định số 1161/2020/QĐ-UBND ngày 18/5/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án xác định điểm giao nhận sản phẩm dịch vụ thủy lợi và các công trình thủy lợi nhỏ trên địa bàn tỉnh, quy định các công trình thủy lợi nhỏ có nhiệm vụ tưới, tiêu trong phạm vi nội xã, quy mô nhỏ hơn 50 ha đối với vùng trung du sẽ bàn giao cho cấp huyện quản lý; đối với các công trình có nhiệm vụ tưới liên xã, không bàn giao quản lý cho cấp huyện, các trạm bơm của xã An Hòa đều có qui mô tưới dưới 50 ha. Tuy nhiên hiện nay có 02 trạm bơm còn có nhiệm vụ tưới liên xã, nên không bàn giao gồm:

Trạm bơm Âm Hồn 1, cấp nước tưới đất xâm canh TT Hợp Hòa trên địa bàn xã An Hòa;

Trạm bơm Âm Hồn 2, cấp nước bổ sung cho kênh 1B tưới cho xã Hoàng Đan;

Riêng trạm bơm Cầu Bồng, có thể phục vụ chống hạn cho TT Hợp Hòa khi tuyến kênh chính tả ngạn Liễn Sơn ở mực nước thấp, tuy nhiên việc phục vụ không thường xuyên, vì vậy thống nhất bàn giao lại cho huyện Tam Dương quản lý. Khi xảy ra hạn hán, cần phục vụ tưới cho TT Hợp Hòa, yêu cầu UBND huyện Tam Dương đơn vị khai thác, vận hành hỗ trợ tưới cho diện tích trên địa bàn TT Hợp Hòa. Hiện nay công ty TNHH MTV thủy lợi Liễn Sơn đã thống nhất bàn giao cho UBND huyện Tam Dương quản lý trạm bơm Cầu Bồng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

2.

Cử tri xã Tân Phú, huyện Vĩnh Tường đề nghị tỉnh có cơ chế hỗ trợ cho các thôn, xã xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, đặc biệt quan tâm các xã sáp nhập vì điều kiện về kinh tế sau sáp nhập để xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu là rất khó khăn, hạn hẹp

UBND tỉnh trả lời như sau:

Để hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, đến nay đã có 20 cơ chế chính sách đã được ban hành; 03 cơ chế chính sách đang được xây dựng, cụ thể một số lĩnh vực như sau:

* Các cơ chế, chính sách đã ban hành:

- Về Hạ tầng kinh tế - xã hội: Hỗ trợ thực hiện trường đạt chuẩn quốc gia; Hỗ trợ hoàn thiện chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số.

- Về Kinh tế và tổ chức sản xuất, giảm nghèo: Hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh; Chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân; Chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh; Chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Chính sách hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ không có khả năng thoát nghèo trên địa bàn tỉnh; Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX,…

- Về lĩnh vực giáo dục, Y tế, Văn hóa, Xã hội, Môi trường: Hỗ trợ hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Chính sách hỗ trợ người tham gia BHYT, BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh; Chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư thiết bị thể dục thể thao ngoài trời cho Trung tâm văn hóa thể thao của các xã, phường, thị trấn và khu thể thao ở các thôn, tổ dân phố; Chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ dân ca tiêu biểu; Chính sách hỗ trợ đầu tư dự án cung cấp nước sạch và hỗ trợ giá nước sạch cho vùng nông; Chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, cải tạo cống, rãnh thoát nước và nạo vét các thủy vực tiếp nhận nước thải, khắc phục ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư trên địa bàn tỉnh; Chính sách hỗ trợ chi phí hỏa táng trên địa bàn tỉnh; Hỗ trợ thu gom rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường,…

- Về hệ thống chính trị, tiếp cận pháp luật: Một số chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách; Mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; Quy định mức chi hỗ trợ đối với UBMTTQ cấp xã và Ban Công tác mặt trận ở khu dân cư thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh; Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.

* Các cơ chế chính sách đang xây dựng: Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp các tuyến đường trục xã, trục thôn; xây dựng mới giao thông nội đồng trên địa bàn tỉnh; Hỗ trợ đầu tư, cải tạo hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm; thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh; Hỗ trợ xây dựng hệ thống điện chiếu sáng đường giao thông trục xã, trục thôn, liên thôn, ngõ xóm khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

UBND tỉnh tiếp tục giao các sở, ngành phụ trách tiêu chí nông thôn mới rà soát các cơ chế, chính sách có liên quan, kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành cơ chế chính sách mới đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế để hỗ trợ các địa phương thực hiện duy trì đạt chuẩn nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

3.

Cử tri xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường đề nghị: Toàn bộ ½ đất canh tác nông nghiệp của nhân dân xã Vĩnh Sơn giáp Ngòi Lẻ (sông Phan đoạn Vĩnh Sơn - Bình Dương - Đại Đồng) và đồng bãi xã Bình Dương bị ngập lụt không canh tác được vụ mùa, một phần không canh tác được cả vụ chiêm nên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp xã nhà cũng như đời sống nhân dân. Đề nghị tỉnh có văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng khảo sát và có biện pháp giải quyết để nhân dân canh tác, sản xuất được thuận lợi.

UBND tỉnh trả lời như sau:

- Việc tiêu thoát nước cho vùng trũng thấp ven sông Phan, Ban QLDA ĐTXD công trình NN&PTNT Vĩnh Phúc đang triển khai thi công dự án Cải tạo, nạo vét Sông Phan đoạn từ cầu Thượng Lạp đến điều tiết Vĩnh Sơn có chiều dài khoảng 10,5 km chạy qua 05 xã, thị trấn của huyện Vĩnh Tường là Yên Lập, Tân Tiến, Lũng Hòa, Thổ Tang và Vĩnh Sơn. Dự án được UBND tỉnh phê duyệt TKBVTC tại Quyết định số 1628/QĐ-UBND ngày 09/7/2020, đã được triển khai thực hiện từ tháng 9/2020, xong vào năm 2025.

- Dự án: Cải tạo, nạo vét Sông Phan đoạn từ điều tiết Vĩnh Sơn đến điều tiết Lạc Ý, xây dựng 03 trạm bơm tiêu Kim Xá, Ngũ Kiên, Nguyệt Đức do Ban quản lý sử dụng vốn vay nước ngoài của tỉnh làm chủ đầu tư, hiện nay đang thi công xây dựng.

Các dự án hoàn thành sẽ giải quyết ngập úng cho lưu vực sông Phan trong đó có huyện Vĩnh Yên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, Bình Xuyên, Ban QLDA sử dụng vốn vay nước ngoài đang tổ chức triển khai thi công 03 trạm bơm tiêu Kim Xá, Ngũ Kiên, Nguyệt Đức với tổng lưu lượng 145m3/s, các trạm bơm đã được khởi công xây dựng vào tháng 3/2022, dự kiến hoàn thành trước ngày 31/12/2023 để vận hành chống lũ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

4.

Ủy ban MTTQ xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương kiến nghị: Trên địa bàn xã có 1 luồng tiêu thiên tạo chảy từ xã Vân Hội qua địa bàn do Công ty Thủy lợi Liễn Sơn quản lý, nhiều năm nay không được khơi thông, hiện nay đã bị bồi đắp nhiều, cỏ mọc và một số cây, que lấp kín lòng ngòi làm ách tắc luồng tiêu gây ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Cử tri xã Hợp Thịnh đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo Công ty Thủy lợi Liễn Sơn tổ chức khơi thông luồng tiêu trên để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân Hợp Thịnh

UBND tỉnh trả lời như sau:

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT giao Chi cục Thủy lợi và Công ty TNHH MTV Thủy lợi Liễn Sơn làm việc với UBND xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương về kiến nghị trên. Tại buổi làm việc và kiểm tra thực tế hiện trạng luồng tiêu thiên tạo Vân Hội - Hợp Thịnh có hiện tượng bèo rác, cây que lấp lòng ngòi làm ách tắc luồng tiêu gây ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp như phản ánh của cử tri. Sở Nông nghiệp và PTNT đã yêu cầu Công ty TNHH MTV Thủy lợi Liễn Sơn tổ chức phát quang khơi thông luồng tiêu theo đề nghị của cử tri xã Hợp Thịnh, tiếp tục bố trí kinh phí để thực hiện vớt bèo rác và giải phóng vật cản khi xảy ra đảm bảo thông thoáng dòng chảy.

Ngày 23/6/2022 Chi cục Thủy lợi đã tổ chức kiểm tra, giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri tại xã Hợp Thịnh, luồng tiêu Duy phiên - Vân Hội - Hợp Thịnh (luồng tiêu thiên tạo) đã được Công ty TNHH MTV thủy lợi Liễn Sơn tổ chức phát quang hai bên bờ luồng tiêu và vớt bèo rác, vật cản, khơi thông dòng chảy đảm bảo thông thoáng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

5.

Cử tri Đỗ Văn Thành, thôn Bảo Trưng, xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường kiến nghị: Đoạn đường mặt đê tả Sông Hồng từ Trường Mầm non Phú Đa đến dốc xuống thôn Hồi Cương xã Ngũ Kiên mới đổ được một nửa đường, đề nghị đổ nốt phần còn lại

UBND tỉnh trả lời như sau:

Hiện nay, dự án: Cải tạo, nâng cấp đê tả sông Hồng đã được thi công hoàn thành theo thiết kế được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt; do vậy, việc cử tri đề nghị đổ phần còn lại của mặt đê tả sông Hồng, đoạn từ trường Mầm non xã Phú Đa đến dốc xuống thôn Hồi Cương, xã Ngũ Kiên là không có cơ sở để thực hiện ở thời điểm hiện tại.

Hiện nay, UBND huyện Vĩnh Tường đã hoàn thiện các thủ tục, báo cáo bàn giao dự án cho đơn vị quản lý (Sở Nông nghiệp & PTNT) tiếp nhận, đưa vào sử dụng. Sau khi dự án được bàn giao, UBND huyện Vĩnh Tường tổng hợp, kiến nghị đơn vị quản lý xem xét đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

UBND huyện Vĩnh Tường

 

6.

Cử tri xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường đề nghị tỉnh hiện tại lối vào xã Tam Phúc có ngã tư đường giao nhau hướng đi: xã Tuân Chính - xã Vĩnh Thịnh - xã Tam Phúc - thị trấn Vĩnh Tường (đường Quốc lộ 2C cũ) đã xảy nhiều vụ tai nạn giao thông, để lại thương tật, tàn phế cho người tham gia giao thông và nhiều vụ đã gây ra chết người. Đặc biệt là nhân dân xã Tam Phúc có diện tích đất canh tác hơn 80ha ở các xứ đồng; Đồng Sòi - Đồng Mạ - Đồng Mô Công, hàng ngày đi lại làm đồng phải đi qua ngã tư này mà không có hệ thống đèn đỏ thì rất nguy hiểm, UBND tỉnh và các cơ quan chức năng của tỉnh quan tâm tạo điều kiện đầu tư kinh phí cho lắp đặt hệ thống đèn đỏ tại ngã tư này, để đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người dân khi đi lại được an toàn

UBND tỉnh trả lời như sau:

Hiện tại, vị trí nút giao này không đủ điều kiện để thiết kế bố trí lắp đặt Đèn tín hiệu xanh, đỏ do chiều dài đoạn nhánh thuộc đường ngang từ Cổng làng Tam Phúc đi các xứ đồng (Đồng Sòi, Đồng Mạ, Đồng Mô Công) giao cắt với đường QL2C (cũ) đi Tuân Chính có chiều dài đoạn nhánh quá ngắn (khoảng 25m), không đủ chiều dài để bố trí làn dừng.

Hiện nay UBND huyện Vĩnh Tường đang triển khai dự án đường từ Thượng Trưng - Tuân Chính đi ngã ba cổng làng Tam Phúc, có điểm cuối đấu vào nút tạo thành nút giao ngã 5, nút giao này được thiết kế cải tạo thành nút giao có đảo tròn trung tâm (vòng xuyến) bán kính 15m, tổ chức giao thông qua nút theo dạng tự điều chỉnh (Dự án đã được Sở GTVT thẩm định Thiết kế bản vẽ thi công tại Văn bản số 1833/SGTVT-QLCLCTGT ngày 23/6/2022). Dự án sẽ khởi công trình vào Quý IV năm 2022.

Sở Giao thông Vận tải

 

7.

Cử tri xã Đạo Tú, huyện Tam Dương đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc có phương án mở rộng, thảm nhựa tuyến đường Tỉnh lộ 310, đoạn từ chợ Đạo Tú đi Kim Long, tuyến đường này mặt đường bê tông đang xuống cấp và lòng đường hẹp gây ách tắc giao thông, dễ gây tai nạn giao thông

UBND tỉnh trả lời như sau:

Tuyến đường tỉnh 310 (cũ), đoạn từ chợ Đạo Tú đi Kim Long bao gồm 02 đoạn tuyến:

1. Đoạn tuyến còn lại thuộc ĐT.310C, từ nút giao ngã ba (Lý trình Km10 508 ĐT.310C) đến QL.2B (Kim Long) do Tỉnh quản lý. UBND tỉnh đã giao Ban QLDA ĐTXD các công trình giao thông làm chủ đầu tư đang triển khai thi công Dự án Cải tạo, nâng cấp ĐT.310C, đoạn từ QL2C đến QL2B. Công trình hoàn thành ngày 20/02/2024.

2. Đoạn tuyến ĐT.310 (cũ) đoạn từ QL2C (chợ Đạo Tú) đến ĐT.310C (nút giao ngã ba - Lý trình Km10 508 ĐT.310C) do huyện Tam Dương quản lý; UBND tỉnh giao UBND huyện Tam Dương giải quyết kiến nghị của cử tri theo thẩm quyền và báo cáo kết quả UBND tỉnh.

UBND huyện Tam Dương đã tiến hành kiểm tra, đánh giá đoạn tuyến này đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông, chưa cần duy tu sửa chữa

Sở Giao thông Vận tải

 

8.

Cử tri xã An Hòa, huyện Tam Dương đề nghị lắp tín hiệu đèn giao thông đoạn đường Quốc lộ 2C đi cầu Bì La điểm giao cắt UBND xã An Hòa đi Trường Tiểu học và Trung học cơ sở An Hòa trong thời gian các cháu học sinh đi đến trường và tan sau giờ học có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông

UBND tỉnh trả lời như sau:

Trên các hướng đường vào nút giao giữa tuyến ĐT.306 và đường từ UBND xã An Hòa đến các trường TH, THCS An Hòa và ngược lại đã có đầy đủ hệ thống biển báo hiệu, hệ thống sơn vạch kẻ đường theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2019/BGTVT). Tuyến đường từ UBND xã An Hòa đến các trường TH, THCS An Hòa (và ngược lại) tại nút giao có mặt đường hẹp, không đủ cho 02 làn xe ô tô chạy. Mật độ người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường từ UBND xã An Hòa đến các trường TH, THCS An Hòa (và ngược lại) thấp, chỉ xuất hiện hiện tượng tăng mật độ người và phương tiện tham gia giao thông cục bộ vào giờ tan học. Vì vậy, tại nút giao trên chưa đủ điều kiện để lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông.

UBND tỉnh giao Sở GTVT có Văn bản số 87/SGTVT-ATGT ngày 10/02/2022 đề nghị UBND huyện Tam Dương thường xuyên kiểm tra đảm bảo hành lang giao thông trên các tuyến đường hướng vào nút giao quang đãng, không có vật cản che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông.

Sở Giao thông Vận tải

 

9.

Cử tri xã An Hòa, huyện Tam Dương đề nghị nâng cấp cải tạo làm tuyến đường Tỉnh lộ 306 đoạn từ Thôn Ngọc Thạch 1, xã An Hòa đi cầu Bì La để nhân dân đi lại được thuận tiện vì hiện nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng

UBND tỉnh trả lời như sau:

Đường Tỉnh lộ 306 đoạn từ Quán Ngã thôn Ngọc Thạch 1 đi cầu Bì La là Đoạn tuyến ĐT.306 (cũ) từ ĐT.309 đến ĐT.306 có lý trình từ Km7 600 đến Km9 500. Nay thuộc thẩm quyền quản lý, đầu tư của UBND huyện Tam Dương.

UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư và giao UBND huyện Tam Dương là chủ đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp ĐT.306 đoạn từ Km7 600 đến Km9 500 tại Quyết định số 3217/QĐ-UBND ngày 21/12/2020. Sở GTVT đã có thông báo 1221/SGTVT-QLCLCTGT ngày 20/5/2021 kết quả thẩm định dự án ĐTXD công trình Cải tạo, nâng cấp ĐT.306 đoạn từ Km7 600 đến Km9 500. Khởi công trình trong năm 2022.

UBND huyện Tam Dương

 

10.

Cử tri xã Yên Bình, huyện Vĩnh Tường đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư tuyến đường tránh t đường đi thôn Lực Điền qua đường 36 m (Hợp Thịnh- Đạo Tú) đi đến đường rẽ vào UBND xã Yên Bình, tuyến này dài khoảng 100m. Vì tuyến đường này khi nhân dân, đặc biệt là các cháu học sinh thôn Lực Điền- xã Yên Bình đi học về phải đi ngược chiều, không an toàn và đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Cử tri xã Yên Bình rất mong tỉnh quan tâm sớm đầu tư tuyến đường này

UBND tỉnh trả lời như sau:

Đường 36m (Hợp Thịnh - Đạo Tú) là đường một chiều. Bởi vậy khi tham gia giao thông chiều từ thôn Lực Điền đến UBND xã Yên Bình, người dân phải chấp hành đúng pháp luật về giao thông (đi đúng chiều đường quy định).

Tuy nhiên, để thuận tiện cho chiều về ngược lại, không phải sang chiều đường đối diện, nhiều người dân, đặc biệt là các cháu học sinh đi không đúng chiều đường quy định mà đi ngược chiều (đi tắt đoạn đường khoảng 100m) dẫn đến nguy hiểm, mất an toàn. UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Vĩnh Tường, UBND xã Yên Bình phối hợp tuyên truyền để người dân chấp hành quy định pháp luật về giao thông thường bộ, không đi ngược chiều.

Hiện nay, hạ tầng kết nối thôn Lực Điền - xã Yên Bình với các tuyến đường chính đã đảm bảo thuận lợi. Do đó, việc cử tri đề nghị đầu tư mở thêm 01 tuyến đường tránh (đường đi riêng cho thôn) là không thực sự cần thiết, đồng thời cũng không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất (đã được quy hoạch là đất thương mại, dịch vụ).

UBND huyện Vĩnh Tường

 

11.

Cử tri xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường đề nghị tỉnh đặt biển hạn chế tải trọng đường WB3 tuyến đường xã Ngũ Kiên đi Phú Đa, Vĩnh Ninh giáp ranh xã Đại tự huyện Yên Lạc. Để đảm bảo chất lượng của tuyến đường và sự an toàn cho người tham gia giao thông

UBND tỉnh trả lời như sau:

Dự án: Cải tạo, nâng cấp đường Phú Đa - Đại Tự (huyện Yên Lạc) - Cống Rót, xã Vĩnh Ninh đã thi công hoàn thành theo đúng thiết kế được duyệt và bàn giao cho UBND các xã: Phú Đa, Vĩnh Ninh quản lý, đưa vào sử dụng từ năm 2021.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng công trình và sự an toàn của người tham gia giao thông, việc cử tri đề nghị lắp đặt biển hạn chế tải trọng tuyến đường là phù hợp. Do vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Vĩnh Tường, UBND xã Vĩnh Ninh triển khai thi công, lắp đặt bổ sung xong trước ngày 24/6/2022

UBND huyện Vĩnh Tường

 

12.

Cử tri xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường đề nghị: Tại điều 132, Luật Đất đai 2013 quy định: Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích đất công ích: “Đối với diện tích đất công ích do UBND cấp xã quản lý mà cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Hình thức cho thuê là đấu giá. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm”. Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện quy định trên cho thấy nhiều bất cập, không phù hợp với tình hình thực tế dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao. Vì thời hạn cho thuê đất theo quy định của luật là 5 năm là quá ngắn. Trong khi đó các hộ gia đình khi thuê vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phải đầu tư kinh phí xây dựng, cải tạo ao, chuồng trại, giống vật nuôi, cây trồng,... là rất lớn, mặt khác việc trồng một số cây ăn quả cần nhiều năm mới được thu hoạch. Do vậy đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh bổ sung khoản 3 điều 132 Luật Đất đai năm 2013 về tăng thời hạn sử dụng đất công ích tối thiểu là 10 năm, tối đa là 20 năm/lần thuê.

UBND tỉnh trả lời như sau:

UBND tỉnh ghi nhận Nguyện vọng của cử tri sẽ báo cáo các cơ quan có thẩm quyền khi sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, trình Quốc hội xem xét quyết định theo thẩm quyền.

Sở Tài nguyên Môi trường

 

13.

Cử tri xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường đề nghị tỉnh có văn bản giao cho UBND xã Vĩnh Ninh quản lý toàn bộ đất bãi cát sông Hồng thuộc địa phận xã Vĩnh Ninh tại các mỏ khai thác cát đã hết hạn hợp đồng, để nhân dân không tự ý ra canh tác và tranh nhau gây mâu thuẫn, mất ổn định an ninh trật tự tại địa phương

UBND tỉnh trả lời như sau:

Trên địa bàn xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường chỉ có duy nhất 01 đơn vị được UBND tỉnh cấp phép khai thác cát lòng Sông Hồng là Công ty TNHH MTV Sáng Sơn với diện tích là 18,04 ha, thời hạn khai thác đến 30/12/2024, hiện nay Công ty đang tạm dừng khai thác theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 2042/UBND-NN4 ngày 27/3/2019.

Diện tích UBND tỉnh cấp phép khai thác cát cho Công ty Sáng Sơn nằm hoàn toàn trong lòng sông Hồng, không có diện tích trên đất bãi, việc quản lý các quỹ đất tại địa phương do UBND xã Vĩnh Ninh thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai theo quy định Tại Khoản 2 Điều 8 Luật Đất đai năm 2013 quy định “Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương”; Khoản 2 Điều 141 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Đất bãi bồi ven sông, ven biển thuộc địa phận xã phường, thị trấn nào thì do UBND cấp xã đó quản lý”.

Sở Tài nguyên Môi trường

 

14.

Cử tri xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường đề nghị: Việc chấp hành thu hồi diện tích đất nông nghiệp để thực hiện dự án quản lý nguồn nước ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc, nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, trong cùng 01 dự án tại xã Ngũ Kiên có các công trình khác nhau như: Bể hút, hồ Điều hòa, kênh dẫn, kênh xả...Có hạng mục đã thu hồi đất của nhân dân từ năm 2020; có hạng mục thu hồi năm 2021... Vậy cùng một dự án trong đó có các dự án nhỏ thu hồi đất của nhân dân từ năm 2020 đến nay tại xã Ngũ Kiên, cùng trong một con đầm chưa có hạng mục công trình nào được khởi công xây dựng. Trong khi đó người dân được nhà nước thu hồi trước thì chỉ được 83.600.000đ/01 sào. Người dân được nhà nước thu hồi sau thời điểm ngày 08/3/2021 thì được nhận tiền thưởng giải phóng mặt bằng nhanh là 120.000đ/m2 = 43.200.000đ “Nghị quyết số 01/2021-NQ-HĐND ngày 08/3/2021 về việc ban hành một số biện pháp đặc thù để bảo đảm công tác giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025”. Nếu những hộ dân thực hiện việc thu hồi từ ngày 15/11/2021, thì người dân được 151.000.000đ/01 sào vì thực hiện theo: “Quyết định số 61/2021-QĐ-UBND ngày 04/11/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. Nhân dân không đồng thuận và cho mình là người tích cực để nhà nước thu hồi trước thì được nhận số tiền thấp trong khi thu hồi chưa thực hiện thi công trong cùng một dự án tại xã Ngũ Kiên. Đề nghị tỉnh Vĩnh Phúc nghiên cứu có cơ chế đặc thù riêng để đảm bảo sự công bằng trong nhân dân

UBND tỉnh trả lời như sau: Ý kiến của cử tri tại Điều 27, Quyết định số 61/2021/QĐ-UBND ngày 04/11/2021 của UBND tỉnh ban hành quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã quy định: “Những phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt trước khi quyết định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã được phê duyệt.”. Nội dung cử tri kiến nghị, UBND tỉnh giao UBND huyện Vĩnh Tường có chỉ đạo đến UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để các hộ dân nắm được, ủng hộ, chấp hành chính sách của tỉnh.

Sở Tài nguyên Môi trường

 

15.

Cử tri Lê Văn Vĩnh, Tổ dân phố Liên Bình, thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương kiến nghị: Đề nghị HĐND - UBND tỉnh xem xét điều chỉnh quy 2 định về xét giao đất ở không quá đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn các thị trấn, cho phép các thị trấn được xét giao đất ở không quá đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân. Vì theo Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 và Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND ngày 18/5/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, thì thị trấn Hợp Hòa không thuộc đối tượng được xét giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân không qua đấu giá quyền sử dụng đất, trong khi 12/13 xã thuộc huyện Tam Dương vẫn được thực hiện xét giao đất ở cho nhân dân, từ đó gây khó khăn về đất ở cho nhân dân

UBND tỉnh trả lời như sau:

Tại Điều 118, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định cụ thể các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất và các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất.

Đối với thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương không thuộc thị trấn có điều kiện kinh tế khó khăn (quy định tại điểm H, khoản 2 điều 118) nên đề nghị của ông Lê Văn Vĩnh là không phù hợp với quy định.

Sở Tài nguyên Môi trường

 

16.

Cử tri phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên kiến nghị: Hiện nay trên địa bàn TDP Vĩnh Thịnh 4, phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên đang triển khai thi công dự án Hệ thống thu gom nước thải. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ và sớm hoàn trả mặt bằng đảm bảo xong trước Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022, để đảm bảo cho việc lưu thông đi lại, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị trong dịp đón Tết Nguyên Đán.

UBND tỉnh trả lời như sau:

UBND tỉnh chỉ đạo Ban QLDA sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc khẩn trương thực hiện dự án Hệ thống đấu nối nước thải cấp 3, thuộc dự án “Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - dự án thành phần tỉnh Vĩnh Phúc” vay vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á. Đến thời điểm hiện tại, một số tuyến đường đã thi công xong, tuy nhiên, việc hoàn trả mặt đường chỉ được thực hiện tạm thời bằng cấp phối đá dăm để đảm bảo giao thông, còn thiếu công tác hoàn trả lớp bê tông nhựa mặt đường như hiện trạng ban đầu.

Trước Tết Nguyên Đán, VPMO đã đôn đốc Nhà thầu cố gắng hoàn trả theo ý kiến cử tri. Tuy nhiên, để thảm được thì phải hoàn thiện tất cả các công việc đấu nối, hoàn thiện các hố ga…

Hiện nay các công việc đã hoàn thành và đang tạo khuôn đường để thảm, đã hoàn trả mặt bằng xong.

Ban QLDA vốn vay nước ngoài

 

17.

Ông Kim Quang Minh, Tổ dân phố Điền Lươn, thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương kiến nghị: Đề nghị HĐND - UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí cho thị trấn Hợp Hòa để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị. Với lý do, trong suốt thời gian từ khi được thành lập ngày 10/02/2003 đến khi được công nhận đô thị loại V ngày 24/02/2021, thị trấn Hợp Hòa không được nhận sự hỗ trợ về ngân sách từ cấp trên để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, do không thuộc đối tượng nông thôn mới

UBND tỉnh trả lời như sau:

- Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị thị trấn Hợp Hòa do UBND huyện Tam Dương, UBND thị trấn Hợp Hòa quản lý và đầu tư theo quy định về phân cấp quản lý đầu tư công một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo Quyết định số 52/2021/QĐ-UBND ngày 31/8/2021 của UBND tỉnh;

- UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Tam Dương căn cứ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được giao và nguồn dự kiến bổ sung từ nguồn thu sử dụng đất tại Quyết định số 3530/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 của UBND tỉnh về việc giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm giai đoạn 2021-2025 để triển khai, thực hiện kế hoạch đầu tư công do cấp mình quản lý; trong đó có đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống hạ tầng đô thị thị trấn Hợp Hòa đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và thông báo đến cử tri và nhân dân biết.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

18.

Cử tri các thôn Lập Đinh, xã Ngọc Thanh, Phúc Yên đề nghị UBND tỉnh cho đầu tư hệ thống điện chiếu sáng trên Tuyến ĐT.301, đoạn từ Trạm kiểm lâm Đồng Câu, xã Ngọc Thanh đến thôn Thanh Lộc, Đèo Nhe và nhánh Đèo Khế, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cử tri, đồng bào các dân tộc thiểu số, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh

UBND tỉnh trả lời như sau:

- Đối với đoạn đường từ cổng làng Thanh Lộc đến Đèo Khế do UBND thành phố Phúc Yên quản lý, trách nhiệm đầu tư hệ thống chiếu sáng thuộc UBND thành phố Phúc Yên theo quy định tại khoản 3 điều 4 Quyết định số 52/2021/QĐ-UBND ngày 31/8/2021.

- Đoạn tuyến ĐT.301 từ Trạm Kiểm lâm Đồng Câu đến Km18 100 (giao với đường vành đai 5 - Vùng thủ đô) thuộc dự án Nâng cấp, mở rộng ĐT.301, đoạn từ Km12 400 (ngã ba giao với đường Nguyễn Văn Cừ) đến Km18 100 (giao với đường vành đai 5 vùng Thủ đô) do Sở GTVT nghiên cứu đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng công trình, trong đó đã có hạng mục điện chiếu sáng.

- Đối với đoạn tuyến ĐT.301 còn lại, từ Km18 100 (giao với đường vành đai 5 - Vùng thủ đô) đến Km26 000 (Cuối tuyến - Đèo Nhe), UBND tỉnh giao Sở Công thương nghiên cứu đề xuất đầu tư

Ngày 29/4/2022 UBND tỉnh có Văn bản số 2759/UBND-CN1 giao Sở Công thương nghiên cứu đề xuất đầu tư hệ thống chiếu sáng tuyến ĐT.301, đoạn đoạn từ Km18 100 đến Km26 000 theo quy định.

Ngày 17/5/2022 Sở Công thương có Tờ trình số 32/TTr-SCT gửi Sở kế hoạch đầu tư thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án

Ngay sau khi nhiệm vụ đầu tư dự án được được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Công thương sẽ tiến hành theo đúng trình tự quy định của pháp luật về đầu tư công. Dự kiến phê duyệt dự án trong quý IV/2022, tổ chức xây dựng hoàn thành trong quý II/2023.

Sở Công thương

 

19.

Cử tri Nguyễn Văn Hy, thôn Đình, xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường đề nghị và cấp có thẩm quyền xem xét về cơ chế chính sách trong quá trình tiêm phòng Covid-19 cho các đối tượng, có trường hợp khi tiêm phòng bị sốc phản vệ thuốc được đưa vào các Trung tâm y tế để theo dõi sức khỏe, sau quá trình theo dõi ổn định về nhà thì gia đình vẫn phải nộp tiền viện phí ngoài khoản bảo hiểm (BHYT 80%, gia đình phải nộp 20%). Trường hợp bị phản vệ (Nguyễn Văn Hy thôn Đình xã Chấn Hưng) do thuốc thì chỉ theo dõi sức khỏe chứ không phải nhập viện do bệnh tật và nhà nước đã hỗ trợ thuốc tiêm phòng cho các đối tượng, thì không nên thu tiền viện phí ngoài BHYT hoặc hỗ trợ cho người dân khoản ngoài BHYT

UBND tỉnh trả lời như sau:

Theo các quy định chung về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và quy định về hoạt động tiêm chủng như: Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng, nếu xảy ra các rủi ro khi tiêm vắc xin COVID-19 thì người bị thiệt hại sẽ được Nhà nước bồi thường. Tuy nhiên đối tượng được Nhà nước bồi thường theo khoản 2, điều 15, Nghị định 104/2016/NĐ-CP gồm Người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật và người được tiêm chủng bị tử vong”.

Trường hợp cử tri Nguyễn Văn Hy thuộc hai đối tượng trên do vậy khi vào cơ sở khám chữa bệnh thì vẫn thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định hiện hành.

Sở Y tế

 

20.

Cử tri xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường đề nghị: Để cụ thể hơn trong công tác truy vết của các lực lượng tại chỗ và cảnh báo cho Nhân dân giám sát các trường hợp cách ly tại nhà trong điều kiện khu cách ly quá tải. Đề nghị HĐND tỉnh có giải pháp đặt số nhà cho toàn bộ khu vực nông thôn

UBND tỉnh trả lời như sau:

Hiện nay dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã kiểm soát tốt trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước đồng thời ngày 29/4/2022, Bộ Y tế đã có Văn bản số 2213/BYT-DP về việc tạm dừng áp dụng khai báo y tế nội địa; vì vậy việc đặt số nhà để phục vụ việc truy vết của các lực lượng tại chỗ là không cần thiết.

Sở Y tế

 

21.

Cử tri Lương Quý Minh, Trưởng trạm Y tế thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường: Trong những năm qua, đội ngũ y tế thôn hoạt động rất tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và được nhận chế độ phụ cấp theo quy định. Tuy nhiên, năm 2021 đội ngũ này chưa nhận được chế độ phụ cấp, trong khi đội ngũ y tế thôn các xã của huyện Vĩnh Tường đã nhận được chế độ phụ cấp

UBND tỉnh trả lời như sau:

Theo quy định của Chính phủ tại Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản. Theo đó: Nhân viên y tế thôn, bản được hưởng phụ cấp hàng tháng theo mức lương tối thiểu chung: Mức 0,5 áp dụng đối với nhân viên y tế thôn, bản tại các xã vùng khó khăn; mức 0,3 áp dụng đối với nhân viên y tế thôn, bản làm việc tại các xã còn lại. Chế độ phụ cấp này không áp dụng đối với nhân viên y tế làm việc tại các tổ dân phố thuộc các phường, thị trấn (gọi tắt là nhân viên y tế tổ dân phố) như làm việc tại Thị trấn Vĩnh Tường theo kiến nghị của cử tri Lương Quý Minh

Sở Y tế

 

22.

Cử tri xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường đề nghị: Trong hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội củ nước ta hiện nay MTTQ ngày càng phát huy tầm quan trọng trong thực thi rất nhiều các nhiệm vụ chính trị và tập hợp các thành phần trong xã hội. MTTQ lại càng quan trọng hơn, mỗi khi tổ quốc có lâm nguy như việc thiên tai, dịch bệnh… ngày càng hoành hành hay thay mặt nhân dân giám sát và phản biện xã hội. Song biên chế của MTTQ cơ sở (MTTQ xã) lại thiếu nhân lực, ngoài chức danh chủ tịch thường trực, cấp phó còn lại là chức danh kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp như các tổ chức chính trị-xã hội khác, do vậy gây khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ. Đề nghị HĐND tỉnh xem xét tăng cường biên chế, chế độ đãi ngộ cho MTTQ cấp xã

UBND tỉnh trả lời như sau:

1. Về đề nghị tăng cường biên chế:

Chức danh, số lượng cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 và Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ, trong đó, biên chế được bố trí cho các chức danh cán bộ cấp xã và công chức cấp xã. Chủ tịch UBMTTQ cấp xã được xác định là cán bộ xã, đã được bố trí biên chế, do vậy không có cơ sở để giao thêm biên chế cho UBMTTQ cấp xã.

2. Về đề nghị tăng chế độ đãi ngộ cho Mặt trận Tổ quốc cấp xã:

Chủ tịch UBMTTQ cấp xã là cán bộ cấp xã, đã được bố trí biên chế và hưởng lương theo trình độ đào tạo theo quy định. Phó Chủ tịch UBMTTQ cấp xã là người hoạt động không chuyên trách, được hưởng phụ cấp hàng tháng theo Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, mức phụ cấp từ 0,8 đến 1,0 mức lương cơ sở/tháng theo phân loại xã (xã loại 1 hưởng 1,0; xã loại 2 hưởng 0,9; xã loại 3 hưởng 0,8), mức phụ cấp này đảm bảo sự tương quan với các chức danh không chuyên trách khác ở cấp xã. Mặt khác, mức phụ cấp của những người hoạt động không chuyên trách cấp xã hiện nay đang thực hiện dựa trên mức khoán theo Nghị định số 29/2013/NĐ-CP (xã loại 1 khoán quỹ phụ cấp bằng 20,3 mức lương cơ sở, xã loại 2 bằng 18,6 mức lương cơ sở, xã loại 3 bằng 17,6 mức lương cơ sở). Theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ thay thế Nghị định số 29/2013/NĐ-CP thì mức khoán quỹ phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giảm xuống còn 16,0 mức lương cơ sở đối với xã loại 1; xã loại 2 còn 13,7 lần mức lương cơ sở và xã loại 3 còn 11,4 lần mức lương cơ sở. Do vậy, hiện nay chưa thực hiện được việc tăng mức phụ cấp hàng tháng cho Phó Chủ tịch MTTQ cấp xã.

Sở Nội vụ

 

 

BIỂU 2: TỔNG HỢP NỘI DUNG KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI TRƯỚC VÀ SAU KỲ HỌP THỨ 5 HĐND TỈNH ĐANG ĐƯỢC UBND TỈNH TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT
(Kèm theo Nghị quyết số:21/NQ-HĐND ngày 20/07/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)

STT

NỘI DUNG KIẾN NGHỊ

NỘI DUNG ĐANG TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

GHI CHÚ

1

Cử tri xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường đề nghị tỉnh: Hiện nay hành lang bảo vệ đê Trung ương đi qua địa phận xã Tuân Chính đã bị xuống cấp nghiêm trọng, một số hành lang bảo vệ ngoài khu dân cư chưa được làm mới thông tuyến, thường xuyên ngập lụt vào mùa mưa gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân. Cử tri UBND tỉnh xem xét mở rộng, nâng cấp tu sửa hành lang bảo vệ đê thuộc địa phận xã Tuân Chính để thuận tiện trong việc quản lý bảo vệ hành lang, đê Trung ương và đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người dân tham gia giao thông

UBND tỉnh trả lời như sau:

Sau khi nhận được ý kiến cử tri, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Thủy lợi kiểm tra thực tế hiện trạng tuyến hành lang nêu trên. Qua kiểm tra hiện trạng tuyến hành lang chân đê tương ứng từ K11 930-K12 430 bị hư hỏng, xuống cấp, do vậy Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động đề xuất Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều 2022, trong đó có hạng mục nâng cấp, sửa chữa đoạn hành lang đê trên

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

2

Cử tri xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương: Đề nghị tỉnh xem xét có kế hoạch giải quyết về lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) trên địa bàn xã đã tồn tại nhiều năm nay chưa thực hiện xong, cụ thể: Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét cấp GCNQSDĐ khu đất giãn dân từ năm 1993 - 1995: khu Cầu Tranh, khu Dộc Chùa trên trục đường Tỉnh lộ 309B và khu Đồi Luồn, Chòm Sen giai đoạn 2003- 2027 trên trục đường Tỉnh lộ 310 trên địa bàn xã Hướng Đạo. Trên địa bàn xã hiện nay qua thống kê sơ bộ có khoảng trên 150 GCNQSDĐ được cấp cho các hộ gia đình và cá nhân từ năm 2010-2013, khi được nhận GCNQSDĐ do các cấp có thẩm quyền cấp, các hộ gia đình, cá nhân khi đi giao dịch, thế chấp được các cơ quan chức năng có thẩm quyền trả lời GCNQSDĐ không hợp lệ. Vậy cử tri và Nhân dân xã Hướng Đạo đề nghị HĐND tỉnh, UBND tỉnh xem xét có cơ chế cho các hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục nộp lần 2 lệ phí cấp đất lần đầu để được hợp pháp GCNQSDĐ và đảm bảo quyền lợi chính đáng của Nhân dân”.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Căn cứ Kế hoạch số 290/KH-UBND ngày 25/01/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về kê khai, đăng ký đất đai bắt buộc đối với người sử dụng đất, người được giao đất để quản lý trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. UBND huyện Tam Dương đã xây dựng kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 31/12/2021 Về việc kê khai, đăng ký đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tam Dương. Đối với các các GCNQSDĐ do UBND huyện Tam Dương đã cấp trước đây có sai sót, vi phạm... làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất, thì trách nhiệm giải quyết thuộc thẩm quyền của UBND huyện Tam Dương.

Giao UBND huyện Tam Dương khẩn trương giải quyết kiến nghị của cử tri theo thẩm quyền để báo cáo cử tri và nhân dân được biết

Sở Tài nguyên Môi trường

 

3

Cử tri thị trấn Hợp Châu, huyện Tam Đảo đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét kiểm tra chỉ đạo thực hiện việc Công ty Vitto được phê duyệt thu hồi và đã đền bù tiền đất cho người dân từ năm 2014 đến nay, nhưng không đưa vào sử dụng

UBND tỉnh trả lời như sau:

Trên địa bàn thị trấn Hợp Châu, UBND tỉnh đã giao cho Công ty Vitto thực hiện dự án với diện tích 9.367,5 m2. Đối với phần diện tích còn lại, mặc dù đã thu hồi và đã đền bù tiền đất cho người dân tại thị trấn Hợp Châu, nhưng diện tích người dân chưa nhận tiền bồi thường, chưa bàn giao mặt bằng còn lại nằm xen kẽ diện tích trên; diện tích đã GPMB nằm nhỏ lẻ, xen kẹp, không liền khoanh,... Do đó chưa đủ điều kiện để giao đất cho Công ty thực hiện dự án.

Trách nhiệm GPMB dự án và trên địa bàn thị trấn Hợp Châu trên thuộc về UBND huyện Tam Đảo. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Tam Đảo tích cực, khẩn trương chỉ đạo công tác BTGPMG (địa bàn thị trấn Hợp Châu) để hoàn thiện hồ sơ, giao đất Cho chủ đầu tư theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Sở Tài nguyên Môi trường

 

4

Cử tri xã Minh Quang, huyện Tam Đảo phản ánh: Hiện nay Công ty mỏ đá Bảo quân đã hết thời hạn khai thác, UBND tỉnh đã có quyết định dừng khai thác từ năm 2019, để làm tốt công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Minh Quang, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Hiện nay UBND tỉnh đang rà soát quy hoạch phân khu và quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc có liên quan đến việc thực hiện dự án đóng cửa mỏ khai thác đá xây dựng trước đây của Công ty Bảo Quân. Sau khi quy hoạch chi tiết được duyệt và xử lý xong các vi phạm, xử lý tài sản trên đất, nghĩa vụ của Công ty Bảo Quân. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo thu hồi đất để thực hiện quy hoạch được phê duyệt. dự kiến trong năm 2022.

Sở Tài nguyên Môi trường

 

5

Cử tri xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương đề nghị tỉnh xem xét, nghiên cứu cho các hộ gia đình thuộc các thôn: Thôn Mới, Yên Sơn, Phú Cường, Cao Hảo xã Hướng Đạo nằm trong khu vực quy hoạch, khu công nghiệp Tam Dương I (khu vực 2) được nhận tiền đền bù và tiền thưởng giải phóng nhanh, một lần theo Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND

UBND tỉnh trả lời như sau:

Việc thưởng giải phóng mặt bằng nhanh của tỉnh theo Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND ngày 08/03/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh là cơ chế hỗ trợ đặc thù của tỉnh, nhằm khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân chấp hành tốt chủ trương thu hồi đất của nhà nước để thực hiện các dự án; thực hiện đúng, đủ yêu cầu của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà không phải thực hiện kiểm đếm bắt buộc hoặc cưỡng chế thu hồi đất và phải đảm bảo tiến độ nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng tại thực địa theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết. UBND tỉnh giao UBND huyện Tam Dương phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện để báo cáo cử tri và nhân dân biết.

UBND huyện Tam Dương

 

6

Cử tri các thôn Thanh Lộc, Đại Lộc, Đồng Chằm, Đại Quang xã Ngọc Thanh, Phúc Yên đề nghị UBND tỉnh sớm xem xét quyết định cho điều chỉnh tách diện tích đất ở và diện tích đất nông nghiệp của các hộ dân thôn Lập Đinh ra khỏi diện tích Quy hoạch của Dự án Du lịch sinh thái Âu Cơ (của Công ty TNHH Minh Giang) để Nhân dân của thôn Lập Đinh đảm bảo điều kiện đầu tư xây dựng đường giao thông của thôn. Hiện nay cả xã còn lại duy nhất thôn Lập Đinh chưa được đầu tư đường giao thông nông thôn, đi lại rất vất vả và khó khăn

UBND tỉnh trả lời như sau:

UBND tỉnh giao Sở Xây dựng xin ý kiến tham gia của các Ngành, địa phương liên quan; ngày 03/4/2020, Sở Xây dựng có Văn bản số 972/SXD-QHKT báo cáo UBND tỉnh về nội dung điều chỉnh QHPK tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Âu Cơ tại khu vực Lập Đinh, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó, ngoài nội dung điều chỉnh về cơ cấu sử dụng đất, không gian chức năng của dự án, nội dung điều chỉnh còn thực hiện việc “cắt bỏ toàn bộ phần diện tích đất rừng phòng hộ ra khỏi phạm vi lập quy hoạch và thực hiện dự án với quy mô diện tích là 35,7053ha” và “điều chỉnh cắt bỏ toàn bộ phần diện tích đất nông nghiệp sinh thái, đất dân cư hiện hữu thôn Lập Đinh, đất phát triển dân cư mới, đất công cộng, đất cây xanh (phục vụ phát triển cho khu dân cư hiện hữu)… ra khỏi phạm vi lập quy hoạch và thực hiện dự án với quy mô diện tích là 55,1171ha”.

Ngày 14/5/2020, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đã có Tờ trình số 150-TTr/BCSĐ trình Ban thường vụ Tỉnh ủy điều chỉnh Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Âu Cơ tại khu vực Lập Đinh, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên theo nội dung báo cáo của Sở Xây dựng nêu trên. Ngày 29/12/2020, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh có Công văn số 478-CV/BCSĐ về việc điều chỉnh Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Âu Cơ. Theo đó, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo làm rõ một số nội dung của dự án Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Âu Cơ theo yêu cầu UBND tỉnh giao Sở Xây dựng hướng dẫn các đơn vị liên quan triển khai lập điều chỉnh QHPK tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Âu Cơ tại khu vực Lập Đinh, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; trong đó, thực hiện điều chỉnh cắt bỏ toàn bộ phần diện tích đất nông nghiệp sinh thái, đất dân cư hiện hữu thôn Lập Đinh, đất phát triển dân cư mới, đất công cộng, đất cây xanh (phục vụ phát triển cho khu dân cư hiện hữu)… ra khỏi phạm vi lập quy hoạch và thực hiện dự án với quy mô diện tích là 55,1171ha để báo cáo cử tri thôn Thanh Lộc, Đại Lộc, Đồng Chằm, Đại Quang xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên biết.

Sở Xây dựng

 

7

Cử tri phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên kiến nghị: Hồ Đầm Vạc có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết nước, phòng chống ngập lụt và đặc biệt là khu vực có cảnh quan rất đẹp của thành phố Vĩnh Yên. Do đó, việc đầu tư dự án làm kè đường dạo ven hồ và nạo vét hồ Đầm Vạc là rất cần thiết và cấp bách. Đề nghị UBND tỉnh cho biết chủ trương và tiến độ triển khai thực hiện dự án nêu trên

UBND tỉnh trả lời như sau:

UBND tỉnh đã ban hành Thông báo kết luận số 52/TB-UBND ngày 24/3/2022, chỉ đạo UBND thành phố Vĩnh Yên nghiên cứu thực hiện các thủ tục đầu tư dự án Đường dạo phần còn lại của Hồ Đầm Vạc, trong đó phạm vi nghiên cứu gồm 06 đoạn tuyến, với chiều dài khoảng 5.379km, hệ thống cảnh quan, điện trang trí, chiếu sáng, các điểm dừng, nghỉ, các tiện ích phụ trợ, các điểm vọng cảnh được nghiên cứu đầu tư đồng bộ. Thực hiện việc hút bùn toàn bộ diện tích phần còn lại của Đầm Vạc (Diện tích 106ha, còn lại là diện tích phạm vi dự án do Ban QLDA sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện với diện tích 43ha).

Còn lại chiều dài các đoạn đường dạo thuộc quy hoạch, dự án đã và đang triển khai thực hiện khoảng 8,948 km (thuộc trách nhiệm đầu tư của các nhà đầu tư). UBND giao Sở Xây tiếp tục đôn đốc triển khai thực hiện giải quyết để báo cáo cử tri và nhân dân trong quý III/2022.

Sở Xây dựng

 

8

Cử tri Bùi Mạnh Hùng - thôn Nội xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường: Về phát triển Khu Công nghiệp Chấn Hưng: Đề nghị với UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND huyện Vĩnh Tường và các cơ quan liên quan sớm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, để ổn định tình hình nhân dân và tập trung phát triển kinh tế - xã hội

UBND tỉnh trả lời như sau:

Trước đây, KCN Chấn Hưng đã được UBND tỉnh đã Quyết định thành lập KCN giao cho Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC để triển khai dự án tại Quyết định số 2410/QĐ-UBND ngày 06/9/2014. Nhưng do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC đã đề nghị tạm dừng hoạt động đầu tư xây dựng dự án và UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1561/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 hủy bỏ quyết định số 2420/QĐ-UBND ngày 06/9/2014 về giao chủ đầu tư KCN Chấn Hưng, Ban Quản lý các KCN đã ban hành Quyết định số 50/QĐ-BQLKCN ngày 26/7/2019 về chấm dứt hoạt động dự án và thu hồi GCNĐT của KCN Chấn Hưng. Theo quy định của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 (Luật Đầu tư 2020): Dự án đầu tư xây dựng KCN thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; cơ quan thẩm định là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đến thời điểm hiện tại, KCN chưa có chủ đầu tư thực hiện dự án; Ban Quản lý các KCN tham mưu UBND tỉnh đã xây dựng Đề xuất dự án đầu tư xây dựng KCN Chấn Hưng và gửi văn bản số 11727/UBND-TH3 ngày 31/12/2021 (Kèm theo hồ sơ đề xuất dự án) đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được thẩm định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan về Dự án đầu tư xây dựng KCN Chấn Hưng.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng KCN Chấn Hưng, UBND tỉnh sẽ thực hiện các bước tiếp theo để thực hiện dự án để báo cáo cử tri và nhân dân được biết

Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2022 về giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 5 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

  • Số hiệu: 21/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 20/07/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Hoàng Thị Thúy Lan
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/07/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản