Điều 19 Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Điều 19. Hợp đồng bán hàng tận cửa
1. Người bán hàng tận cửa là người của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Khi thực hiện việc bán hàng tận cửa người bán hàng tận cửa có nghĩa vụ sau đây:
a) Giới thiệu tên, số điện thoại liên lạc, địa chỉ, trụ sở của tổ chức, cá nhân kinh doanh, chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng;
b) Không được tiếp tục đề nghị giao kết hợp đồng khi người tiêu dùng đã từ chối;
c) Giải thích cho người tiêu dùng về điều kiện của hợp đồng, thông tin khác mà người tiêu dùng quan tâm liên quan đến hàng hóa, dịch vụ.
2. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, hợp đồng bán hàng tận cửa phải được lập thành văn bản và giao cho người tiêu dùng một bản.
3. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày giao kết hợp đồng, người tiêu dùng có quyền yêu cầu đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trước khi hết thời hạn này, người bán hàng tận cửa không được phép yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hoặc thực hiện các nội dung hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản, khi ký kết hợp đồng bán hàng tận cửa, người tiêu dùng phải tự ghi ngày, tháng giao kết hợp đồng.
5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động của người bán hàng tận cửa.
Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Số hiệu: 99/2011/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/10/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 573 đến số 574
- Ngày hiệu lực: 15/12/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
- Điều 5. Trách nhiệm của Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại
- Điều 6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Điều 7. Yêu cầu chung đối với hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung
- Điều 8. Trách nhiệm đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
- Điều 9. Thẩm quyền tiếp nhận đăng ký
- Điều 10. Hồ sơ và hình thức đăng ký
- Điều 11. Yêu cầu bổ sung hồ sơ
- Điều 12. Xem xét hồ sơ đăng ký
- Điều 13. Phạm vi xem xét nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
- Điều 14. Hoàn thành việc đăng ký
- Điều 15. Đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
- Điều 16. Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không thuộc phạm vi phải đăng ký.
- Điều 17. Hợp đồng giao kết từ xa
- Điều 18. Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
- Điều 19. Hợp đồng bán hàng tận cửa
- Điều 20. Hình thức, nội dung của yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 21. Thủ tục tiếp nhận yêu cầu
- Điều 22. Giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 23. Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 24. Điều kiện của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quyền tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ người tiêu dùng vì lợi ích công cộng
- Điều 25. Nghĩa vụ của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ người tiêu dùng vì lợi ích công cộng
- Điều 26. Các tổ chức xã hội tham gia quá trình khởi kiện
- Điều 27. Điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 28. Nhiệm vụ Nhà nước giao cho tổ chức xã hội thực hiện
- Điều 29. Thẩm quyền giao nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho tổ chức xã hội
- Điều 30. Hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Nhà nước giao
- Điều 31. Thẩm quyền thành lập, giải thể tổ chức hòa giải
- Điều 32. Hòa giải viên
- Điều 33. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức hòa giải