Điều 30 Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
1. Trong thời gian cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng, khi tình trạng sức khoẻ đã phục hồi, người cai nghiện có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng, trừ trường hợp đang trong giai đoạn cắt cơn, giải độc. Mỗi lần vắng mặt không được quá ba mươi ngày, số thời gian vắng mặt không được vượt quá một phần hai tổng số thời gian cai nghiện theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và phải tuân theo quy định sau đây:
a) Trong trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú đến hai mươi ngày, thì phải báo cáo Trưởng Công an cấp xã.
b) Trong trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú từ trên hai mươi ngày thì phải làm đơn xin phép ghi rõ lý do, thời gian và nơi đến kèm theo ý kiến của Tổ trưởng Tổ công tác và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đồng ý. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện cư trú phải gửi văn bản đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ đến lưu trú để phối hợp theo dõi, quản lý và hỗ trợ người cai nghiện;
c) Người cai nghiện có trách nhiệm báo cáo Trưởng Công an cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đến lưu trú biết. Khi hết thời hạn lưu trú, phải có xác nhận của Trưởng Công an cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về thời hạn lưu trú và việc chấp hành pháp luật tại nơi đến lưu trú.
2. Thời gian người cai nghiện vắng mặt tại nơi cư trú được tính vào thời hạn chấp hành quyết định, nếu người đó không vi phạm pháp luật tại địa phương nơi đến lưu trú; nếu có vi phạm hoặc vắng mặt mà không báo cáo hoặc không được sự đồng ý của Trưởng Công an cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú thì thời gian vắng mặt không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.
3. Trong trường hợp vì các lý do chính đáng như thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, đi học, có việc làm ổn định hoặc các lý do chính đáng khác mà tạm trú ở địa phương khác, thì người cai nghiện phải làm đơn đề nghị có ý kiến của Tổ trưởng Tổ công tác gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện cư trú xem xét, giải quyết:
a) Trường hợp người cai nghiện thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm văn bản đề nghị và gửi toàn bộ hồ sơ của người cai nghiện cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó sẽ đến cư trú để tiếp tục quản lý, giáo dục;
b) Trường hợp người cai nghiện đi học, có việc làm ổn định hoặc các lý do chính đáng mà tạm trú ở địa phương khác, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó lưu trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để tiếp tục quản lý, giúp đỡ họ.
Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
- Số hiệu: 94/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/09/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 558 đến số 559
- Ngày hiệu lực: 01/11/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Độ tuổi, thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng
- Điều 4. Nguyên tắc tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng
- Điều 5. Tổ công tác cai nghiện ma túy
- Điều 6. Nghiêm cấm các hành vi sau
- Điều 7. Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng
- Điều 8. Đối tượng tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình
- Điều 9. Đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình
- Điều 10. Xem xét áp dụng cai nghiện ma túy tại gia đình
- Điều 11. Tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình
- Điều 12. Đối tượng tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng
- Điều 13. Hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng
- Điều 14. Xem xét quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng
- Điều 15. Tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng
- Điều 16. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng
- Điều 17. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng
- Điều 18. Trách nhiệm, thời hạn thẩm tra hồ sơ
- Điều 19. Quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng
- Điều 20. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng
- Điều 21. Tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng
- Điều 22. Khám sức khỏe, phân loại người nghiện ma túy
- Điều 23. Điều trị cắt cơn, giải độc
- Điều 24. Quản lý, giám sát người cai nghiện tại gia đình, cộng đồng
- Điều 25. Giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách
- Điều 26. Dạy nghề, tạo việc làm cho người cai nghiện
- Điều 27. Đánh giá kết quả cai nghiện tại gia đình, cộng đồng
- Điều 28. Trách nhiệm của người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy
- Điều 29. Chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
- Điều 30. Những quy định về đi lại, thay đổi nơi cư trú đối với người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
- Điều 31. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm
- Điều 32. Bộ Y tế có trách nhiệm
- Điều 33. Bộ Công an có trách nhiệm
- Điều 34. Bộ Tài chính có trách nhiệm
- Điều 35. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm
- Điều 36. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm
- Điều 37. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm