Chương 1 Nghị định 90/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất
1. Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất, bao gồm:
a) Vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh hóa chất;
b) Vi phạm quy định về vận chuyển hóa chất nguy hiểm;
c) Vi phạm quy định về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất;
d) Vi phạm quy định về khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm;
đ) Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất;
e) Vi phạm quy định xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất;
g) Vi phạm quy định về quảng cáo hóa chất;
h) Vi phạm quy định về phân loại, ghi nhãn hóa chất;
i) Vi phạm quy định về bao gói hóa chất;
k) Vi phạm quy định về phiếu an toàn hóa chất;
l) Vi phạm quy định về sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học;
m) Vi phạm quy định về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất;
n) Vi phạm quy định về xử lý hóa chất bị thải bỏ trong sử dụng;
o) Vi phạm quy định về xây dựng biện pháp phòng ngừa, kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất;
p) Vi phạm quy định về khai báo hóa chất;
q) Vi phạm quy định về đăng ký hóa chất mới;
r) Vi phạm quy định về điều kiện của người có liên quan tới các hoạt động hóa chất nguy hiểm;
s) Vi phạm quy định về công tác bảo vệ khu vực có hoạt động hóa chất nguy hiểm;
t) Vi phạm quy định về cung cấp, bảo mật thông tin hóa chất;
u) Vi phạm quy định về báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp; quản lý hóa chất Bảng thuộc Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và chất phóng xạ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
3. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất không quy định trực tiếp tại Nghị định này thì áp dụng theo các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam; trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản xuất hóa chất là quá trình chế tạo ra hóa chất.
2. Sử dụng hóa chất là quá trình đưa hóa chất ra dùng trong thực tế nhằm đạt được mục đích nhất định trong các hoạt động kinh tế (sản xuất, xây dựng, điều tra cơ bản, đào tạo, nghiên cứu khoa học …) theo một quy trình công nghệ đã được xác định.
3. Mua bán, cung ứng hóa chất là quá trình thực hiện hợp đồng mua bán, vận chuyển hóa chất.
4. Bảo quản hóa chất là quá trình cất giữ hóa chất tại kho chứa, các thùng, bồn chuyên dụng chứa hóa chất tại địa điểm cất giữ.
5. Nghiên cứu chế thử hóa chất là quá trình chế tạo ra sản phẩm hóa chất mới. Nghiên cứu chế thử có thể bao gồm toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm hoặc chỉ một trong những bước của quá trình để xác định thành phần, quy trình công nghệ, dây chuyền thiết bị…
Điều 4. Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử phạt; tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng; thời hiệu và thời hạn xử phạt; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; cách tính thời hạn, thời hiệu; áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
Nghị định 90/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất
- Số hiệu: 90/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 20/10/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 501 đến số 502
- Ngày hiệu lực: 10/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hóa chất nguy hiểm
- Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh.
- Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm
- Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất
- Điều 10. hành vi vi phạm quy định xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất
- Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về quảng cáo hóa chất
- Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về phân loại, ghi nhãn, hóa chất
- Điều 13. Hành vi vi phạm quy định về bao gói hóa chất
- Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về phiếu an toàn hóa chất
- Điều 15. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học
- Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Điều 17. Hành vi vi phạm quy định về xử lý hóa chất bị thải bỏ trong sử dụng
- Điều 18. Hành vi vi phạm quy định về xây dựng biện pháp phòng ngừa, kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 19. Hành vi vi phạm quy định về khai báo hóa chất
- Điều 20. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký hóa chất mới
- Điều 21. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người có liên quan đến các hoạt động hóa chất nguy hiểm
- Điều 22. Hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ khu vực có hoạt động hóa chất nguy hiểm
- Điều 23. Hành vi vi phạm quy định về cung cấp, bảo mật thông tin hóa chất
- Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm
- Điều 25. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 26. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành Công Thương
- Điều 27. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
- Điều 28. Ủy quyền và nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất
- Điều 29. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất
- Điều 30. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa chất