Điều 9 Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Điều 9. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
1. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1.500 kilôgam trở xuống để vận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tính tiền gắn trên xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe đề chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.
2. Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng:
a) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để vận chuyển các loại hàng mà mỗi kiện hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá quy định nhưng không thể tháo rời ra được;
b) Khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lái xe phải mang theo Giấy phép lưu hành do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm là việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc để vận chuyển công - ten - nơ.
5. Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường là hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa ngoài các hình thức kinh doanh vận tải quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu trách nhiệm việc xếp hàng hóa lên xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và công bố quy hoạch bến xe hàng, điểm giao nhận hàng hóa tại địa bàn địa phương.
Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Số hiệu: 86/2014/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/09/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 873 đến số 874
- Ngày hiệu lực: 01/12/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
- Điều 5. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
- Điều 6. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
- Điều 7. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
- Điều 8. Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
- Điều 9. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
- Điều 10. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt
- Điều 11. Quy định đối với lái xe, người điều hành vận tải và xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải
- Điều 12. Quy định về xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Điều 13. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Điều 14. Thiết bị giám sát hành trình của xe
- Điều 15. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
- Điều 16. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
- Điều 17. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
- Điều 18. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
- Điều 19. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa
- Điều 20. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Điều 21. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh
- Điều 22. Thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh
- Điều 23. Thu hồi Giấy phép kinh doanh
- Điều 24. Bộ Giao thông vận tải
- Điều 25. Bộ Công an
- Điều 26. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Điều 27. Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 28. Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 29. Bộ Y tế
- Điều 30. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 31. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
- Điều 32. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 33. Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam
- Điều 34. Chế độ kiểm tra thực hiện điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải