Chương 6 Nghị định 76-CP năm 1996 hướng dẫn Bộ luật dân sự về quyền tác giả
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
Điều 29.- Quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền tác giả:
Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi cả nước. Bộ Văn hoá - Thông tin là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền tác giả, có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Xây dựng các chủ trương, chính sách về bảo hộ quyền tác giả.
2. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội ban hành văn bản pháp luật về bảo hộ quyền tác giả.
3. Thực hiện hoặc phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
4. Thực hiện hoặc phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm quyền tác giả theo thẩm quyền.
5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả.
1. Soạn thảo dự án Luật, Pháp lệnh, Nghị định, văn bản pháp quy khác về bảo hộ quyền tác giả.
2. Đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài; cấp và thu hồi Giấy chứng nhận bản quyền tác giả, Giấy phép hoạt động nghiệp vụ dịch vụ bản quyền tác giả.
3. Hướng dẫn Sở Văn hoá - Thông tin trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền tác giả ở địa phương.
4. Tổ chức, thực hiện việc hợp tác với nước ngoài, các tổ chức quốc tế về quyền tác giả.
5. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả và thực hiện hoạt động thông tin về bảo hộ quyền tác giả.
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hộ quyền tác giả cho cán bộ các cơ quan có liên quan ở Trung ương và địa phương.
Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện pháp luật bảo hộ quyền tác giả tại địa phương.
1. Thanh tra chuyên ngành Văn hoá - Thông tin thuộc Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm xử lý, giải quyết các vụ tranh chấp vi phạm quyền tác giả.
2. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khi bị cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền của mình đều có thể yêu cầu thanh tra chuyên ngành Văn hoá - Thông tin xử lý, giải quyết.
3. Thanh tra chuyên ngành Văn hoá - Thông tin có quyền quyết định xử phạt hành chính theo thẩm quyền.
1. Công bố, phổ biến tác phẩm; biểu diễn tác phẩm sân khấu; phát sóng bộ phim, băng hình; ghi âm, ghi hình hoặc trực tiếp phát sóng từ nơi đang biểu diễn, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 761 của Bộ luật.
2. Thêm bớt, sửa chữa nội dung tác phẩm.
3. Làm giả tác phẩm tạo hình để bán hoặc dùng riêng.
4. Sao chép nội dung tác phẩm của người khác đưa vào tác phẩm của mình.
5. Nhân bản, lắp ghép chương trình phát thanh, truyền hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng nhạc, đĩa nhạc, băng hình, đĩa hình, bộ phim, phần mền máy tính để kinh doanh.
6. Dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể tác phẩm.
Điều 36.- Thủ tục yêu cầu bảo hộ:
1. Cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền tác giả phải có đơn trình bầy sự việc và nộp cho thanh tra chuyên ngành Văn hoá - Thông tin tỉnh, thành phố hoặc thanh tra Bộ Văn hoá - Thông tin.
2. Kèm theo đơn là những chứng cứ cần thiết chứng minh việc khiếu nại của mình là đúng sự thật.
3. Thanh tra chuyên ngành Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm giải quyết khiếu nại và trả lời cho đương sự trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn.
Nghị định 76-CP năm 1996 hướng dẫn Bộ luật dân sự về quyền tác giả
- Số hiệu: 76-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/11/1996
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 29/11/1996
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Nghị định này hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả tại chương I phần thứ sáu trong Bộ luật Dân sự, dưới đây gọi tắt là Bộ luật.
- Điều 2. Tác giả:
- Điều 3. Chủ sở hữu tác phẩm:
- Điều 4. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quy định tại Điều 747 của Bộ luật được hiểu như sau:
- Điều 5. Công bố, phổ biến tác phẩm:
- Điều 6. Thời điểm phát sinh quyền tác giả:
- Điều 7. Quyền yêu cầu được bảo hộ:
- Điều 8. Các quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm:
- Điều 9. Các quyền của chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả:
- Điều 10. Các quyền của đồng tác giả:
- Điều 11. Các quyền của tác giả dịch, phóng tác, biên soạn, cải biên, chuyển thể:
- Điều 12. Các hình thức sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả thù lao:
- Điều 13. Thừa kế quyền tác giả:
- Điều 14. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả:
- Điều 15. Hợp đồng sử dụng tác phẩm:
- Điều 16. Nghĩa vụ của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm:
- Điều 17. Nghĩa vụ của bên sử dụng tác phẩm:
- Điều 18. Các trường hợp huỷ hợp đồng:
- Điều 19. Nghĩa vụ của người biểu diễn quy định tại Điều 774 của Bộ luật được làm rõ thêm đối với các trường hợp sau đây:
- Điều 20. Quyền của người biểu diễn quy định tại Điều 755 của Bộ luật được làm rõ thêm đối với các trường hợp sau đây:
- Điều 21. Nghĩa vụ của tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, của tổ chức phát thanh, truyền hình:
- Điều 22. Quyền của tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, bằng hình, đĩa hình, của tổ chức phát thanh, truyền hình:
- Điều 23. Cá nhân, tổ chức là tác giả, đồng tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm.
- Điều 24. Thủ tục đăng ký:
- Điều 25. Cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả:
- Điều 26. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả:
- Điều 27. Tổ chức dịch vụ bản quyền tác giả là doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo pháp luật và được Cục Bản quyền tác giả cho phép làm dịch vụ tiến hành các thủ tục đăng ký và nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm trên cơ sở được tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu tác phẩm uỷ quyền.
- Điều 28. Quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài do Chính phủ quy định trong một văn bản khác.
- Điều 29. Quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền tác giả:
- Điều 30. Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm giúp Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, có chức năng, nhiệm vụ:
- Điều 31. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn hoạt động bảo hộ quyền tác giả thuộc lĩnh vực khoa học, kể cả phần mềm máy tính, trong đó có hướng dẫn thủ tục thẩm định tính xác thực của quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm đối với các công trình khoa học, sách giáo khoa, giáo trình, phần mền máy tính trước khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Bản quyền tác giả.
- Điều 32. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật bảo hộ quyền tác giả tại địa phương.
- Điều 33. Việc giải quyết tranh chấp, vi phạm quyền tác giả được thực hiện theo thủ tục tố tụng hành chính, dân sự hoặc hình sự.
- Điều 34. Chức năng của Thanh tra chuyên ngành Văn hoá - Thông tin trong việc xử lý các vụ tranh chấp vi phạm quyền tác giả:
- Điều 35. Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có quyền yêu cầu được bảo hộ khi các hành vi sau đây tiến hành mà không được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm.
- Điều 36. Thủ tục yêu cầu bảo hộ: