Mục 2 Chương 2 Nghị định 73/2007/NĐ-CP về việc hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật Nhà nước
MỤC 2: SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM MẬT MÃ DÂN SỰ
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự
1. Có các quyền sau:
a) Lựa chọn sản phẩm mật mã dân sự để sản xuất, kinh doanh;
b) Ký kết hợp đồng đầu tư sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Từ chối cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sử dụng sản phẩm mật mã dân sự, vi phạm cam kết đã thỏa thuận về quy định sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp;
d) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Có các nghĩa vụ sau:
a) Quản lý hồ sơ, tài liệu về giải pháp kỹ thuật, công nghệ sản xuất;
b) Áp dụng các biện pháp về an ninh, an toàn;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, bảo vệ khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự do doanh nghiệp cung cấp;
d) Tạm ngừng hoặc ngừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo an ninh quốc gia;
đ) Phối hợp và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khi có yêu cầu;
e) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Điều kiện sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự
Sản phẩm mật mã dân sự và dịch vụ mật mã dân sự thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự phải thoả mãn các yêu cầu sau:
1. Thành lập doanh nghiệp và đăng ký sản xuất, kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Có Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp theo quy định của
3. Đáp ứng các quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ.
Điều 11. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự
1. Điều kiện về chủ thể: là doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp.
2. Điều kiện về nhân sự:
a) Người đứng đầu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự phải có lý lịch rõ ràng, có hiểu biết về pháp luật, có trình độ chuyên môn về lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin;
b) Đội ngũ nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý, nhân viên điều hành, nhân viên an ninh và nhân viên dịch vụ khách hàng có trình độ chuyên môn và ký Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện bảo đảm khác:
a) Bảo đảm điều kiện an ninh, an toàn, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ tài nguyên, môi trường;
b) Có phương án kỹ thuật và phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, phù hợp với các quy định, quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mật mã dân sự.
Điều 12. Hồ sơ xin cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự
1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự theo mẫu quy định;
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp;
e) Phương án kỹ thuật và phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự;
d) Sơ yếu lý lịch người đứng đầu doanh nghiệp và các thành viên phụ trách về kỹ thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi cư trú.
2. Doanh nghiệp xin cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong hồ sơ.
Điều 13. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự
1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự, Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự cho doanh nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại
Điều 14. Thu hồi Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự
1. Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo Luật Doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Doanh nghiệp không còn đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại
d) Doanh nghiệp không triển khai hoạt động sau sáu tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Sau thời hạn ba tháng kể từ khi bị thu hồi Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại
1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự theo mẫu quy định;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với tổ chức;
c) Tài liệu kỹ thuật, tài liệu xuất xứ sản phẩm, tài liệu thiết kế, thuật toán, giải pháp nghiệp vụ, thuyết minh kỹ thuật;
d) Mẫu sản phẩm.
2. Tổ chức, cá nhân xin cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong hồ sơ.
1. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự, Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm kiểm định, đánh giá và cấp giấy chứng nhận.
2. Trường hợp sản phẩm mật mã dân sự không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành, Ban Cơ yếu Chính phủ không cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự và nêu rõ lý do bằng văn bản.
3. Trong trường hợp đặc biệt cần có thời gian kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm mật mã dân sự thì thời gian kiểm định, đánh giá, cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự không được quá sáu tháng. Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận biết lý do.
1. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự phải công bố hợp chuẩn áp dụng cho sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự phải công bố hợp quy áp dụng cho sản phẩm khi các sản phẩm đó thuộc danh mục sản phẩm mật mã dân sự phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quy định tại
3. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự có yêu cầu chứng nhận hợp chuẩn thì được Ban Cơ yếu Chính phủ kiểm tra, thẩm định, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn đối với các sản phẩm đó.
4. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự thuộc danh mục sản phẩm mật mã dân sự bắt buộc phải chứng nhận hợp quy quy định tại
Điều 18. Xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự
1. Danh mục các sản phẩm mật mã dân sự được xuất khẩu, nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa hạn chế kinh doanh.
2. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự phải theo quy định tại Điều 10 Nghị định này và chỉ được xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm trong danh mục các sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu. nhập khẩu.
Nghị định 73/2007/NĐ-CP về việc hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật Nhà nước
- Số hiệu: 73/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/05/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 326 đến số 327
- Ngày hiệu lực: 16/06/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy chuẩn kỹ thuật và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm mật mã dân sự
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về hoạt động nghiên cứu mật mã dân sự, sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động nghiên cứu mật mã dân sự, sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự
- Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nghiên cứu mật mã dân sự
- Điều 8. Áp dụng quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hoá đối với kết quả nghiên cứu mật mã dân sự
- Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự
- Điều 10. Điều kiện sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự
- Điều 11. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự
- Điều 12. Hồ sơ xin cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự
- Điều 13. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự
- Điều 14. Thu hồi Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự
- Điều 15. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự
- Điều 16. Kiểm định, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự
- Điều 17. Trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự đối với việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 18. Xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự
- Điều 20. Nội dung quản lý nhà nước về mật mã dân sự
- Điều 21. Trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ
- Điều 22. Trích nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 23. Thanh tra, kiểm tra
- Điều 24. Xử lý vi phạm các quy định về nghiên cứu mật mã dân sự, sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự
- Điều 25. Xử lý vi phạm các quy định về phí và lệ phí
- Điều 26. Thẩm quyền xử phạt
- Điều 27. Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, thủ tục xử phạt
- Điều 28. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 29. Bồi thường thiệt hại