Chương 4 Nghị định 71/2016/NĐ-CP Quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH
Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong thi hành án hành chính
1. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Luật tố tụng hành chính.
2. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính với các nhiệm vụ sau đây:
a) Ban hành văn bản hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hành chính;
b) Theo dõi, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý thi hành án hành chính;
c) Xây dựng báo cáo, thống kê, sơ kết, tổng kết về công tác thi hành án hành chính theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.
3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc thi hành án; báo cáo, đề xuất trong trường hợp đề nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến lĩnh vực mình quản lý.
2. Nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án quy định tại
3. Xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ, xét thi đua khen thưởng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý trong việc thi hành án hành chính.
4. Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất, báo cáo tình hình, kết quả thi hành án hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong thi hành án hành chính
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân nghiêm chỉnh thi hành án hành chính.
2. Nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án quy định tại
3. Chỉ đạo việc thi hành án hành chính đối với các vụ việc phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh trật tự ở địa phương.
4. Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp về tình hình, kết quả thi hành án hành chính của địa phương.
Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự trong thi hành án hành chính
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh
a) Theo dõi việc thi hành án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính và Nghị định này;
b) Đề nghị Tổng cục Thi hành án dân sự đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, xử lý trách nhiệm đối với các vụ việc thi hành án hành chính mà người phải thi hành án là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trung ương;
c) Đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cùng cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thi hành án hành chính đối với Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc theo quy định tại Nghị định này;
đ) Xử phạt hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
e) Tổng kết thực tiễn thi hành án hành chính; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án hành chính theo quy định.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện
a) Theo dõi việc thi hành án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính và Nghị định này;
b) Đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cùng cấp;
c) Xử phạt hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác thi hành án hành chính theo quy định.
Nghị định 71/2016/NĐ-CP Quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án
- Số hiệu: 71/2016/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 01/07/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 477 đến số 478
- Ngày hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hiện trình tự, thủ tục và xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính
- Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án
- Điều 6. Quyền, nghĩa vụ của người phải thi hành án
- Điều 7. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án
- Điều 8. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án
- Điều 9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hành chính
- Điều 10. Tự nguyện thi hành án
- Điều 11. Yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính
- Điều 12. Thi hành bản án, quyết định của Tòa án khi có quyết định buộc thi hành án hành chính
- Điều 13. Chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện quyết định buộc thi hành án hành chính
- Điều 14. Tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án, theo dõi việc thi hành án hành chính, quyết định buộc thi hành án hành chính
- Điều 15. Thi hành bản án, quyết định của Tòa án về việc không chấp nhận yêu cầu khởi kiện
- Điều 16. Thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 17. Thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc
- Điều 18. Thi hành bản án, quyết định của Tòa án về hành vi hành chính
- Điều 19. Thi hành bản án, quyết định buộc sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 20. Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành án hành chính
- Điều 21. Khiển trách
- Điều 22. Cảnh cáo
- Điều 23. Hạ bậc lương
- Điều 24. Giáng chức
- Điều 25. Cách chức
- Điều 26. Buộc thôi việc
- Điều 27. Xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 28. Truy cứu trách nhiệm hình sự
- Điều 29. Trách nhiệm vật chất
- Điều 30. Công khai thông tin về việc không chấp hành án
- Điều 31. Xem xét đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính
- Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong thi hành án hành chính
- Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong thi hành án hành chính
- Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự trong thi hành án hành chính