Chương 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin
KHU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẬP TRUNG
Điều 19. Các loại hình khu công nghệ thông tin tập trung
Khu công nghệ thông tin tập trung là loại hình khu công nghệ cao, tập trung hoặc liên kết cơ sở nghiên cứu - phát triển, sản xuất, kinh doanh, đào tạo về công nghệ thông tin, bao gồm hai loại hình sau đây:
1. Khu công nghệ thông tin tập trung có ranh giới địa lý xác định là khu tập trung các cơ sở nghiên cứu - phát triển, sản xuất, kinh doanh, đào tạo về công nghiệp công nghệ thông tin.
2. Khu công nghệ thông tin tập trung không có ranh giới địa lý xác định là tập hợp các cơ sở nghiên cứu - phát triển, sản xuất, kinh doanh, đào tạo về công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung nằm trong các khu vực, toà nhà tách biệt về ranh giới địa lý và liên kết với nhau trên môi trường mạng.
Điều 20. Thành lập, công nhận và ưu đãi đầu tư khu công nghệ thông tin tập trung
1. Thủ tục đầu tư thành lập mới khu công nghệ thông tin tập trung có ranh giới địa lý xác định thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Khu vực, toà nhà đã được đầu tư xây dựng và đang có hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin được xem xét để công nhận là khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung. Thủ tục công nhận khu công nghệ thông tin tập trung thực hiện theo quy định tại
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng và phát triển khu công nghệ thông tin tập trung; tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh công nghiệp công nghệ thông tin trong khu công nghệ thông tin tập trung được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư dành cho Khu công nghệ cao.
Điều 21. Điều kiện và thủ tục công nhận khu công nghệ thông tin tập trung
1. Khu công nghệ thông tin tập trung có ranh giới địa lý xác định phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có ít nhất 300 lao động trực tiếp làm việc tại các cơ sở công nghiệp công nghệ thông tin. Riêng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải có ít nhất 500 lao động trực tiếp làm việc tại các cơ sở công nghiệp công nghệ thông tin;
b) Những cơ sở công nghiệp công nghệ thông tin và trang thiết bị đi kèm phải sử dụng ít nhất một nửa diện tích mặt bằng;
c) Có các cơ sở hạ tầng dùng chung để đảm bảo hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin như phòng họp, phòng thảo luận chung và các phương tiện, thiết bị chuyên dùng đảm bảo hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin.
2. Khu công nghệ thông tin tập trung không có ranh giới địa lý xác định phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
a) Có ít nhất 300 lao động trực tiếp làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh phần mềm, nội dung thông tin số. Riêng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải có ít nhất 500 lao động trực tiếp làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh phần mềm, nội dung thông tin số;
b) Những cơ sở sản xuất, kinh doanh phần mềm, nội dung thông tin số và trang thiết bị đi kèm phải sử dụng ít nhất một nửa diện tích mặt bằng tại các khu vực, toà nhà liên kết;
c) Thoả mãn điều kiện về băng thông kết nối giữa các toà nhà, giữa các khu vực, toà nhà và mạng diện rộng (WAN) do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định;
d) Ít nhất một nửa số cơ sở sản xuất, kinh doanh phần mềm, nội dung thông tin số tại các toà nhà có sự kết hợp với nhau về quy trình sản xuất, cung cấp phần mềm, thông tin số;
đ) Có các cơ sở hạ tầng dùng chung để đảm bảo hoạt động công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung như phòng họp, phòng thảo luận chung và các phương tiện, thiết bị chuyên dùng đảm bảo hoạt động công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung.
3. Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng, ban hành quy định về trình tự, thủ tục xem xét công nhận khu công nghệ thông tin tập trung.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc công nhận và huỷ bỏ khu công nghệ thông tin tập trung trên cơ sở các điều kiện quy định tại khoản 1 , khoản 2 Điều này.
Điều 22. Quản lý khu công nghệ thông tin tập trung
1. Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch khu công nghệ thông tin tập trung.
2. Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan quản lý nhà nước khu công nghệ thông tin tập trung do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tự. Ban Quản lý khu công nghệ thông tin tập trung do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư có tổ chức và biên chế trực thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông. Trưởng Ban Quản lý do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan quản lý nhà nước khu công nghệ thông tin tập trung do Ủy ban cấp Giấy chứng nhận đầu tư; khu công nghệ thông tin tập trung được công nhận theo quy định tại
4. Các vấn đề về quản lý đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý lao động, quản lý dân cư, tài chính, kế toán, ngoại hối tại khu công nghệ thông tin tập trung thực hiện theo quy định của pháp luật về Khu công nghệ cao.
Nghị định 71/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin
- Số hiệu: 71/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 03/05/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 318 đến số 319
- Ngày hiệu lực: 08/06/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin
- Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin
- Điều 6. Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin
- Điều 7. Nội dung hợp tác quốc tế trong hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin
- Điều 8. Hoạt động công nghiệp phần cứng
- Điều 9. Hoạt động công nghiệp phần mềm
- Điều 10. Hoạt động công nghiệp nội dung
- Điều 11. Danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghiệp công nghệ thông tin
- Điều 12. Chương trình, danh mục sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm
- Điều 13. Tham gia nghiên cứu - phát triển, sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm
- Điều 14. Thủ tục đăng ký tham gia nghiên cứu - phát triển, sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm sử dụng vốn ngân sách nhà nước
- Điều 15. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin
- Điều 16. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm
- Điều 17. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp nội dung
- Điều 18. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu - phát triển, sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm
- Điều 19. Các loại hình khu công nghệ thông tin tập trung
- Điều 20. Thành lập, công nhận và ưu đãi đầu tư khu công nghệ thông tin tập trung
- Điều 21. Điều kiện và thủ tục công nhận khu công nghệ thông tin tập trung
- Điều 22. Quản lý khu công nghệ thông tin tập trung
- Điều 23. Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp công nghệ thông tin
- Điều 24. Đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
- Điều 25. Ưu đãi đầu tư
- Điều 26. Ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung
- Điều 27. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nghiên cứu - phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung
- Điều 28. Áp dụng quy trình đảm bảo chất lượng trong công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung
- Điều 29. Quản lý và khai thác kho tài sản trí tuệ phần mềm
- Điều 30. Quản lý thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin