Chương 1 Nghị định 64/2020/NĐ-CP hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul
1. Nghị định này hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thủ tục cấp và hoàn trả sổ tạm quản, bảo đảm thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có) đối với hàng hóa tạm quản theo Công ước Istanbul về tạm quản hàng hóa (sau đây gọi là Công ước Istanbul).
2. Nghị định này không áp dụng đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, hàng hóa quá cảnh.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện tạm quản hàng hoá theo quy định tại Nghị định này.
2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
3. Cơ quan bảo đảm.
4. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan, các cơ quan, tổ chức khác phối hợp quản lý hàng hóa tạm quản quy định tại Nghị định này.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tạm quản hàng hóa là chế độ quản lý đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập vào quốc gia hoặc vùng lãnh thổ là thành viên của Công ước ATA (1961), Công ước Istanbul (1990) của Tổ chức Hải quan Thế giới về tạm quản hàng hóa.
2. Sổ tạm quản (sau đây gọi là sổ ATA) là chứng từ để thực hiện tạm quản hàng hóa, được chấp nhận thay thế tờ khai hải quan để làm thủ tục hải quan và đảm bảo thanh toán tiền thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có) đối với hàng hóa tạm quản theo quy định tại Nghị định này.
3. Khoản bảo đảm là khoản tiền hoặc thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành được nộp cho Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam đối với hàng hóa tạm xuất, để thực hiện nghĩa vụ thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có) tại quốc gia tạm quản.
4. Cơ quan bảo đảm là cơ quan cấp sổ ATA và có nghĩa vụ thanh toán tiền thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí phát sinh trong quá trình tạm quản hàng hóa theo quy định tại Nghị định này theo giá trị khoản bảo đảm.
5. Chủ sổ ATA là chủ hàng hóa đề nghị cấp sổ ATA.
6. Người khai hải quan đối với hàng hóa tạm quản (gọi tắt là người khai hải quan) là chủ sổ ATA hoặc đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc đơn vị tổ chức các sự kiện theo quy định tại Nghị định này được chủ sổ ATA ủy quyền. Trong trường hợp chủ sổ ATA là tổ chức, cá nhân nước ngoài không hiện diện ở Việt Nam thì người khai hải quan là đại lý làm thủ tục hải quan hoặc đơn vị tổ chức sự kiện theo ủy quyền của chủ sổ ATA.
7. Sự kiện quy định tại Nghị định này là:
a) Triển lãm, hội chợ, trình diễn, trưng bày về thương mại, công nghệ, công nghiệp, nông nghiệp, thủ công, từ thiện, thể thao, văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, khoa học, giáo dục, tôn giáo và du lịch;
b) Hội nghị, hội thảo quốc tế, các cuộc họp chính thức và các buổi tưởng niệm.
Các sự kiện quy định tại khoản này không áp dụng trong trường hợp cá nhân tạm quản hàng hóa để bán cho nước ngoài.
8. Khoản bảo đảm quốc gia là nghĩa vụ tài chính mà tổ chức bảo hiểm trong nước cam kết với Liên đoàn các Phòng Thương mại Thế giới (WCF) sử dụng để chi trả cho cơ quan hải quan nước tạm quản, khi chủ sổ ATA vi phạm pháp luật tại nước tạm quản trong trường hợp cơ quan bảo đảm tại Việt Nam từ chối chi trả hoặc khoản bảo đảm không đủ để chi trả cho cơ quan hải quan nước tạm quản. Khoản bảo đảm quốc gia được cơ quan bảo đảm tại Việt Nam là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (sau đây gọi là VCCI) thực hiện khi tham gia dây chuyền bảo lãnh quốc tế để triển khai cơ chế tạm quản tại Việt Nam bằng hình thức bảo hiểm bảo lãnh.
9. Giải chấp khoản bảo đảm là việc cơ quan bảo đảm chấm dứt hiệu lực của thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành hoặc hoàn trả tiền đặt cọc đã nộp để bảo đảm cho hàng hóa tạm quản quy định tại Nghị định này.
Nghị định 64/2020/NĐ-CP hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul
- Số hiệu: 64/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/06/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 647 đến số 648
- Ngày hiệu lực: 30/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Hàng hóa tạm quản
- Điều 5. Điều kiện áp dụng tạm quản
- Điều 6. Thời hạn tạm quản hàng hóa
- Điều 7. Các trường hợp kết thúc tạm quản
- Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
- Điều 12. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản
- Điều 13. Thủ tục tạm xuất
- Điều 14. Thủ tục tái nhập
- Điều 15. Thủ tục tạm nhập
- Điều 16. Thủ tục tái xuất
- Điều 17. Hàng hóa tạm quản chuyển tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng, tái xuất vào kho ngoại quan, khu phi thuế quan, hàng hóa tiêu hủy, bị hỏng, phá hỏng, hư hại nặng, mất mát toàn bộ do tai nạn hoặc rủi ro bất khả kháng