Điều 6 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính thực hiện các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính mà mình biết được khi thực hiện thủ tục hành chính, trừ trường hợp được đối tượng thực hiện thủ tục hành chính đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin đó để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện hoặc tự ý yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định mà không nêu rõ lý do bằng văn bản;
c) Hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, gây khó khăn cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; lợi dụng các quy định, các vướng mắc về thủ tục hành chính để trục lợi;
d) Nhận tiền hoặc quà biếu dưới bất cứ hình thức nào từ đối tượng thực hiện thủ tục hành chính khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ngoài phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính đã được quy định và công bố công khai;
đ) Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, chậm trễ, gây cản trở trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Nghiêm cấm đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền; đưa hối lộ hoặc dùng các thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong thực hiện thủ tục hành chính.
3. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- Số hiệu: 63/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/06/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 367 đến số 368
- Ngày hiệu lực: 14/10/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính
- Điều 5. Cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 7. Nguyên tắc quy định thủ tục hành chính
- Điều 8. Yêu cầu của việc quy định thủ tục hành chính
- Điều 9. Lấy ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 10. Đánh giá tác động của thủ tục hành chính
- Điều 11. Thẩm định quy định về thủ tục hành chính
- Điều 15. Quyết định công bố thủ tục hành chính
- Điều 16. Công khai thủ tục hành chính
- Điều 17. Hình thức công khai
- Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Điều 19. Trách nhiệm người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 20. Trách nhiệm của cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính
- Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
- Điều 22. Phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện
- Điều 23. Điều kiện đăng tải thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính
- Điều 24. Nhập dữ liệu thủ tục hành chính đã công bố
- Điều 25. Giá trị của thủ tục hành chính và văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia
- Điều 26. Trách nhiệm quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính
- Điều 27. Trách nhiệm rà soát, đánh giá
- Điều 28. Nội dung rà soát, đánh giá
- Điều 29. Cách thức rà soát, đánh giá
- Điều 30. Kế hoạch rà soát, đánh giá
- Điều 31. Xử lý kết quả rà soát, đánh giá
- Điều 32. Khen thưởng trong thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
- Điều 33. Xử lý vi phạm
- Điều 34. Điều kiện đảm bảo về kinh phí thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
- Điều 35. Chế độ thông tin, báo cáo
- Điều 36. Trách nhiệm thi hành
- Điều 37. Hiệu lực thi hành