Điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự
Điều 9. Xác minh điều kiện thi hành án
1. Khi tiến hành xác minh, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án. Nội dung kê khai phải nêu rõ loại, số lượng tiền, tài sản hoặc quyền tài sản; tiền mặt, tiền trong tài khoản, tiền đang cho vay, mượn; giá trị ước tính và tình trạng của từng loại tài sản; mức thu nhập định kỳ, không định kỳ, nơi trả thu nhập; địa chỉ, nơi cư trú của người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng; khả năng và điều kiện thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
Chấp hành viên phải nêu rõ trong biên bản xác minh điều kiện thi hành án về việc đương sự kê khai hoặc không kê khai tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án.
Trường hợp người phải thi hành án không kê khai hoặc phát hiện việc kê khai không trung thực thì tùy theo mức độ vi phạm, Chấp hành viên có thể xử phạt hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Việc ủy quyền xác minh của cơ quan thi hành án dân sự phải thể hiện bằng văn bản, nêu rõ bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền, nội dung ủy quyền và nội dung cần thiết khác. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy quyền phải trả lời bằng văn bản kết quả xác minh và những nội dung cần thiết khác cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy quyền xác minh.
Đối với việc xác minh tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, thời hạn xác minh và gửi kết quả xác minh cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy quyền là 30 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền. Trường hợp việc xác minh tài sản khó khăn, phức tạp thì thời hạn xác minh và gửi kết quả xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền.
Đối với việc xác minh các loại tài sản và thông tin khác, thời hạn xác minh và gửi kết quả xác minh cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy quyền là 15 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền.
3. Trường hợp chưa xác định được địa chỉ và tài sản của người phải thi hành án hoặc chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án mà theo bản án, quyết định họ phải tự mình thực hiện nghĩa vụ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án. Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án phải ghi rõ việc thi hành án bị hoãn theo Điểm b Khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh.
Sau khi có quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án.
5. Cơ quan thi hành án dân sự chuyển sang sổ theo dõi riêng đối với việc chưa có điều kiện thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã hết thời hạn 02 năm, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án hoặc đã hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án;
b) Đã xác minh ít nhất hai lần theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự;
c) Không có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự
- Số hiệu: 62/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/07/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 915 đến số 916
- Ngày hiệu lực: 01/09/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thi hành án dân sự
- Điều 4. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
- Điều 5. Thỏa thuận thi hành án
- Điều 6. Chủ động ra quyết định thi hành án
- Điều 7. Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu
- Điều 8. Hồ sơ thi hành án
- Điều 9. Xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 10. Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên
- Điều 11. Công khai thông tin của người phải thi hành án
- Điều 12. Thông báo về thi hành án
- Điều 13. Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án
- Điều 14. Hoãn thi hành án
- Điều 15. Chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án
- Điều 16. Thực hiện ủy thác thi hành án
- Điều 17. Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án
- Điều 18. Tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án
- Điều 19. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản
- Điều 20. Phong tỏa tiền trong tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
- Điều 21. Khấu trừ tiền trong tài khoản
- Điều 22. Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
- Điều 23. Thu tiền, tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ
- Điều 24. Kê biên tài sản để thi hành án
- Điều 25. Thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá
- Điều 26. Xác định giá đối với tài sản kê biên
- Điều 27. Bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án
- Điều 28. Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
- Điều 29. Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
- Điều 30. Định giá quyền sở hữu trí tuệ
- Điều 31. Bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ
- Điều 32. Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước
- Điều 33. Tiêu hủy vật chứng, tài sản
- Điều 34. Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án trong trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới
- Điều 35. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 36. Giá trị tài sản được bồi hoàn trong trường hợp thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm
- Điều 37. Xác nhận kết quả thi hành án
- Điều 38. Giải quyết khiếu nại về thi hành án
- Điều 39. Đối tượng được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thực hiện nghĩa vụ thi hành án
- Điều 40. Điều kiện được bảo đảm tài chính để thi hành án
- Điều 41. Thẩm quyền quyết định bảo đảm tài chính để thi hành án
- Điều 42. Thủ tục bảo đảm tài chính để thi hành án
- Điều 43. Chi phí cưỡng chế thi hành án
- Điều 44. Miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án
- Điều 45. Tạm ứng, lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi phí cưỡng chế thi hành án
- Điều 46. Mức phí, thủ tục thu nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án
- Điều 47. Những trường hợp không phải chịu phí thi hành án
- Điều 48. Miễn, giảm phí thi hành án
- Điều 49. Thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án
- Điều 50. Tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án
- Điều 51. Việc xuất cảnh của người phải thi hành án
- Điều 52. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự
- Điều 53. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp
- Điều 54. Hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội
- Điều 55. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Phòng Thi hành án cấp quân khu
- Điều 56. Bổ nhiệm và thi tuyển Chấp hành viên
- Điều 57. Điều kiện tham dự thi tuyển Chấp hành viên
- Điều 58. Sơ tuyển và cử người tham dự thi tuyển Chấp hành viên
- Điều 59. Hồ sơ đề nghị tham dự thi tuyển Chấp hành viên
- Điều 60. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thi tuyển Chấp hành viên
- Điều 61. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên
- Điều 62. Bổ nhiệm Chấp hành viên
- Điều 63. Tuyển chọn và bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển
- Điều 64. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm Chấp hành viên
- Điều 65. Cách chức Chấp hành viên
- Điều 66. Thẩm tra viên
- Điều 67. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên
- Điều 68. Trách nhiệm của Thẩm tra viên
- Điều 69. Bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch Thẩm tra viên
- Điều 70. Điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên, Thẩm tra viên
- Điều 71. Thư ký thi hành án
- Điều 72. Tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, giáng chức, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 73. Thẻ Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án
- Điều 74. Đối tượng và loại công cụ hỗ trợ được trang bị, sử dụng trong thi hành án dân sự
- Điều 75. Lập kế hoạch và trang bị công cụ hỗ trợ thi hành án
- Điều 76. Việc mua, vận chuyển, sửa chữa, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án
- Điều 77. Thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ thi hành án
- Điều 78. Lương và phụ cấp của Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự
- Điều 79. Phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự
- Điều 80. Đối tượng được cấp phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự
- Điều 81. Cấp hiệu đối với công chức và những người khác làm công tác thi hành án dân sự
- Điều 82. Trang phục của người làm công tác thi hành án dân sự
- Điều 83. Niên hạn, cấp phát, sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự