Điều 43 Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự
Điều 43. Chi phí cưỡng chế thi hành án
1. Chi phí cần thiết khác quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự bao gồm:
a) Chi phí họp bàn cưỡng chế do Chấp hành viên tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi tiến hành cưỡng chế;
b) Chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người phải thi hành án do tài sản kê biên không bán được theo quy định tại Khoản 3 Điều 104 Luật Thi hành án dân sự; tài sản cưỡng chế theo Điều 90 Luật Thi hành án dân sự nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm; tài sản bị cưỡng chế không còn hoặc bị mất giá trị sử dụng; người phải thi hành án phải giao, trả tài sản theo bản án, quyết định mà không có khả năng thanh toán chi phí cưỡng chế; người phải thi hành án phải thực hiện công việc nhất định bỏ đi khỏi nơi cư trú hoặc chết mà không còn tài sản để thanh toán chi phí cưỡng chế;
c) Chi phí cho việc Chấp hành viên xác minh, xác định giá trị tài sản trước khi cưỡng chế để áp dụng biện pháp cưỡng chế tương ứng với nghĩa vụ phải thi hành án, chi phí cần thiết để áp dụng theo Điều 90 Luật Thi hành án dân sự;
d) Các khoản chi cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài liệu của người phải thi hành án mà không thu được tiền của người phải thi hành án để thanh toán chi phí;
đ) Chi phí cho việc bố trí phiên dịch, biên dịch trong trường hợp đương sự là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số của Việt Nam không biết tiếng Việt;
e) Chi phí khi đang tiến hành tổ chức cưỡng chế nhưng phải đình chỉ theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự;
g) Chi phí cưỡng chế đã thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền hủy việc cưỡng chế.
2. Chế độ bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế theo Khoản 7 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự thực hiện như sau:
a) Đối tượng được bồi dưỡng gồm Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, Kiểm sát viên, công an, dân quân tự vệ; đại diện chính quyền địa phương, tổ chức xã hội, tổ dân phố; trưởng thôn, già làng, trưởng bản và các lực lượng khác được huy động tham gia các hoạt động để cưỡng chế thi hành án;
b) Chế độ bồi dưỡng được áp dụng cho các hoạt động xác minh điều kiện để bảo vệ cưỡng chế thi hành án, trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án, trực tiếp tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, họp bàn cưỡng chế thi hành án, họp định giá và định giá lại tài sản, bán tài sản trong trường hợp không ký hợp đồng ủy quyền với tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản; trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án trong trường hợp cần thiết;
Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự
- Số hiệu: 62/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/07/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 915 đến số 916
- Ngày hiệu lực: 01/09/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thi hành án dân sự
- Điều 4. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
- Điều 5. Thỏa thuận thi hành án
- Điều 6. Chủ động ra quyết định thi hành án
- Điều 7. Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu
- Điều 8. Hồ sơ thi hành án
- Điều 9. Xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 10. Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên
- Điều 11. Công khai thông tin của người phải thi hành án
- Điều 12. Thông báo về thi hành án
- Điều 13. Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án
- Điều 14. Hoãn thi hành án
- Điều 15. Chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án
- Điều 16. Thực hiện ủy thác thi hành án
- Điều 17. Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án
- Điều 18. Tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án
- Điều 19. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản
- Điều 20. Phong tỏa tiền trong tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
- Điều 21. Khấu trừ tiền trong tài khoản
- Điều 22. Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
- Điều 23. Thu tiền, tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ
- Điều 24. Kê biên tài sản để thi hành án
- Điều 25. Thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá
- Điều 26. Xác định giá đối với tài sản kê biên
- Điều 27. Bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án
- Điều 28. Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
- Điều 29. Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
- Điều 30. Định giá quyền sở hữu trí tuệ
- Điều 31. Bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ
- Điều 32. Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước
- Điều 33. Tiêu hủy vật chứng, tài sản
- Điều 34. Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án trong trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới
- Điều 35. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 36. Giá trị tài sản được bồi hoàn trong trường hợp thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm
- Điều 37. Xác nhận kết quả thi hành án
- Điều 38. Giải quyết khiếu nại về thi hành án
- Điều 39. Đối tượng được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thực hiện nghĩa vụ thi hành án
- Điều 40. Điều kiện được bảo đảm tài chính để thi hành án
- Điều 41. Thẩm quyền quyết định bảo đảm tài chính để thi hành án
- Điều 42. Thủ tục bảo đảm tài chính để thi hành án
- Điều 43. Chi phí cưỡng chế thi hành án
- Điều 44. Miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án
- Điều 45. Tạm ứng, lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi phí cưỡng chế thi hành án
- Điều 46. Mức phí, thủ tục thu nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án
- Điều 47. Những trường hợp không phải chịu phí thi hành án
- Điều 48. Miễn, giảm phí thi hành án
- Điều 49. Thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án
- Điều 50. Tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án
- Điều 51. Việc xuất cảnh của người phải thi hành án
- Điều 52. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự
- Điều 53. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp
- Điều 54. Hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội
- Điều 55. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Phòng Thi hành án cấp quân khu
- Điều 56. Bổ nhiệm và thi tuyển Chấp hành viên
- Điều 57. Điều kiện tham dự thi tuyển Chấp hành viên
- Điều 58. Sơ tuyển và cử người tham dự thi tuyển Chấp hành viên
- Điều 59. Hồ sơ đề nghị tham dự thi tuyển Chấp hành viên
- Điều 60. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thi tuyển Chấp hành viên
- Điều 61. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên
- Điều 62. Bổ nhiệm Chấp hành viên
- Điều 63. Tuyển chọn và bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển
- Điều 64. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm Chấp hành viên
- Điều 65. Cách chức Chấp hành viên
- Điều 66. Thẩm tra viên
- Điều 67. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên
- Điều 68. Trách nhiệm của Thẩm tra viên
- Điều 69. Bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch Thẩm tra viên
- Điều 70. Điều động, luân chuyển, biệt phái Chấp hành viên, Thẩm tra viên
- Điều 71. Thư ký thi hành án
- Điều 72. Tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, giáng chức, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 73. Thẻ Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án
- Điều 74. Đối tượng và loại công cụ hỗ trợ được trang bị, sử dụng trong thi hành án dân sự
- Điều 75. Lập kế hoạch và trang bị công cụ hỗ trợ thi hành án
- Điều 76. Việc mua, vận chuyển, sửa chữa, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ thi hành án
- Điều 77. Thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ thi hành án
- Điều 78. Lương và phụ cấp của Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án, công chức khác và những người khác làm công tác thi hành án dân sự
- Điều 79. Phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự
- Điều 80. Đối tượng được cấp phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự
- Điều 81. Cấp hiệu đối với công chức và những người khác làm công tác thi hành án dân sự
- Điều 82. Trang phục của người làm công tác thi hành án dân sự
- Điều 83. Niên hạn, cấp phát, sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự