Điều 6 Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn
Điều 6. Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống
a) Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống.
b) Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.
c) Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề
a) Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.
b) Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất.
c) Văn bản bảo đảm điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống
a) Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống bao gồm các văn bản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
b) Trường hợp đã được công nhận làng nghề, hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Trường hợp chưa được công nhận làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trình tự xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
a) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo tiêu chí quy định tại
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại
5. Thời gian xét công nhận các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
6. Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống sau khi được công nhận không đạt tiêu chí quy định sẽ bị thu hồi bằng công nhận. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp danh sách, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, thu hồi bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
7. Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc quản lý bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và tình hình thực hiện các quy định về tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn định kỳ một năm một lần trước ngày 30 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu để tổng hợp gửi báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn
- Số hiệu: 52/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 12/04/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 527 đến số 528
- Ngày hiệu lực: 01/06/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các hoạt động ngành nghề nông thôn
- Điều 5. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
- Điều 6. Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
- Điều 7. Mặt bằng sản xuất
- Điều 8. Về đầu tư, tín dụng
- Điều 9. Xúc tiến thương mại
- Điều 10. Khoa học công nghệ
- Điều 11. Đào tạo nhân lực
- Điều 12. Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn
- Điều 15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 16. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 17. Bộ Công Thương
- Điều 18. Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 19. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 20. Bộ Tài chính
- Điều 21. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 22. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Điều 23. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 24. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp
- Điều 25. Điều khoản thi hành