Điều 4 Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp
Điều 4. Tiếp nhận viện trợ, tài trợ.
1. Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
2. Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam như sau:
a) Doanh nghiệp lập Văn bản tiếp nhận tài trợ gồm các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ; yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ và họ, tên và chữ ký của người đại diện của bên tài trợ (nếu có).
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tài trợ, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ.
Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp
- Số hiệu: 47/2021/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 01/04/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 551 đến số 552
- Ngày hiệu lực: 01/04/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội và chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp xã hội.
- Điều 4. Tiếp nhận viện trợ, tài trợ.
- Điều 5. Chuyển đổi cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội.
- Điều 6. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp xã hội.
- Điều 7. Doanh nghiệp nhà nước và xác định tỷ lệ vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết do Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp.
- Điều 8. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Điều 9. Nghĩa vụ của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Điều 10. Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên.
- Điều 11. Cổ phần ưu đãi biểu quyết.
- Điều 12. Sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty.
- Điều 13. Điều kiện xác định doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
- Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
- Điều 15. Cơ cấu tổ chức và chức danh quản lý của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
- Điều 16. Chính sách đối với doanh nghiệp quốc phòng an ninh và người lao động tại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
- Điều 17. Công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
- Điều 18. Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
- Điều 19. Giao nhiệm vụ, đặt hàng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và kiểm tra, giám sát doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
- Điều 20. Nguyên tắc thực hiện công bố thông tin.
- Điều 21. Hình thức và phương tiện công bố thông tin.
- Điều 22. Tài khoản công bố thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp
- Điều 23. Các thông tin công bố định kỳ.
- Điều 24. Các thông tin công bố bất thường.
- Điều 25. Thực hiện công bố thông tin.
- Điều 26. Tạm hoãn công bố thông tin.
- Điều 27. Nguyên tắc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước.
- Điều 28. Quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước.
- Điều 29. Kinh phí xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước.