Chương 4 Nghị định 47/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật bưu chính
Điều 16. Phân loại tem bưu chính Việt Nam
Tem bưu chính Việt Nam được phân loại như sau:
1. Tem bưu chính phổ thông là tem bưu chính không có thời hạn cung ứng và được phép in lại.
2. Tem bưu chính đặc biệt là tem bưu chính có thời hạn cung ứng và không được phép in lại. Tem bưu chính đặc biệt bao gồm tem bưu chính kỷ niệm và tem bưu chính chuyên đề.
Điều 17. Sử dụng tem bưu chính Việt Nam
1. Tem bưu chính Việt Nam được sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành;
b) Không bị cấm lưu hành;
c) Chưa có dấu hủy;
d) Còn nguyên vẹn.
2. Tem bưu chính đặc biệt trong thời hạn cung ứng, tem bưu chính phổ thông phải được bán trên mạng bưu chính công cộng theo đúng giá in trên mặt tem, trừ trường hợp tem bưu chính có dấu hủy.
3. Tem bưu chính đặc biệt hết thời hạn cung ứng vẫn có giá trị sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính.
4. Việc thu hồi và xử lý tem bưu chính đặc biệt hết thời hạn cung ứng được thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu tem bưu chính với số lượng từ 500 con trở lên và không thuộc danh mục các loại tem bưu chính quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật bưu chính phải có giấy phép nhập khẩu tem bưu chính do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính được lập thành 01 bộ là bản gốc, gồm:
a) Giấy đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính (theo mẫu tại Phụ lục VI);
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam của tổ chức đề nghị nhập khẩu do tổ chức tự đóng dấu xác nhận hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của cá nhân đề nghị nhập khẩu;
c) Tem bưu chính mẫu hoặc bản sao tem bưu chính đề nghị nhập khẩu.
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến Bộ Thông tin và Truyền thông và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ;
b) Kể từ ngày nhận được hồ sơ đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này, việc cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc;
c) Bộ Thông tin và Truyền thông gửi giấy biên nhận hồ sơ đến địa chỉ thư điện tử (e-mail) của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
d) Trường hợp hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính chưa đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông gửi thông báo yêu cầu những nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Trường hợp không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, Bộ Thông tin và Truyền thông ra thông báo từ chối cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo;
đ) Trường hợp từ chối cấp giấy phép nhập khẩu tem bưu chính thì trong thời hạn quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, Bộ Thông tin và Truyền thông phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Giấy phép nhập khẩu tem bưu chính có giá trị thực hiện một lần trong thời hạn không quá 01 năm kể từ ngày ký và không được gia hạn.
5. Các trường hợp không cần giấy phép nhập khẩu tem bưu chính:
a) Tem bưu chính của các nước thành viên Liên minh Bưu chính Thế giới nhập khẩu theo quy định của Công ước Liên minh Bưu chính Thế giới;
b) Tổng số các chủng loại tem bưu chính cho một lần nhập khẩu có số lượng dưới 500 con và không thuộc danh mục các loại tem bưu chính quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật bưu chính;
c) Tem bưu chính Việt Nam in tại nước ngoài theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 19. Quy hoạch đề tài tem bưu chính Việt Nam
1. Quy hoạch đề tài tem bưu chính Việt Nam được xây dựng tổng thể cho một giai đoạn hoặc cho một đề tài được phát hành trong nhiều năm liên tiếp hoặc theo một tần suất nhất định.
2. Chương trình đề tài tem bưu chính Việt Nam được xây dựng để phát hành trong 01 năm.
a) Các sự kiện quan trọng của Việt Nam và thế giới;
b) Đề xuất của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
c) Nhu cầu, thị hiếu, thị trường tem sưu tập.
Điều 20. Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính Việt Nam
1. Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính Việt Nam là tổ chức tư vấn, tham gia ý kiến về các nội dung liên quan đến quy hoạch đề tài tem bưu chính Việt Nam; chương trình đề tài tem bưu chính Việt Nam; mẫu thiết kế và các vấn đề khác có liên quan đến tem bưu chính Việt Nam.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính Việt Nam, gồm đại diện các cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông (Chủ tịch Hội đồng);
b) Ban Tuyên giáo Trung ương;
c) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
d) Viện Khoa học Xã hội Việt Nam;
đ) Viện Sử học;
e) Hội Mỹ thuật Việt Nam;
g) Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam;
h) Hội Tem Việt Nam;
i) Các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực liên quan.
3. Thành viên Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính Việt Nam có trách nhiệm cung cấp các tư liệu, tài liệu thuộc chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên sâu của mình liên quan đến các nội dung được lấy ý kiến và chịu trách nhiệm về các tư liệu, tài liệu đã cung cấp.
4. Thành viên Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính Việt Nam được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.
Điều 21. Thiết kế mẫu tem bưu chính Việt Nam và mẫu dấu đặc biệt
2. Mỗi mẫu thiết kế tem bưu chính Việt Nam, mẫu thiết kế dấu đặc biệt phải có tối thiểu 03 mẫu thiết kế có nội dung, phong cách thể hiện khác nhau của ít nhất 02 tác giả.
Điều 22. Lưu trữ tem bưu chính
1. Tem bưu chính Việt Nam dành cho lưu trữ quốc gia và hồ sơ mẫu thiết kế tem bưu chính Việt Nam là tài sản quốc gia và được lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Ngoài tem bưu chính Việt Nam dành cho lưu trữ quốc gia và hồ sơ mẫu thiết kế tem bưu chính Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm lưu trữ và bảo quản các loại kho tem bưu chính nghiệp vụ phục vụ cho các mục đích sau đây:
a) Phục vụ tuyên truyền, quảng bá;
b) Phục vụ nghiên cứu khoa học;
d) Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước.
Điều 23. Kinh phí quản lý nhà nước về tem bưu chính
Kinh phí cho các hoạt động quản lý nhà nước về tem bưu chính quy định tại Nghị định này được bố trí từ ngân sách nhà nước và được cân đối trong kế hoạch chi hàng năm của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nghị định 47/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật bưu chính
- Số hiệu: 47/2011/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 17/06/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 389 đến số 390
- Ngày hiệu lực: 15/08/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 5. Điều kiện về tài chính
- Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính
- Điều 7. Hồ sơ đề nghị xác nhận thông báo hoạt động bưu chính
- Điều 8. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính
- Điều 9. Thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính
- Điều 10. Nội dung thay đổi phải thông báo
- Điều 12. Cấp lại giấy phép bưu chính khi hết hạn
- Điều 14. Lệ phí
- Điều 15. Sử dụng giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính
- Điều 16. Phân loại tem bưu chính Việt Nam
- Điều 17. Sử dụng tem bưu chính Việt Nam
- Điều 18. Nhập khẩu tem bưu chính
- Điều 19. Quy hoạch đề tài tem bưu chính Việt Nam
- Điều 20. Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính Việt Nam
- Điều 21. Thiết kế mẫu tem bưu chính Việt Nam và mẫu dấu đặc biệt
- Điều 22. Lưu trữ tem bưu chính
- Điều 23. Kinh phí quản lý nhà nước về tem bưu chính