Chương 6 Nghị định 45/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dầu khí
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÊ DUYỆT TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
a) Văn bản đề nghị chấp thuận thực hiện dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị trên đất liền và trên biển, trong đó nêu rõ lý do và đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của phương án thực hiện dự án dầu khí có chuỗi đồng bộ với các phương án khác;
b) Dự thảo nội dung điều chỉnh hợp đồng dầu khí để thực hiện dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị trên đất liền và trên biển;
c) Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
d) Đề xuất nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng, đất (nếu có) kèm theo báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng, đất và các hồ sơ, tài liệu khác theo yêu cầu của pháp luật về lâm nghiệp, đất đai và pháp luật có liên quan;
đ) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và các bộ, ngành, địa phương có liên quan.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến về việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất (nếu có) theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương hoàn thành thẩm định đề xuất thực hiện dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thẩm định và đề nghị chấp thuận chủ trương thực hiện dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị trên đất liền và trên biển;
b) Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các bộ, ngành và bản sao văn bản góp ý của các bộ, ngành.
5. Đối với việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất (nếu có) của dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị trên đất liền và trên biển, hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận chủ trương được thực hiện theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đai. Trường hợp việc chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất (nếu có) thuộc thẩm quyền của Quốc hội, hồ sơ gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội đề nghị chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất của dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị trên đất liền và trên biển;
b) Hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đai;
c) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
6. Sau khi chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất và kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí được phê duyệt, hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng, đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để triển khai dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đai và pháp luật có liên quan.
7. Trong thời gian thực hiện việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng, đất để triển khai dự án phát triển mỏ dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu được phép tiến hành khảo sát, đo đạc để thu thập số liệu phục vụ lập kế hoạch phát triển mỏ dầu khí.
1. Trường hợp dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng, đất theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Dầu khí, trên cơ sở đề xuất của nhà thầu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đai.
2. Trường hợp việc chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất thuộc thẩm quyền của Quốc hội theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 42 Luật Dầu khí, hồ sơ của Chính phủ trình Quốc hội chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất tương tự như quy định tại
3. Trình tự thẩm định và chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất của dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền được thực hiện theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đai và pháp luật khác có liên quan.
4. Sau khi chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất và kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí được phê duyệt, hồ sơ, quy trình quyết định việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng, đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để triển khai dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền được thực hiện theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đai và pháp luật có liên quan.
1. Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày hoàn thành thẩm lượng phát hiện dầu khí, trên cơ sở báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí do nhà thầu lập được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí của phát hiện dầu khí đã được thẩm lượng;
b) Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
c) Báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí bao gồm các nội dung chính được quy định tại Điều 45 Luật Dầu khí;
d) Bản tóm tắt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí;
đ) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
2. Việc thẩm định báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí được thực hiện theo hình thức hội đồng thẩm định. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định thành lập và quy chế hoạt động của hội đồng thẩm định (bao gồm đại diện của các bộ, ngành, tổ chức liên quan) và tổ chuyên viên giúp việc hội đồng thẩm định.
3. Trong quá trình thẩm định, trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương có thể yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí. Kinh phí thuê tư vấn thẩm tra được lấy từ nguồn chi phí quản lý, giám sát các hợp đồng dầu khí quy định tại điểm c khoản 4 Điều 64 Luật Dầu khí. Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với nhà thầu. Thời gian thẩm tra không quá 90 ngày.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (bao gồm báo cáo thẩm tra của tổ chức tư vấn, nếu có yêu cầu), hội đồng thẩm định hoàn thành thẩm định báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí.
6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí cập nhật quy định tại khoản 5 Điều 45 Luật Dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều này.
7. Bộ Công Thương quy định chi tiết về phân cấp và lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí.
1. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí được phê duyệt, trên cơ sở kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí do nhà thầu lập được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị phê duyệt kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí;
b) Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
c) Kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí gồm các nội dung chính được quy định tại Điều 46 Luật Dầu khí. Trường hợp phát triển mỏ khí, phương án tiêu thụ khí sơ bộ cần có các thông tin sơ bộ về khách hàng tiêu thụ khí, thời hạn bán khí dự kiến và các điều kiện cần thiết khác của phương án tiêu thụ khí;
d) Bản tóm tắt kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí;
đ) Thỏa thuận nguyên tắc hợp nhất phát hiện dầu khí, mỏ dầu khí giữa các bên liên quan (nếu có) trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về hợp nhất phát hiện dầu khí, mỏ dầu khí theo quy định tại
e) Thỏa thuận nguyên tắc phát triển chung mỏ dầu khí (nếu có);
g) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
2. Việc thẩm định kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí được thực hiện theo hình thức hội đồng thẩm định. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định thành lập và quy chế hoạt động của hội đồng thẩm định (bao gồm đại diện của các bộ, ngành, tổ chức liên quan) và tổ chuyên viên giúp việc hội đồng thẩm định.
3. Trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu, ngoài việc thẩm định kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí bằng hình thức hội đồng thẩm định, Bộ Công Thương lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về việc sử dụng vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, hội đồng thẩm định hoàn thành thẩm định kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí.
6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí đối với các trường hợp điều chỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Công Thương quy định tại khoản 5 Điều 46 Luật Dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều này.
7. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí đối với các trường hợp điều chỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quy định tại khoản 5 Điều 46 Luật Dầu khí được thực hiện theo quy trình do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành.
1. Nhà thầu đề xuất kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí trong các trường hợp sau:
a) Các thông tin hiện có không cho phép xác định phương án khai thác hợp lý theo thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế mà cần phải thu thập bổ sung số liệu trên cơ sở theo dõi động thái khai thác thực tế của mỏ, tầng sản phẩm và vỉa;
b) Tỷ lệ cấp tài nguyên (dầu khí tại chỗ) P1/2P không thấp hơn 40%; nếu tỷ lệ này thấp hơn 40% thì phải được Bộ Công Thương chấp thuận.
2. Trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí được phê duyệt, trên cơ sở kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí do nhà thầu trình lập được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí;
b) Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
c) Kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí gồm các nội dung chính được quy định tại Điều 47 Luật Dầu khí;
d) Bản tóm tắt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí;
đ) Thỏa thuận hợp nhất phát hiện dầu khí, mỏ dầu khí giữa các bên liên quan (nếu có) trên cơ sở thỏa thuận nguyên tắc hợp nhất phát hiện dầu khí, mỏ dầu khí đã được phê duyệt theo quy định tại
e) Thỏa thuận phát triển chung mỏ dầu khí (nếu có) trên cơ sở thỏa thuận nguyên tắc phát triển chung mỏ dầu khí đã được phê duyệt theo quy định tại
g) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
3. Việc thẩm định kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí được thực hiện theo hình thức hội đồng thẩm định. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định thành lập và quy chế hoạt động của hội đồng thẩm định (bao gồm đại diện của các bộ, ngành, tổ chức liên quan) và tổ chuyên viên giúp việc hội đồng thẩm định.
4. Trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu, ngoài việc thẩm định kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí bằng hình thức hội đồng thẩm định, Bộ Công Thương lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về việc sử dụng vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
5. Trong quá trình thẩm định, trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương có thể yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí. Kinh phí thuê tư vấn thẩm tra được lấy từ nguồn chi phí quản lý, giám sát các hợp đồng dầu khí quy định tại điểm c khoản 4 Điều 64 Luật Dầu khí. Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với nhà thầu. Thời gian thẩm tra không quá 90 ngày.
6. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (bao gồm báo cáo thẩm tra của tổ chức tư vấn, nếu có yêu cầu), hội đồng thẩm định hoàn thành thẩm định kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí.
8. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt điều chỉnh kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí đối với các trường hợp điều chỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Công Thương quy định tại khoản 6 Điều 47 Luật Dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều này.
9. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt điều chỉnh kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí đối với các trường hợp điều chỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quy định tại khoản 5 Điều 47 Luật Dầu khí được xác định trên tổng mức đầu tư cộng dồn trong lần phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí gần nhất và được thực hiện theo quy trình do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành.
1. Trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí được phê duyệt hoặc trong thời hạn 06 tháng trước khi kết thúc kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí, trên cơ sở kế hoạch phát triển mỏ dầu khí do nhà thầu lập được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ dầu khí. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ dầu khí;
b) Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
c) Kế hoạch phát triển mỏ dầu khí gồm các nội dung chính được quy định tại Điều 48 Luật Dầu khí;
d) Bản tóm tắt kế hoạch phát triển mỏ dầu khí;
đ) Thỏa thuận hợp nhất phát hiện dầu khí, mỏ dầu khí giữa các bên liên quan (nếu có) trên cơ sở thỏa thuận nguyên tắc hợp nhất phát hiện dầu khí, mỏ dầu khí đã được phê duyệt theo quy định tại
e) Thỏa thuận phát triển chung mỏ dầu khí (nếu có) trên cơ sở thỏa thuận nguyên tắc phát triển chung mỏ dầu khí đã được phê duyệt theo quy định tại
g) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
2. Việc thẩm định kế hoạch phát triển mỏ dầu khí được thực hiện theo hình thức hội đồng thẩm định. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định thành lập và quy chế hoạt động của hội đồng thẩm định (bao gồm đại diện của các bộ, ngành, tổ chức liên quan) và tổ chuyên viên giúp việc hội đồng thẩm định.
3. Trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu, ngoài việc thẩm định kế hoạch phát triển mỏ dầu khí bằng hình thức hội đồng thẩm định, Bộ Công Thương lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về việc sử dụng vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
4. Trong quá trình thẩm định, trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương có thể yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra kế hoạch phát triển mỏ dầu khí. Kinh phí thuê tư vấn thẩm tra được lấy từ nguồn chi phí quản lý, giám sát các hợp đồng dầu khí quy định tại điểm c khoản 4 Điều 64 Luật Dầu khí. Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với nhà thầu. Thời gian thẩm tra không quá 90 ngày.
5. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (bao gồm báo cáo thẩm tra của tổ chức tư vấn, nếu có yêu cầu), hội đồng thẩm định hoàn thành thẩm định kế hoạch phát triển mỏ dầu khí, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ dầu khí.
7. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt điều chỉnh kế hoạch phát triển mỏ dầu khí đối với các trường hợp điều chỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Công Thương quy định tại khoản 6 Điều 48 Luật Dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều này.
8. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt điều chỉnh kế hoạch phát triển mỏ dầu khí đối với các trường hợp điều chỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quy định tại khoản 5 Điều 48 Luật Dầu khí được xác định trên tổng mức đầu tư cộng dồn trong lần phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ dầu khí gần nhất và được thực hiện theo quy trình do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành.
1. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có dòng dầu, khí đầu tiên được khai thác thương mại từ diện tích hợp đồng dầu khí, trên cơ sở kế hoạch thu dọn công trình dầu khí do nhà thầu lập được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí;
b) Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
c) Kế hoạch thu dọn công trình dầu khí gồm các nội dung chính được quy định tại Điều 50 Luật Dầu khí;
d) Bản tóm tắt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí;
đ) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
2. Việc thẩm định kế hoạch thu dọn công trình dầu khí được thực hiện theo hình thức hội đồng thẩm định. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định thành lập và quy chế hoạt động của hội đồng thẩm định (bao gồm đại diện của các bộ, ngành, tổ chức liên quan) và tổ chuyên viên giúp việc hội đồng thẩm định.
3. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, hội đồng thẩm định hoàn thành thẩm định kế hoạch thu dọn công trình dầu khí, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí.
5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí đối với các trường hợp điều chỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Công Thương quy định tại khoản 8 Điều 50 Luật Dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều này.
6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí đối với các trường hợp điều chỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quy định tại khoản 6 Điều 50 Luật Dầu khí được thực hiện theo quy trình do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành.
Điều 52. Quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí
1. Đồng tiền trích lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí là đồng Đô la Mỹ.
2. Mức trích lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí hàng năm (bao gồm thuế giá trị gia tăng) được xác định theo công thức sau:
En = | An x (Bn - C(n-1) - I(n-1)) |
Dn |
Trong đó:
En: Mức trích lập quỹ năm n, đơn vị tính là USD;
An: Sản lượng dầu khí khai thác năm n, được xác định bằng sản lượng khai thác thực trong năm tương ứng, đơn vị tính là thùng dầu quy đổi;
Bn: Tổng chi phí thu dọn công trình dầu khí cập nhật tại năm n, Bn = (b1 - b2), trong đó:
b1: Tổng chi phí thu dọn công trình dầu khí ước tính trong kế hoạch thu dọn công trình dầu khí (được phê duyệt gần nhất), đơn vị tính là USD;
b2: Ước tính chi phí được xác định trong kế hoạch thu dọn công trình dầu khí (được phê duyệt gần nhất) tương ứng với hạng mục thiết bị, tài sản hoặc công trình đã được thu dọn đến năm (n-1), đơn vị tính là USD;
C(n-1): Số dư quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm (n-1) được xác định bằng tổng số dư của tất cả các tài khoản mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gửi quỹ của mỏ dầu khí tương ứng, được các tổ chức tín dụng liên quan xác nhận bằng văn bản, đơn vị tính là USD;
I(n-1): Số lãi tiền gửi ngân hàng mà tổ chức, cá nhân được nhận sau khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thay mặt thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (nếu có) cho năm n-1;
Dn: Trữ lượng dầu khí có thể thu hồi còn lại, Dn = d1-d2, trong đó:
d1: Trữ lượng dầu khí có thể thu hồi được xác định trong kế hoạch phát triển mỏ dầu khí hoặc kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí đã được phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền tính đến cuối năm thứ n, đơn vị tính là thùng dầu quy đổi;
d2: Tổng sản lượng dầu khí đã được khai thác cộng dồn từ (các) mỏ dầu khí liên quan tính đến năm (n-1), đơn vị tính là thùng dầu quy đổi.
3. Trước khi chấm dứt khai thác mỏ dầu khí hoặc chấm dứt hợp đồng dầu khí trước thời hạn, nhà thầu phải trích lập đủ giá trị quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí theo kế hoạch thu dọn công trình dầu khí cuối cùng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
4. Trong thời hạn 01 năm trước khi kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn khai thác dầu khí theo kế hoạch phát triển mỏ dầu khí hoặc kế hoạch phát triển mỏ dầu khí điều chỉnh đã được phê duyệt, nhà thầu phải cập nhật kế hoạch thu dọn công trình dầu khí, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại
5. Trường hợp số dư của quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí thấp hơn dự toán chi phí theo kế hoạch thu dọn công trình dầu khí cuối cùng đã được phê duyệt, trong thời hạn 06 tháng trước khi kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn khai thác dầu khí, mỗi nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ theo tỷ lệ quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí. Trường hợp cần thiết, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu nhà thầu mở bảo lãnh ngân hàng để bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí với số tiền bảo lãnh tương đương số tiền còn thiếu.
6. Trường hợp số dư của quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí lớn hơn dự toán chi phí theo kế hoạch thu dọn công trình dầu khí cuối cùng đã được phê duyệt, khoản chênh lệch sẽ được xử lý khi quyết toán theo quy định tại
7. Nếu trong hợp đồng dầu khí đã ký kết có thỏa thuận khác về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí so với quy định của Nghị định này thì nhà thầu thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí đó.
Điều 53. Quản lý và sử dụng quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí
1. Quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí được sử dụng cho mục đích thu dọn công trình dầu khí. Nhà thầu được sử dụng số tiền trong quỹ để thực hiện nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí theo kế hoạch thu dọn công trình dầu khí đã được phê duyệt.
2. Trường hợp nhà thầu không thể triển khai thu dọn công trình dầu khí theo kế hoạch thu dọn công trình dầu khí đã được phê duyệt do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không thể hoàn trả đủ giá trị quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí đã trích nộp, nhà thầu được giải thoát khỏi nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí tương ứng với phần không thể hoàn trả và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm thu dọn các hạng mục công trình dầu khí chưa được thu dọn đó.
3. Trường hợp nhà thầu không phải thu dọn hoặc chỉ thu dọn một phần công trình dầu khí, toàn bộ hoặc một phần quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí tương ứng với toàn bộ hoặc một phần công trình dầu khí được yêu cầu để lại vẫn do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quản lý và được sử dụng trực tiếp để thu dọn khi công trình dầu khí không còn cần cho hoạt động dầu khí hoặc không thể tiếp tục hoạt động an toàn. Trong trường hợp này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phối hợp với nhà thầu xác định giá trị quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí tại thời điểm tiếp nhận quyền sử dụng quỹ và nhà thầu có trách nhiệm trích nộp phần quỹ còn thiếu, được xác định theo quy trình quy định tại
4. Hằng năm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện việc kiểm toán và xác nhận giá trị đã trích nộp quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí, giá trị giải ngân từ quỹ và chi phí thực tế mà nhà thầu đã thực hiện.
Điều 54. Quyết toán quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí
1. Trong thời hạn 09 tháng kể từ ngày kết thúc thu dọn toàn bộ hoặc một phần công trình dầu khí trong diện tích hợp đồng dầu khí, nhà thầu phải lập báo cáo hoàn thành thu dọn toàn bộ hoặc một phần công trình dầu khí, trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt và báo cáo Bộ Công Thương để theo dõi.
2. Nội dung chính của báo cáo hoàn thành thu dọn công trình dầu khí bao gồm:
a) Mô tả công trình dầu khí và hoạt động thu dọn thực tế đã được thực hiện;
b) Tiến độ thực hiện việc thu dọn;
c) Đánh giá nội dung thay đổi giữa hoạt động thu dọn thực tế với phương án được phê duyệt (nếu có);
d) Chi phí thu dọn thực tế;
đ) Tóm tắt các công tác bảo đảm an toàn môi trường đã được thực hiện bao gồm: phương án thu gom, vận chuyển, xử lý các loại rác thải, phế thải đã thực hiện;
e) Cam kết trách nhiệm đối với công trình để lại (nếu có).
3. Giá trị thanh lý các phế liệu thu được trong và sau quá trình thu dọn công trình dầu khí được ghi nhận và xử lý khi quyết toán quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí theo quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt báo cáo hoàn thành thu dọn công trình dầu khí, Nhà thầu phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quyết toán chi phí thực hiện thu dọn công trình dầu khí (bao gồm giá trị thanh lý các phế liệu được quy định tại khoản 3 Điều này).
5. Trường hợp nhà thầu thực hiện thu dọn công trình dầu khí vào cuối thời hạn hợp đồng dầu khí, sau khi quyết toán và hoàn thành nghĩa vụ tài chính của hợp đồng dầu khí, số dư quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí sẽ được xử lý như sau:
a) Nếu nhà thầu đã thu hồi toàn bộ số tiền trích quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí, số dư quỹ, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của hợp đồng dầu khí, sẽ được chia cho nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo tỷ lệ chia dầu lãi áp dụng cho thang sản lượng cao nhất đã thực hiện trong hạn của hợp đồng dầu khí;
b) Nếu nhà thầu chưa thu hồi hết số tiền trích quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí, số tiền còn lại trong quỹ sẽ được ưu tiên hoàn trả cho nhà thầu để bù đắp phần trích quỹ chưa được thu hồi này. Phần dư của quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí sau khi thực hiện việc bù đắp này (nếu có), sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của hợp đồng dầu khí, sẽ được chia cho nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo tỷ lệ chia dầu lãi áp dụng cho thang sản lượng cao nhất đã thực hiện trong thời hạn của hợp đồng dầu khí.
6. Trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp nhận quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí và trực tiếp thực hiện thu dọn công trình dầu khí, sau quyết toán, số dư quỹ sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước.
7. Hằng năm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng và quyết toán quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc thu dọn công trình dầu khí.
1. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Dầu khí, trên cơ sở đề xuất của nhà thầu được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị chấp thuận đề lại, hoãn thu dọn hoặc thực hiện thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị để lại một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí hay hoãn thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí;
b) Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
c) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành có liên quan.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương ban hành văn bản chấp thuận để lại một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí hay hoãn thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí.
5. Trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có đề xuất để lại một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí hoặc hoãn thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí, quy trình đề xuất và phê duyệt được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu để lại toàn bộ hoặc một phần công trình dầu khí, Bộ Công Thương có văn bản thông báo gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu ít nhất 06 tháng trước khi bắt đầu triển khai hoạt động thu dọn theo tiến độ đã được phê duyệt.
7. Bộ Công Thương quy định chi tiết về bảo quản và hủy bỏ giếng khoan dầu khí, thu dọn công trình dầu khí.
Nghị định 45/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dầu khí
- Số hiệu: 45/2023/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 01/07/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Hồng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 829 đến số 830
- Ngày hiệu lực: 01/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Xây dựng, phê duyệt danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí
- Điều 4. Điều kiện của tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí
- Điều 5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán chi phí đề án điều tra cơ bản về dầu khí
- Điều 6. Triển khai thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí
- Điều 7. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí
- Điều 8. Nghiệm thu, phê duyệt kết quả thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí
- Điều 9. Giao nộp kết quả điều tra cơ bản về dầu khí
- Điều 10. Bảo quản mẫu vật, tài liệu, thông tin, dữ liệu kết quả điều tra cơ bản về dầu khí
- Điều 11. Khai thác, sử dụng mẫu vật, tài liệu, thông tin, dữ liệu và báo cáo kết quả điều tra cơ bản về dầu khí
- Điều 12. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt danh mục các lô dầu khí
- Điều 13. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu để ký hợp đồng dầu khí
- Điều 14. Thông báo mời thầu, mời chào thầu cạnh tranh
- Điều 15. Đăng ký dự thầu
- Điều 16. Phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời chào thầu cạnh tranh, hồ sơ yêu cầu
- Điều 17. Nhận hồ sơ dự thầu, hồ sơ chào thầu cạnh tranh, hồ sơ đề xuất; mở thầu và quản lý hồ sơ dự thầu
- Điều 18. Tiêu chí lựa chọn nhà thầu và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ chào thầu cạnh tranh, hồ sơ đề xuất
- Điều 19. Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ chào thầu cạnh tranh, hồ sơ đề xuất
- Điều 20. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí
- Điều 21. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí
- Điều 22. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Điều 23. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt điều chỉnh nội dung hợp đồng dầu khí và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh
- Điều 24. Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí
- Điều 25. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận gia hạn thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí
- Điều 26. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí
- Điều 27. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận gia hạn thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí, thời hạn hợp đồng dầu khí trong trường hợp đặc biệt
- Điều 28. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận giữ lại diện tích phát hiện khí
- Điều 29. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí do nguyên nhân bất khả kháng
- Điều 30. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí vì lý do quốc phòng, an ninh
- Điều 31. Hoàn trả diện tích hợp đồng dầu khí và hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận giữ lại hoặc tạm hoãn nghĩa vụ hoàn trả diện tích hợp đồng dầu khí
- Điều 32. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt mở rộng diện tích hợp đồng dầu khí, hợp nhất phát hiện dầu khí, mỏ dầu khí
- Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh
- Điều 34. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt thực hiện quyền tham gia, quyền ưu tiên mua trước quyền lợi tham gia, tiếp nhận quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- Điều 35. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập, chấm dứt, thay đổi văn phòng điều hành của người điều hành nước ngoài trong hợp đồng dầu khí
- Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch xử lý tiếp theo đối với mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí khi hợp đồng dầu khí hết thời hạn
- Điều 37. Cơ chế tài chính để điều hành hoạt động dầu khí trong giai đoạn từ khi tiếp nhận mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí đến khi hợp đồng dầu khí mới được ký kết
- Điều 38. Cơ chế quản lý, hạch toán, sử dụng tài sản và tiếp nhận toàn bộ quyền lợi tham gia từ nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
- Điều 39. Tài liệu về quản lý an toàn
- Điều 40. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt các tài liệu về quản lý an toàn
- Điều 41. Hệ thống quản lý về an toàn
- Điều 42. Quản lý rủi ro về an toàn
- Điều 43. Ứng cứu khẩn cấp
- Điều 44. An toàn trong thiết kế, chế tạo, xây dựng, vận hành công trình dầu khí
- Điều 45. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển
- Điều 46. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất của dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền
- Điều 47. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí, báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí cập nhật
- Điều 48. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí, điều chỉnh kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí
- Điều 49. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí, điều chỉnh kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí
- Điều 50. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ dầu khí, điều chỉnh kế hoạch phát triển mỏ dầu khí
- Điều 51. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí, điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí
- Điều 52. Quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí
- Điều 53. Quản lý và sử dụng quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí
- Điều 54. Quyết toán quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí
- Điều 55. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận để lại, hoãn thu dọn hoặc thực hiện thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí
- Điều 56. Tiêu chí xác định các lô dầu khí tại vùng nước sâu, xa bờ, khu vực có điều kiện địa lý đặc biệt khó khăn, địa chất phức tạp; mỏ dầu khí cận biên
- Điều 57. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt danh mục các lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt
- Điều 58. Nguyên tắc khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí
- Điều 59. Nội dung chính của cơ chế điều hành khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí
- Điều 60. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt cơ chế điều hành khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí
- Điều 61. Cơ chế quản lý, hạch toán, sử dụng tài sản tiếp nhận từ nhà thầu để khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí