Chương 5 Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công
Điều 15. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Công Thương giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công theo các nội dung sau:
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khuyến công.
b) Xây dựng chương trình khuyến công quốc gia từng giai đoạn, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn các địa phương triển khai các hoạt động khuyến công theo chương trình được duyệt.
d) Đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương hướng dẫn, xử lý những vướng mắc liên quan đến hoạt động khuyến công.
đ) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ cho hoạt động khuyến công.
e) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các hoạt động khuyến công quốc gia.
g) Theo dõi, đánh giá tổng hợp và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện các chương trình, kế hoạch khuyến công trong phạm vi toàn quốc.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan tổng hợp, xem xét trình Chính phủ phân bổ kinh phí từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách trung ương đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị cho Trung tâm Khuyến công quốc gia ở các vùng và chi hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị cho Trung tâm Khuyến công của các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Khuyến công cấp tỉnh.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến công theo quy định.
Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến công trong phạm vi địa phương, có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Xây dựng, sửa đổi và ban hành chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về công tác khuyến công phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện địa phương.
b) Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình khuyến công địa phương từng giai đoạn và kế hoạch, đề án khuyến công hàng năm tại địa phương.
c) Quyết định hình thức hỗ trợ từ kinh phí khuyến công địa phương cho các nội dung hoạt động khuyến công quy định tại
d) Bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công tại địa phương theo các quy định tại Nghị định này.
đ) Xây dựng, trình Bộ Công Thương tổng hợp các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công có sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia.
e) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiếu nại, tố cáo trong các hoạt động khuyến công trên địa bàn địa phương.
g) Quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút các nguồn vốn cho hoạt động khuyến công của địa phương.
h) Cân đối kinh phí từ ngân sách địa phương đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho Trung tâm Khuyến công cấp tỉnh theo quy định.
i) Theo dõi, đánh giá, định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Công Thương về hoạt động khuyến công tại địa phương.
2. Sở Công Thương là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại địa phương.
Điều 17. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Hàng năm, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng cho các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động khuyến công.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công
- Số hiệu: 45/2012/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 21/05/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 381 đến số 382
- Ngày hiệu lực: 05/07/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nội dung hoạt động khuyến công
- Điều 5. Danh mục ngành, nghề được hưởng chính sách khuyến công
- Điều 6. Nguyên tắc ưu tiên
- Điều 7. Tổ chức khuyến công Trung ương
- Điều 8. Tổ chức khuyến công địa phương
- Điều 9. Các tổ chức dịch vụ khuyến công khác
- Điều 10. Chế độ đối với cộng tác viên khuyến công
- Điều 11. Kinh phí bảo đảm hoạt động khuyến công
- Điều 12. Kinh phí khuyến công quốc gia
- Điều 13. Kinh phí khuyến công địa phương
- Điều 14. Quản lý kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương