Chương 3 Nghị định 43/1999/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 41. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
1. Quyết định chương trình mục tiêu và chính sách hỗ trợ đầu tư.
2. Quyết định nguồn vốn và tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ kế hoạch; quyết định danh mục và mức vốn cho vay các dự án nhóm A.
3. Giao cho Quỹ hỗ trợ phát triển các chỉ tiêu kế hoạch về nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo các hình thức hỗ trợ (cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư) và theo cơ cấu ngành, lĩnh vực và vùng.
4. Quyết định bổ sung, sửa đổi chính sách và biện pháp điều hành thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Điều 42. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao kế hoạch hàng năm cho Quỹ hỗ trợ phát triển về nguồn vốn, tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có phân theo các hình thức hỗ trợ đầu tư và theo cơ cấu ngành, lĩnh vực, vùng trong kỳ kế hoạch.
2. Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan liên quan và kết quả thẩm định của Quỹ hỗ trợ phát triển về phương án tài chính và phương án trả nợ; thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án nhóm A; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục và mức vốn cho vay thuộc các dự án nhóm A.
3. Cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước cho Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.
4. Công bố rộng rãi và cập nhật các thông tin về quy hoạch, chiến lược và định hướng phát triển ngành, vùng, sản phẩm; về thị trường trong và ngoài nước, và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển của Nhà nước.
5. Kiểm tra việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước, qua đó kiến nghị, đề xuất với Chính phủ bổ sung, sửa đổi các chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.
1. Hướng dẫn Quỹ hỗ trợ phát triển và các tổ chức liên quan trong việc huy động các nguồn vốn cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
2. Phát hành Trái phiếu Chính phủ huy động vốn cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
3. Bố trí vốn ngân sách nhà nước hàng năm cho Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện các hình thức hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.
4. Kiểm tra, giám sát Quỹ hỗ trợ phát triển trong việc vay vốn, nhận nợ và trả nợ các nguồn vốn huy động; sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để cho vay đầu tư, cấp tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, trả nợ thay bảo lãnh tín dụng đầu tư.
5. Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, cơ chế tài chính, huy động và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; giám sát Quỹ hỗ trợ phát triển ban hành văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ của Quỹ.
Điều 44. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng có liên quan đến tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo các tổ chức tín dụng huy động vốn để cho vay trung, dài hạn phục vụ chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ về phục vụ định hướng chuyển dịch cơ cấu và các chương trình kinh tế, các ngành mũi nhọn; phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển, thực hiện nhận ủy thác cho vay, cho vay các dự án được Quỹ hỗ trợ phát triển bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
1. Công bố rộng rãi quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển và các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành, lĩnh vực, sản phẩm, vùng lãnh thổ và các thông tin cần thiết khác trong từng thời kỳ kế hoạch làm cơ sở xây dựng và thẩm định các dự án được Nhà nước hỗ trợ đầu tư.
2. Quyết định theo thẩm quyền thành lập các doanh nghiệp nhà nước để làm chủ đầu tư các dự án được Nhà nước hỗ trợ đầu tư. Xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề có liên quan đến các dự án đầu tư thuộc nhóm A làm cơ sở cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.
3. Chỉ đạo, kiểm tra các chủ đầu tư triển khai thực hiện đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước về đầu tư, đảm bảo tiến độ và hoàn trả vốn vay theo đúng cam kết của hợp đồng tín dụng.
4. Phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển giải quyết hậu quả đối với các dự án bị đình chỉ hoặc không trả được nợ vay thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Nghị định 43/1999/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước
- Số hiệu: 43/1999/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/06/1999
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 29
- Ngày hiệu lực: 01/01/2000
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Mục đích của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư.
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Nguyên tắc tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
- Điều 4. Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
- Điều 5. Kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển là một bộ phận của kế hoạch đầu tư phát triển của Nhà nước, nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội theo cơ cấu ngành, lĩnh vực và vùng; phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu về nguồn vốn và tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có phân theo các hình thức: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.
- Điều 6. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:
- Điều 7. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được sử dụng để đáp ứng cho các nhu cầu:
- Điều 8. Đối tượng cho vay là các dự án đầu tư phát triển có khả năng thu hồi vốn trực tiếp (bao gồm cả dự án cho vay thành lập doanh nghiệp mới, cho vay đổi mới thiết bị công nghệ mở rộng sản xuất) của các thành phần kinh tế, bao gồm:
- Điều 9. Điều kiện cho vay
- Điều 10. Mức vốn cho vay đối với từng dự án thực hiện theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).
- Điều 11. Thời hạn cho vay
- Điều 12. Lãi suất cho vay
- Điều 13. Hồ sơ và trình tự thẩm định
- Điều 14. Hồ sơ và trình tự vay vốn
- Điều 15. Về bảo đảm tiền vay
- Điều 16. Quyết toán vốn đầu tư
- Điều 17. Trả nợ vay
- Điều 18. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ
- Điều 19. Hợp đồng tín dụng chấm dứt khi:
- Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cho vay
- Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư
- Điều 22. Rủi ro và xử lý rủi ro
- Điều 23. Việc cho vay đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho vay lại thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 87/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài và các quy định của Nghị định này. Trường hợp các Nghị định số 87/NĐ-CP và Nghị định số 90/NĐ-CP có quy định khác với Nghị định này, thì thực hiện theo Nghị định số 87/NĐ-CP và Nghị định số 90/NĐ-CP nêu trên.
- Điều 24. Đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là các dự án thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) do chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để đầu tư, đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã hoàn trả được vốn vay.
- Điều 25. Chủ đầu tư chỉ được nhận hỗ trợ lãi suất đối với số vốn vay đầu tư trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án.
- Điều 26. Điều kiện để được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
- Điều 27. Hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư phải có các nội dung: tên dự án đầu tư, tổ chức tín dụng cho vay vốn, số vốn vay, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ, số tiền hỗ trợ lãi suất có chia ra theo kỳ hạn trả nợ, quyền, nghĩa vụ của các bên và các cam kết khác được các bên thoả thuận theo quy định của pháp luật.
- Điều 28. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
- Điều 29. Trình tự và thủ tục hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
- Điều 30. Đối tượng được bảo lãnh là các chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) nhưng không được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, không được vay hoặc mới được vay một phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Điều 31. Chủ đầu tư muốn được bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Điều 32. Thời hạn bảo lãnh được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn đã thoả thuận giữa chủ đầu tư với tổ chức tín dụng cho vay thực hiện dự án.
- Điều 33. Mức bảo lãnh
- Điều 34. Hàng năm, Quỹ hỗ trợ phát triển được trích 5% tổng số vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (trừ vốn ODA cho vay lại) để dự phòng trả cho các tổ chức tín dụng khi chủ đầu tư được bảo lãnh không trả nợ đúng hạn. Nếu cuối năm không sử dụng hết, thì số vốn này được chuyển thành nguồn vốn cho vay năm sau. Trường hợp số vốn dự phòng không đủ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thì Hội đồng quản lý Quỹ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Điều 35. Chủ đầu tư được bảo lãnh phải trả cho Quỹ hỗ trợ phát triển một khoản phí bảo lãnh là 0,5%/năm tính trên số tiền đang bảo lãnh.
- Điều 36. Hồ sơ xin bảo lãnh
- Điều 37. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin bảo lãnh, Quỹ hỗ trợ phát triển xem xét, nếu chấp thuận thì ký kết hợp đồng bảo lãnh và làm thủ tục phát hành thư bảo lãnh. Nếu từ chối bảo lãnh thì Quỹ có văn bản gửi chủ đầu tư; đồng thời phải có báo cáo giải trình và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
- Điều 38. Hợp đồng bảo lãnh
- Điều 39. Đến thời hạn trả nợ, chủ đầu tư không trả được một phần hoặc toàn bộ số nợ vay mà không được tổ chức tín dụng cho hoãn, giãn nợ, thì Quỹ hỗ trợ phát triển phải trả nợ thay phần còn thiếu cho tổ chức tín dụng; đồng thời chủ đầu tư phải ký khế ước nhận nợ vay với Quỹ hỗ trợ phát triển về số tiền trả nợ thay với lãi suất phạt bằng 130% lãi suất đang vay của tổ chức tín dụng. Quỹ hỗ trợ phát triển được xử lý tài sản bảo đảm cho bảo lãnh như đối với tài sản thế chấp để thu hồi nợ hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh
- Điều 41. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
- Điều 42. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 43. Bộ Tài chính
- Điều 44. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 45. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 46. Quỹ hỗ trợ phát triển là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí. Quỹ có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, được cấp vốn điều lệ.
- Điều 47. Quỹ hỗ trợ phát triển có nhiệm vụ huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; cho vay và thu hồi nợ các dự án vay vốn đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư theo quy định của Nghị định này; nhận cho vay ủy thác đối với các nguồn vốn do các địa phương và các tổ chức trong, ngoài nước dành để cho vay đầu tư; tái bảo lãnh cho các Quỹ đầu tư của các ngành, các tổ chức và các địa phương; thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
- Điều 48. Quỹ hỗ trợ phát triển hoạt động theo điều lệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chịu sự quản lý nhà nước cuả các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Điều 51. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.
- Điều 52. Đối với các dự án vay vốn tín dụng của Nhà nước trước ngày Nghị định này có hiệu lực, được thực hiện tiếp các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng và các quyết định trước đây của Thủ tướng Chính phủ.
- Điều 53. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này theo chức năng và thẩm quyền.
- Điều 54.