Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 427-HĐBT

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 1990

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 427-HĐBT NGÀY 12-12-1990 BAN HÀNH QUY CHẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT-LÀO.

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ đề nghị của Bộ Nội vụ và ý kiến của các ngành và địa phương có liên quan,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế khu vực biên giới Việt-Lào.

Điều 2. Nghị định này thi hành từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Bộ nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Điều 4. Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Đỗ Mười

(Đã ký)

QUY CHẾ

KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT-LÀO
(Ban hành kèm theo Nghị định số 427-HĐBT ngày 12-12-1990 của Hội đồng Bộ trưởng).

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Khu vực biên giới Việt-Lào bao gồm các xã của Việt Nam tiếp giáp với đường biên giới quốc gia giữa hai nước, theo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18 tháng 7 năm 1977 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ký ngày 24 tháng 1 năm 1986 (có danh sách kèm theo).

Điều 2. Bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới Việt-Lào là nghĩa vụ trực tiếp của mọi công dân, của các lực lượng vũ trang, các cơ quan xí nghiệp, nông, lâm trường và tổ chức xã hội hoạt động ở khu vực biên giới, dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Hội đồng Bộ trưởng và sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Bộ nội vụ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh biên giới.

Điều 3. Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chịu trách nhiện trực tiếp và thống nhất quản lý bảo vệ biên giới quốc gia; phối hợp với các lực lượng vũ trang khác, các ngành liên quan và dựa vào nhân dân để giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

Điều 4.

Trong khu vực biên giới Việt-Lào, có vành đai biên giới. Trong vành đai biên giới có vùng cấm.

Vành đai biên giới là phần lãnh thổ nằm dọc theo đường biên giới quốc gia, có chiều sâu tính từ đường biên giới trở vào, không quá 1.500 mét.

Vùng cấm là nơi quy định không có dân cư trú, sản xuất và đi lại.

Phạm vi cụ thể của vành đai biên giới và vùng cấm do Uỷ ban Nhân dân tỉnh biên giới quy định, sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng.

Chương 2:

CƯ TRÚ, ĐI LẠI TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT-LÀO

Điều 5.

Những người sau đây được cư trú ở khu vực biên giới:

Nhân dân các xã biên giới có hộ khẩu thừơng trú ở khu vực biên giới.

Cán bộ, công nhân viên chức thuộc các cơ quan, xí nghiệp, nông, lâm trường có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.

Những người có giấy phép của công an tỉnh biên giới cho đến cư trú ở khu vực biên giới.

Điều 6.

Những người sau đây không được cư trú ở khu vực biên giới:

Những người không có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.

Những người có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới.

Người nước ngoài, người không có quốc tịch.

Điều 7.

Những người sau đây không được vào khu vực biên giới Việt-Lào:

Những người có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới.

Những người đang bị quản chế, cải tạo không giam giữ.

Những người bị khởi tố về hình sự hoặc đang bị dính líu trực tiếp vào những vụ án hình sự hay dân sự mà cơ quan có thẩm quyền đang tiến hành điều tra.

Những người vi phạm qui chế biên giới đã bị xử phạt hành chính nhiều lân, hoặc đã bị xử phạt hình sự và chưa hết thời hạn xóa án.

Điều 8. Công dân cư trú ở khu vực biên giới Việt-Lào, được cấp giấy chứng minh biên giới, theo thể thức và quy định của Bộ Nội vụ.

Điều 9. Cán bộ, nhân dân thường trú trong khu vực biên giới Việt-Lào khi đi, lại trong khu vực biên giới tỉnh mình, chỉ cần có giấy chứng minh biên giới; nếu sang khu vực biên giới tỉnh khác phải có giấy phép của công an huyện hoặc đồn biên phòng nơi cư trú (trừ trường hợp ở giáp ranh với xã biên giới tỉnh khác, mà từ trước đến nay vẫn có quan hệ họ hàng phải đi lại thăm hỏi nhau, hoặc qua lại hàng ngày để sản xuất, thì chỉ sử dụng chứng minh biên giới để qua lại).

Điều 10. Nhân dân thường trú ở huyện biên giới vào khu vực biên giới của huyện mình phải có giấy phép của công an xã nơi cư trú; nhân dân thường trú ở tỉnh biên giới vào khu vực biên giới của tỉnh mình phải có giấy phép của công an huyện, thị nơi cư trú.

Điều 11. Cán bộ, nhân dân ở ngoài tỉnh biên giới khi vào khu vực biên giới, phải có giấy phép của công an tỉnh biên giới.

Điều 12. Người nước ngoài vào khu vực biên giới phải có giấy phép của của Bộ Nội vụ.

Điều 13. Cán bộ, chiến sỹ quân đội nhân dân, công an nhân dân và cán bộ, nhân viên hải quan làm nhiệm vụ và đến công tác ở khu vực biên giới, được cấp giấy phép theo quy định của ngành chủ quản và thông báo cho công an tỉnh biên giới và đồn biên phòng sở tại biết.

Điều 14.

Nhân dân cư trú trong khu vực biên giới vào vành đai biên giới sử dụng chứng minh biên giới.

Cán bộ, nhân dân ở ngoài khu vực biên giới vào vành đai biên giới phải có giấy phép của chỉ huy biên phòng cấp đồn trở lên.

Chương 3:

QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT-LÀO.

Điều 15. Trên các trục đường giao thông chính từ nội địa ra, vào khu vực biên giới, tuỳ tình hình từng nơi, từng lúc, Uỷ ban Nhân dân tỉnh biên giới tổ chức các trạm kiểm soát liên hiệp cố định hoặc các đội kiểm soát liên hiệp lưu động để kiểm soát việc ra, vào khu vực biên giới.

Điều 16. Bộ đội biên phòng tổ chức các trạm kiểm soát cố định để kiểm soát việc ra, vào vành đại biên giới và các đội tuần tra, kiểm soát lưu động để kiểm soát khu vực biên giới khi cần thiết.

Điều 17.

Trong vành đai biên giới, Uỷ ban Nhân dân huyện, xã biên giới thống nhất với đồn biên phòng:

Bố trí quy hoạch dân cư và mở chợ biên giới.

Quy định nơi sản xuất và khai thác lâm, thổ sản.

Điều 18.

Trong vùng cấm và vành đai biên giới, bộ đội, biên phòng và các đơn vị quân đội có nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ biên giới, được xây dựng các công trình, thiết bị chiến đấu, vật cản và phải thông báo cho đồn biên phòng sở tại; khi di chuyển đơn vị, nếu không tháo gỡ phải bàn giao cho đơn vị mới.

Khi có tình hình phức tạp về an ninh biên giới hoặc để truy bắt tội phạm, chỉ huy đồn biên phòng cấp Trưởng đồn trở lên được quyền hạn chế hoặc đình chỉ tạm thời việc ra, vào hoạt động ở vành đai biên giới (quy định này không áp dụng đối với người xuất nhập cảnh).

Điều 19.

Các cơ quan chủ quản được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và các công trình khác ở vành đai biên giới phải thông báo trước ít nhất 7 ngày cho Đồn biên phòng và chính quyền xã sở tại.

Điều 20.

Việc quay phim, chụp ảnh, thu băng, ghi âm, ghi hình, về cảnh vật trong vành đai biên giới phải có giấy phép của công an tỉnh biên giới và chịu sự kiểm soát của bộ đội biên phòng. Trường hợp quay phim, chụp ảnh từ trên không ở khu vực biên giới (sau khi đã được phép của cơ quan có thẩm quyền) phải thông báo cho bộ đội biên phòng hữu quan biết trước ít nhất 3 ngày.

Điều 21.

Trong khu vực biên giới Việt-Lào, nghiêm cấm những hành động sau đây:

Làm hư hỏng, xe dịch cột mốc biên giới, biển báo phân biệt ranh giới vành đai biên giới và vùng cấm.

Làm thay đổi dòng chảy của sông, suối biên giới.

Vượt biên giới quốc gia trái phép, che dấu, chỉ đường, giúp đỡ cho người vượt biên trái phép.

Xâm canh, xâm cư qua biên giới.

Đánh, bắt cá bằng vật liệu nổ trên sông, suối biên giới.

Săn bắn chim, thú rừng trong vành đai biên giới.

Buôn lậu, hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt nam qua biên giới.

Mua bán, trao đổi, cất giấu, chuyên chở, sử dụng hàng tâm lý, truyền đơn, tài liệu, sách báo, các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động.

Thải bỏ các chất độc làm ô nhiễm môi trường sinh sống.

Tiến hành các hoạt động khác gây mất trật tự an ninh ở khu vực biên giới.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG.

Điều 22. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh biên giới, căn cứ quy chế này và các chỉ thị, thông tư hướng dẫn của Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Nội vụ chỉ đạo Uỷ ban Nhân dân các huyện, xã thực hiện.

Điều 23. Bộ đội biên phòng có trách nhiệm giúp chính quyền địa phương và chủ trì hợp đồng với các lực lượng làm nhiệm vụ ở khu vực biên giới trong việc thực hiện Quy chế này.

Điều 24. Tập thể hoặc cá nhân có thành tích trong việc quản lý, bảo vệ biên giới Việt-Lào được xét khen thưởng theo chế độ hiện hành.

Nếu vì nghĩa vụ tham gia quản lý, bảo vệ biên giới mà bị thiệt hại đến tài sản hoặc bị thương tật hay hy sinh, được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định chung của Nhà nước.

Điều 25. Người nào vi phạm Quy chế này đều bị xử lý phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

PHỤ LỤC
CÁC XÃ NẰM TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT-LÀO

Số TT

Các xã nằm trongkhu vực biên giới

Thuộc huyện

Thuộc tỉnh

Ghi chú

1

2

3

4

5

1

Xin Thầu

Mường Tè

Lai Châu

2

Chung Chải

"

"

3

Mường Nhé

"

"

4

Mường Toong

"

"

5

Chà Cung

Mường Lay

"

6

Chà Tớ

"

"

7

Huổi Leng

"

"

8

Chà nưa

"

"

9

Mường Phồn

Điện Biên

"

10

Mường Mươn

"

"

11

Pa Thơm

"

"

12

Nà ủ

"

"

13

Lúa Ngam

"

"

14

Mường Lói

"

"

15

Mường Nhà

"

"

16

Mường Lèo

Sông Mã

Sơn La

17

Phúng Bánh

"

"

18

Xam Kha

"

"

19

Dồm Cang

"

"

20

Sốp Cộp

"

"

21

Nậm Lạnh

"

"

22

Mường Và

"

"

23

Mường Lan

"

"

24

Mường Cải

"

"

25

Chiềng Khương

"

"

26

Mường Hung

"

"

27

Mường Sai

"

"

28

Phiềng Pàn

Mai Sơn

"

29

Chiềng On

Yên Châu

"

30

Piêng Khoài

"

"

31

Chiềng Tương

"

"

32

Long Phiêng

"

"

33

Long Sập

Mộc Châu

"

34

Chiềng Khừa

"

"

35

Xuân Nha

"

"

36

Tam Chung

Quan Hoá

Thanh Hoá

37

Tán Tầm

"

"

38

Quang Chiểu

"

"

39

Mường Thanh

"

"

40

Hiềm Kiệt

"

"

41

Phù Nhi

"

"

42

Trung Lý

"

"

43

Sơn Điện

Quan Hoá

Thanh Hoá

44

Sơn Thuỷ

"

"

45

Tam Lư

"

"

46

Tam Thanh

"

"

47

Yên Khương

Lang Chánh

"

48

Bát Mọt

Thường Xuân

"

49

Thông Thụ

Quế Phong

Nghệ Tĩnh

50

Hạnh Dịch

"

"

51

Tri Lễ

"

"

52

Nầm Giải

"

"

53

Nhuôm Mai

Tương Dương

"

54

Mai Sơn

"

"

55

Mỹ Lý

Kỳ Sơn

"

56

Bắc Lý

"

"

57

Keng Đu

"

"

58

Đuộc May

"

"

59

Na Loi

"

"

60

Nậm Cắn

"

"

61

Mường Típ

"

"

62

Mường Aỉ

"

"

63

Na Ngoi

"

"

64

Nậm Càn

"

"

65

Tam Thái

Tương Dương

"

66

Tam Hợp

"

"

67

Tam Quang

"

"

68

Châu Khê

Con Cuông

"

69

Môn Sơn

Anh Sơn

"

70

Bản Vền

"

"

71

Hanh Lâm

Thanh Chương

"

72

Thanh Hương

"

"

73

Thanh Thịnh

"

"

74

Thanh Thuỷ

"

"

75

Sơn Hồng

Hương Sơn

"

76

Sơn Kim

"

"

77

Vũ Quang

Hương Khê

"

78

Hoá Hải

"

"

79

Hương Bình

"

"

80

Phù Gia

"

"

81

Hương Lâm

"

"

82

Dân Hoá

Ninh Hoá

Quảng Bình

83

Thương Trạch

Bố Trạch

"

84

Trường Sơn

Quảng Ninh

"

85

Kim Thuỷ

Lệ Thuỷ

"

86

Ngân Thuỷ

"

"

87

Hướng Lập

Hướng Hoà

Quảng Trị

88

Hướng Phùng

"

"

89

Tân Phước

"

"

90

Tân Thành

"

"

91

Tân Long

"

"

92

Thanh

"

"

93

Thuận

"

"

94

Xi

"

"

95

A Dơi

"

"

96

A Túc

"

"

97

A Xing

"

"

98

Hướng Lộc

"

"

99

Pa Tâng

"

"

100

Pa Nang

"

"

101

A Vao

"

"

102

Tà Rụt

"

"

103

A Ngo

"

"

104

A Bung

"

"

105

Hồng Thuỷ

A Lư

Thừa Thiên Huế

106

Sơn Đông

"

"

107

Nhâm

"

"

108

Hồng Thương

"

"

109

Hông Thái

"

"

110

Hồng Trung

"

"

111

Hồng Vân

"

"

112

Hồng Bắc

"

"

113

Hương Lâm

"

"

114

A Đốt

"

"

115

Hương Phong

"

"

116

A Roàng

"

"

117

Tiêng

Hiên

QN-Đà nẵng

118

Ba Lê

"

"

119

Lăng

"

"

120

TrÂhy

"

"

121

ChÂom

"

"

122

La Ê

Giàng

"

123

La Đê

"

"

124

Cha Val

"

"

125

ĐÂc Pre

"

"

126

Đăk P Rinh

"

"

127

Đăc P Lô

Đăc Lây

Gia Lai KonTum

128

Đăc Nhoong

"

"

129

Đăc Long

"

"

130

Dục Nông

"

"

131

Đăc Sú

"

"

132

Bò Y

Sa Thầy

"

133

Sa Loong

"

"

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 427-HĐBT năm 1990 ban hành Quy chế biên giới Việt - Lào do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

  • Số hiệu: 427-HĐBT
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 12/12/1990
  • Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
  • Người ký: Đỗ Mười
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 2
  • Ngày hiệu lực: 12/12/1990
  • Ngày hết hiệu lực: 02/09/2000
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản