Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 289-HĐBT

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 1992

NGHỊ ĐỊNH

CUẢ HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 289-HĐBT NGÀY 10-8-1992SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO, QUY CHẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CĂM-PU-CHIA VÀ QUY CHẾ BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Để phù hợp với tình hình mới và thống nhất một số điều trong Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Lào, Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Căm-pu-chia và Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. - Sửa đổi các Điều 9,10,11,12,13 và 14 của Quy chế khư vực biên giới Việt Nam Nam - Lào ban hành kèm theo Nghị định số 427-HĐBT ngày 12 tháng 12 năm 1990 như sau:

Điều 9 (mới): Công dân thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam - Lào đi lại trong khu vực biên giới Việt Nam - Lào thì dùng giấy chứng minh biên giới.

Điều 10 (mới): Công dân thường trú ở tỉnh biên giới Việt Nam - Lào vào khu vực biên giới của tỉnh mình phải có giấy phép của công an xã nơi cư trú cấp; nếu sang khu vực biên giới của tỉnh khác thuộc biên giới Việt Nam - Lào phải có giấy phép của công an từ cấp huyện trở lên nơi cứ trú cấp.

Điều 11 (mới): Công dân ngoài tỉnh biên giới vào khu vực biên giới Việt Nam - Lào phải có giấy phép của công an từ cấp huyện trở lên nơi cứ trú cấp.

Điều 12 (mới): Người nước ngoài đến khu vực biên giới Việt Nam - Lào phải có giấy phép của Bộ Nội vụ. Nếu người nước ngoài đang tạm trú tại tỉnh biên giới Việt Nam - Lào muốn vào khu vực biên giới của tỉnh đó phải có giấy phép của công an tỉnh.

Điều 13 (mới): Cán bộ, chiếm sỹ quân đội nhân dân, công an nhân dân, nhân viên hải quan, y tế, ngân hàng, tài chính, quản lý thị trường đến công tác ở khu vực biên giới phải có giấy giới thiệu của ngành chủ quản và phải thông báo cho đồn biên phòng sở tại biết.

- Cán bộ, nhân viên cơ quan ở tỉnh biên giới đến công tác ở khu vực biên giới phải có giấy giới thiệu của cơ quan chủ quản.

- Cán bộ, nhân viên cơ quan ngoài tỉnh biên giới đến công tác ở khu vực biên giới phải có giấy giới thiệu của cơ quan chủ quản và giấy phép của công an từ cấp huyện trở lên nơi đang công tác cấp.

Điều 14 (mới): Công dân ở ngoài khu vực biên giới khi vào vành đai biên giới thực hiện theo quy định tại các Điều 10 (mới), 11 (mới) và 13 (mới) của quy chế này, nhưng phải thông báo cho đồn biên phòng sở tại biết.

Điều 2.- Sửa đổi các Điều 9, 10, 11, 12, 13, và 14 của Nghị định số 42-HĐBT ngày 29 tháng 1 năm 1992 về quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Căm-pu-chia như sau:

Điều 9 (mới): Công dân thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia đi lại trong khu vực biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia thì dùng giấy chứng minh biên giới.

Điều 10 (mới); Công dân thường trú ở tỉnh biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia vào khu vực biên giới của tỉnh mình phải có giấy phép của công an xã nơi cư trú cấp; nếu sang khu vực biên giới của tỉnh khác thuộc biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia phải có giấy phép của công an từ cấp huyện trở lên nơi cứ trú cấp.

Điều 11 (mới): Công dân ngoài tỉnh biên giới vào khu vực biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia phải có giấy phép của công an từ cấp huyện trở lên nơi cứ trú cấp.

Điều 12 (mới): Người nước ngoài đến khu vực biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia phải có giấy phép của Bộ nội vụ. Nếu người nước ngoài đang tạm trú tại tỉnh biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia muốn vào khu vực biên giới của tỉnh đó phải có giấy phép của công an tỉnh.

Điều 13 (mới): Cán bộ, chiến sỹ quân đội nhân dân, công an nhân dân, nhân viên hải quan, y tế, ngân hàng, tài chính, quản lý thị trường đến công tác ở khu vực biên giới phải có giấy giới thiệu của ngành chủ quản và phải thông báo cho đồn biên phòng sở tại biết.

- Cán bộ, nhân viên cơ quan ở tỉnh biên giới đến công tác ở khu vực biên giới phải có giấy giới thiệu của cơ quan chủ quản.

- Cán bộ, nhân viên cơ quan ngoài tỉnh biên giới đến công tác ở khu vực biên giới phải có giấy giới thiệu của cơ quan chủ quản và giấy phép của công an từ cấp huyện trở lên nơi đang công tác cấp.

Điều 14 (mới): Công dân ở ngoài khu vực biên giới khi vào vành đai biên giới thực hiện theo quy định tại các Điều 10 (mới), 11 (mới) và 13 (mới) của Quy chế này, nhưng phải thông báo cho đồn biên phòng sở tại biết.

Điều 3.- Sửa điều 12 của quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc ban hành kèn theo Nghị định số 99-HĐBT ngày 27 tháng 3 năm 1992 như sau:

Điều 12 (mới): - Cán bộ, chiến sỹ quân đội nhân dân, công an nhân dân, nhân viên hải quan, y tế, ngân hàng, tài chính, quản lý thị trường đến công tác ở khu vực biên giới phải có giấy giới thiệu của ngành chủ quản và phải thông báo cho đồn biên phòng sở tại biết.

- Cán bộ, nhân viên cơ quan ở tỉnh biên giới đến công tác ở khu vực biên giới phải có giấy giới thiệu của cơ quản chủ quản.

- Cán bộ, nhân viên cơ quan ngoài tỉnh biên giới đến công tác ở khu vực biên giới phải có giấy giới thiệu của cơ quan chủ quản và giấy phép do công an từ cấp huyện

Điều 4.- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị đình này.

Điều 5.- Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 289-HĐBT năm 1992 sửa đổi Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Lào, Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Căm-Pu-Chia và Quy chế biên giới Việt Nam - Trung Quốc do Hội đồng bộ trưởng ban hành

  • Số hiệu: 289-HĐBT
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 10/08/1992
  • Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
  • Người ký: Võ Văn Kiệt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 15
  • Ngày hiệu lực: 10/08/1992
  • Ngày hết hiệu lực: 02/09/2000
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản