Điều 20 Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh
Điều 20. Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định
1. Bên khiếu nại, Bên bị khiếu nại, Bên bị điều tra, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu giám định hoặc tự mình đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định. Quyền đề nghị giám định được thực hiện trong thời hạn điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Theo đề nghị của Bên khiếu nại, Bên bị khiếu nại, Bên bị điều tra, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa rõ ràng thì theo yêu cầu của Bên khiếu nại, Bên bị khiếu nại, Bên bị điều tra, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định để trực tiếp trình bày về nội dung liên quan.
4. Theo yêu cầu của Bên khiếu nại, Bên bị khiếu nại, Bên bị điều tra, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc cạnh tranh đã được kết luận giám định trước đó.
5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc có vi phạm pháp luật.
Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh
- Số hiệu: 35/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 24/03/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 339 đến số 340
- Ngày hiệu lực: 15/05/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Thị trường liên quan
- Điều 4. Xác định thị trường sản phẩm liên quan
- Điều 5. Xác định khả năng thay thế về cung
- Điều 6. Xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt
- Điều 7. Xác định thị trường địa lý liên quan
- Điều 8. Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường
- Điều 9. Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan
- Điều 10. Xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết
- Điều 13. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế
- Điều 14. Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế
- Điều 15. Nội dung đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế
- Điều 16. Nội dung đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế
- Điều 17. Quyền, nghĩa vụ chứng minh
- Điều 18. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
- Điều 19. Giao nộp chứng cứ
- Điều 20. Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định
- Điều 21. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo
- Điều 22. Ủy thác thu thập tài liệu, chứng cứ
- Điều 23. Bảo quản chứng cứ
- Điều 24. Đánh giá chứng cứ
- Điều 25. Công bố và sử dụng chứng cứ
- Điều 26. Thủ tục yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 27. Trách nhiệm phối hợp thực hiện biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 28. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh