Điều 25 Nghị định 34/2018/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chính phủ ban hành
Điều 25. Biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn
1. Các biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng quy định tại Nghị định này gồm:
a) Quyền tài sản, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng hoặc tài sản hiện có của bên thứ ba;
b) Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng theo đánh giá của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
c) Xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng theo đánh giá xếp hạng của Quỹ bảo lãnh tín dụng là doanh nghiệp đảm bảo khả năng trả nợ cho khoản vay tại tổ chức cho vay.
2. Quỹ bảo lãnh tín dụng đánh giá và quyết định việc sử dụng một hoặc nhiều biện pháp nhằm bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp miễn tài sản bảo đảm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Chủ tịch Quỹ xem xét, quyết định biện pháp bảo đảm tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này theo quy định tại Quy chế về các trường hợp được miễn tài sản bảo đảm tại khoản 4 Điều này.
3. Trong từng trường hợp, bên được bảo lãnh thỏa thuận, thống nhất với Quỹ bảo lãnh tín dụng về biện pháp bảo đảm và ghi cụ thể trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng quy định tại Nghị định này.
4. Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế về các biện pháp bảo đảm, thẩm quyền quyết định đối với từng biện pháp bảo đảm, trường hợp miễn tài sản bảo đảm của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào các tiêu chí: Lĩnh vực ngành nghề ưu tiên phát triển của địa phương, điều kiện tài chính của doanh nghiệp, mức độ rủi ro của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng và các tiêu chí khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nghị định 34/2018/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 34/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/03/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 487 đến số 488
- Ngày hiệu lực: 08/03/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 5. Điều kiện thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 6. Quy trình thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 7. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 8. Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 9. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 10. Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 11. Kiểm soát viên Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 12. Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 13. Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 14. Tổ chức điều hành hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 15. Đối tượng được cấp bảo lãnh tín dụng
- Điều 16. Điều kiện để được cấp bảo lãnh tín dụng
- Điều 17. Phạm vi bảo lãnh tín dụng
- Điều 18. Thời hạn cấp bảo lãnh tín dụng
- Điều 19. Đồng tiền và giới hạn cấp bảo lãnh tín dụng
- Điều 20. Chi phí hoạt động bảo lãnh tín dụng
- Điều 21. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh tín dụng
- Điều 22. Thẩm định hồ sơ và quyết định cấp bảo lãnh tín dụng
- Điều 23. Hợp đồng bảo lãnh tín dụng
- Điều 24. Chứng thư bảo lãnh
- Điều 25. Biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn
- Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ bên nhận bảo lãnh
- Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh
- Điều 29. Quy trình thực hiện cam kết bảo lãnh tín dụng
- Điều 30. Thông báo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng
- Điều 31. Thẩm định hồ sơ đề nghị trả nợ thay của bên nhận bảo Lãnh
- Điều 32. Các trường hợp bên bảo lãnh được quyền không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Điều 33. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng
- Điều 34. Nhận nợ và hoàn trả khoản nợ được bảo lãnh
- Điều 35. Chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn
- Điều 36. Phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh
- Điều 37. Xử lý rủi ro
- Điều 38. Chế độ tài chính, kế toán và báo cáo
- Điều 39. Lập kế hoạch tài chính hàng năm
- Điều 40. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 41. Nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 42. Lương, phụ cấp lương
- Điều 43. Kết quả tài chính và phân phối kết quả tài chính
- Điều 44. Chế độ thông tin, báo cáo
- Điều 45. Kiểm toán và công khai báo cáo tài chính
- Điều 46. Cơ quan giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 47. Nội dung giám sát
- Điều 48. Căn cứ thực hiện giám sát và phương thức giám sát
- Điều 49. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 50. Cơ cấu lại và giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 51. Các trường hợp phải giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 52. Hội đồng giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 53. Quy trình giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 54. Quyết định giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 55. Trách nhiệm của Quỹ bảo lãnh tín dụng sau khi có quyết định giải thể
- Điều 56. Trách nhiệm của Hội đồng giải thể sau khi có quyết định giải thể
- Điều 57. Phá sản Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Điều 58. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 59. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 60. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 61. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 62. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 63. Điều khoản thi hành
- Điều 64. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 65. Trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định