Chương 1 Nghị định 25/2014/NĐ-CP về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
1. Nghị định này quy định về hoạt động phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Trong Nghị định này, công nghệ cao bao gồm công nghệ thông tin và viễn thông.
Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; các cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đang hoạt động, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao.
2. Vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao là hành vi vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao là các đơn vị nghiệp vụ trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ chuyên trách tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao (gọi tắt là Cơ quan chuyên trách).
Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
1. Bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Tiến hành thường xuyên, liên tục, lấy phòng ngừa là chính; chủ động, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm.
3. Tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gây ra trong hoạt động phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao phải được bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng hiện đại và huy động tiềm lực khoa học công nghệ cho Cơ quan chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Ưu tiên tuyển chọn cán bộ, thu hút chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin, viễn thông để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, kiến thức và kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị công nghệ cao, cử người đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ đi học tập, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
3. Đảm bảo kinh phí phục vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước quy định hiện hành;
b) Tài trợ, đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Nghị định 25/2014/NĐ-CP về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
- Điều 5. Chính sách Nhà nước đối với công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
- Điều 6. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
- Điều 7. Quản lý hành chính về an ninh, trật tự
- Điều 8. Hoạt động phòng ngừa của Cơ quan chuyên trách
- Điều 9. Cá nhân tham gia phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
- Điều 10. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
- Điều 11. Cơ quan thông tin đại chúng tham gia phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
- Điều 12. Tố giác, tin báo về tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
- Điều 13. Phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra
- Điều 14. Biện pháp tổ chức, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao của Cơ quan chuyên trách
- Điều 15. Xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
- Điều 16. Nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
- Điều 17. Từ chối hợp tác quốc tế
- Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
- Điều 22. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 23. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 25. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 26. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp