Chương 1 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Nghị định này quy định về trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị, thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và tổ chức hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nơi cư trú ổn định là nơi người vi phạm thường trú hoặc tạm trú, nhưng phải là nơi người đó hiện đang thường xuyên sinh sống.
2. Học viên là người đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Người sử dụng ma túy trái phép là người đưa ma túy vào cơ thể mà không theo chỉ định của y, bác sỹ điều trị.
Điều 3. Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính gồm:
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Điều 4. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép lần cuối bị phát hiện và lập biên bản theo quy định tại
Điều 5. Không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau:
1. Người theo quy định tại Khoản 2 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
1. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi nhận tiền, tài sản, hạn chế quyền hợp pháp của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; hồ sơ đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; hồ sơ đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Lợi dụng, bóc lột sức lao động, giao khoán sản phẩm đối với người chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Yêu cầu hoặc gợi ý người chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc gia đình họ đóng góp tiền hoặc vật chất khác ngoài các quy định của pháp luật.
6. Kéo dài quá thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong quyết định của Tòa án.
Điều 7. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 4. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 5. Không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 6. Những hành vi bị nghiêm cấm trong việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 7. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 8. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 9. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 10. Thẩm quyền xác định người nghiện ma túy.
- Điều 11. Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 12. Gửi hồ sơ để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 13. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 14. Giao cho tổ chức xã hội quản lý người không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 15. Đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 16. Thủ tục tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 17. Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn
- Điều 18. Hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 19. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 20. Tạm thời đưa học viên ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
- Điều 21. Giải quyết trường hợp học viên chết trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 22. Quản lý học viên
- Điều 23. Chế độ cai nghiện, chăm sóc sức khỏe
- Điều 24. Chế độ ăn, mặc và sinh hoạt
- Điều 25. Chế độ học văn hóa
- Điều 26. Chế độ học nghề
- Điều 27. Chế độ lao động
- Điều 28. Chế độ thăm, gặp thân nhân
- Điều 29. Giải quyết chế độ chịu tang
- Điều 30. Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng
- Điều 31. Hết hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 32. Khen thưởng, kỷ luật
- Điều 33. Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 34. Nhiệm vụ của cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 35. Phối hợp, hỗ trợ trong việc bảo đảm an ninh trật tự và khám chữa bệnh tại cơ sở cai nghiện bắt buộc