Điều 25 Nghị định 19/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Điều 25. Hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa không bảo đảm chất lượng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này.
Nghị định 19/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 5. Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng
- Điều 6. Hành vi quảng cáo lừa dối người tiêu dùng
- Điều 7. Hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
- Điều 8. Hành vi vi phạm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
- Điều 9. Hành vi vi phạm về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng
- Điều 10. Hành vi vi phạm về hình thức của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
- Điều 11. Hành vi vi phạm về đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
- Điều 12. Hành vi vi phạm về thực hiện hợp đồng theo mẫu
- Điều 13. Hành vi vi phạm về thực hiện điều kiện giao dịch chung
- Điều 14. Hành vi giao kết hợp đồng, điều kiện giao dịch chung với người tiêu dùng có điều khoản không có hiệu lực
- Điều 15. Hành vi vi phạm về hợp đồng giao kết từ xa
- Điều 16. Hành vi vi phạm về hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
- Điều 17. Hành vi vi phạm về hợp đồng bán hàng tận cửa
- Điều 18. Hành vi vi phạm về trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện
- Điều 19. Hành vi vi phạm về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật
- Điều 20. Hành vi vi phạm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
- Điều 21. Hành vi vi phạm về cung cấp bằng chứng giao dịch
- Điều 22. Hành vi quấy rối người tiêu dùng
- Điều 23. Hành vi ép buộc người tiêu dùng
- Điều 24. Vi phạm quy định khác về giao dịch với khách hàng và người tiêu dùng
- Điều 25. Hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng
- Điều 26. Hành vi không thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 27. Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh
- Điều 28. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của lực lượng Quản lý thị trường
- Điều 30. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các cơ quan khác
- Điều 31. Lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 32. Mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng