Điều 35 Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Điều 35. Vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi để xảy ra sự cố tràn dầu hoặc phát hiện sự cố tràn dầu mà không báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định;
b) Không triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu theo quy định.
4. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng, dầu chỉ có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đầu tư hoặc không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo quy định;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt động của mình gây ra theo quy định.
5. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động của cảng, cơ sở, dự án có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đầu tư hoặc không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt động của mình gây ra theo quy định.
6. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động dầu khí ngoài khơi có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đầu tư hoặc không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phê duyệt theo quy định;
d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt động của mình gây ra theo quy định.
7. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động của tàu dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất từ tàu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
b) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch hoạt động chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
c) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và hóa chất độc hại để kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ tàu xảy ra sự cố tràn dầu trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố;
d) Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 65.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm hoặc các bảo đảm tài chính khác theo mức trách nhiệm dân sự được pháp luật quy định để bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu theo quy định.
8. Hành vi gây ra sự cố cháy nổ dầu, tràn dầu bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu dưới 2 tấn;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 2 tấn đến dưới 10 tấn;
c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 10 tấn đến dưới 20 tấn;
d) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 20 tấn đến dưới 50 tấn;
đ) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 50 tấn đến dưới 100 tấn;
e) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 100 tấn đến dưới 200 tấn;
g) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 200 tấn đến dưới 300 tấn;
h) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 300 tấn đến dưới 400 tấn;
i) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 400 tấn đến dưới 500 tấn;
k) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 500 tấn trở lên.
9. Hành vi không khắc phục hậu quả sự cố cháy nổ dầu, tràn dầu; không thực hiện bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu dưới 2 tấn;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 2 tấn đến dưới 10 tấn;
c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 10 tấn đến dưới 20 tấn;
d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 20 tấn đến dưới 50 tấn;
đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 50 tấn đến dưới 100 tấn;
e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 100 tấn đến dưới 200 tấn;
g) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 200 tấn đến dưới 300 tấn;
h) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 300 tấn đến dưới 400 tấn;
i) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 400 tấn đến dưới 500 tấn;
k) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 500 tấn trở lên.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm để xảy ra tràn dầu hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, buộc phải bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Khoản 8 và Khoản 9 Điều này gây ra.
Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
- Điều 6. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Điều 7. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Điều 8. Vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường
- Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 10. Vi phạm các quy định về dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và cung ứng dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 11. Vi phạm các quy định về đề án bảo vệ môi trường
- Điều 12. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không có cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 13. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi trường
- Điều 14. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường
- Điều 15. Vi phạm về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi trường
- Điều 16. Vi phạm về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường
- Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn
- Điều 18. Vi phạm các quy định về độ rung
- Điều 19. Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Điều 20. Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn lấp, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
- Điều 21. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Điều 22. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại
- Điều 23. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại
- Điều 24. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ tái sử dụng chất thải nguy hại
- Điều 25. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu không đúng quy định về bảo vệ môi trường
- Điều 26. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
- Điều 27. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, sản xuất chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải
- Điều 28. Vi phạm các quy định về túi ni lon thân thiện môi trường
- Điều 29. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển
- Điều 30. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư và làng nghề
- Điều 31. Vi phạm về bảo vệ môi trường trong khu di sản tự nhiên
- Điều 32. Vi phạm quy định về hoạt động, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người
- Điều 33. Vi phạm quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ
- Điều 34. Vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên
- Điều 35. Vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
- Điều 36. Vi phạm các quy định trong hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường
- Điều 37. Vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
- Điều 38. Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường
- Điều 39. Vi phạm quy định về bảo vệ, sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường
- Điều 40. Vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Điều 41. Vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 42. Vi phạm quy định về loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm, vi sinh vật hoặc bộ phận cơ thể, sản phẩm của loài động vật hoang dã, giống vật nuôi thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Điều 43. Vi phạm các quy định về bảo vệ các loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn
- Điều 44. Vi phạm các quy định về quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
- Điều 45. Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại
- Điều 46. Vi phạm các quy định về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen
- Điều 47. Vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen
- Điều 48. Vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen bị xử phạt như sau:
- Điều 49. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường
- Điều 50. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 51. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
- Điều 52. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành
- Điều 53. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
- Điều 54. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Điều 55. Thủ tục tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn và thủ tục kiểm tra, xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính
- Điều 56. Quy định về biên bản, thẩm quyền lập biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Điều 57. Hình thức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Điều 58. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng hình thức buộc di dời
- Điều 59. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng hình thức cấm hoạt động
- Điều 60. Công bố công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Điều 61. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Điều 64. Biện pháp cưỡng chế, trường hợp bị cưỡng chế và thẩm quyền quyết định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở (sau đây gọi chung là cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động)
- Điều 65. Quyết định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động
- Điều 66. Thủ tục ban hành quyết định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động
- Điều 67. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động
- Điều 68. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động
- Điều 69. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động
- Điều 70. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan trong việc áp dụng hình thức buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở
- Điều 71. Biên bản và quyết định buộc di dời, cấm hoạt động