Điều 30 Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hoạt động quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng;
b) Không có đủ công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định;
c) Không có đủ lực lượng thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hoạt động sản xuất, kho tàng sau đây không thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư:
a) Có chất dễ cháy, dễ gây nổ;
b) Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;
c) Có chất độc hại đối với sức khỏe con người và gia súc, gia cầm;
d) Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với chủ đầu tư xây dựng mới khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu chung cư có hành vi bàn giao công trình đưa vào sử dụng mà không thực hiện đúng và đầy đủ một trong các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Không có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Không có thiết bị, phương tiện thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư;
c) Không bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường;
d) Không có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải riêng biệt phù hợp với quy hoạch thoát nước thải, bảo vệ môi trường của khu dân cư;
đ) Không có nơi tập trung rác thải sinh hoạt bảo đảm vệ sinh môi trường;
e) Không có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
4. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề;
b) Cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường bị xử phạt như đối với cá nhân, tổ chức hoạt động bên ngoài các làng nghề quy định tại Nghị định này.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư quy định tại Khoản 2 Điều này; trường hợp không thể thực hiện được đúng khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường theo quy định thì phải di dời ra khỏi khu dân cư;
b) Buộc phải xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 3 Điều này;
c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
- Điều 6. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Điều 7. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Điều 8. Vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường
- Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 10. Vi phạm các quy định về dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và cung ứng dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 11. Vi phạm các quy định về đề án bảo vệ môi trường
- Điều 12. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không có cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 13. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi trường
- Điều 14. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường
- Điều 15. Vi phạm về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi trường
- Điều 16. Vi phạm về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường
- Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn
- Điều 18. Vi phạm các quy định về độ rung
- Điều 19. Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Điều 20. Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn lấp, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
- Điều 21. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Điều 22. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại
- Điều 23. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại
- Điều 24. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ tái sử dụng chất thải nguy hại
- Điều 25. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu không đúng quy định về bảo vệ môi trường
- Điều 26. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
- Điều 27. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, sản xuất chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải
- Điều 28. Vi phạm các quy định về túi ni lon thân thiện môi trường
- Điều 29. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển
- Điều 30. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư và làng nghề
- Điều 31. Vi phạm về bảo vệ môi trường trong khu di sản tự nhiên
- Điều 32. Vi phạm quy định về hoạt động, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người
- Điều 33. Vi phạm quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ
- Điều 34. Vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên
- Điều 35. Vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
- Điều 36. Vi phạm các quy định trong hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường
- Điều 37. Vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
- Điều 38. Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường
- Điều 39. Vi phạm quy định về bảo vệ, sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường
- Điều 40. Vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Điều 41. Vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 42. Vi phạm quy định về loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm, vi sinh vật hoặc bộ phận cơ thể, sản phẩm của loài động vật hoang dã, giống vật nuôi thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Điều 43. Vi phạm các quy định về bảo vệ các loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn
- Điều 44. Vi phạm các quy định về quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
- Điều 45. Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại
- Điều 46. Vi phạm các quy định về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen
- Điều 47. Vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen
- Điều 48. Vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen bị xử phạt như sau:
- Điều 49. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường
- Điều 50. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 51. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
- Điều 52. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành
- Điều 53. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
- Điều 54. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Điều 55. Thủ tục tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn và thủ tục kiểm tra, xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính
- Điều 56. Quy định về biên bản, thẩm quyền lập biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Điều 57. Hình thức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Điều 58. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng hình thức buộc di dời
- Điều 59. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng hình thức cấm hoạt động
- Điều 60. Công bố công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Điều 61. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Điều 64. Biện pháp cưỡng chế, trường hợp bị cưỡng chế và thẩm quyền quyết định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở (sau đây gọi chung là cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động)
- Điều 65. Quyết định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động
- Điều 66. Thủ tục ban hành quyết định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động
- Điều 67. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động
- Điều 68. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động
- Điều 69. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động
- Điều 70. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan trong việc áp dụng hình thức buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở
- Điều 71. Biên bản và quyết định buộc di dời, cấm hoạt động