Chương 2 Nghị định 174/1999/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Điều 8. Điều kiện và phạm vi hoạt động kinh doanh vàng
a) Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động mua - bán, gia công vàng;
c) Có thợ có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh vàng.
a) Phải là doanh nghiệp được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;
c) Có cán bộ quản lý và thợ có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;
d) Đối với các doanh nghiệp hoạt động tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có vốn pháp định tối thiểu là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam; đối với các doanh nghiệp hoạt động tại các tỉnh và thành phố khác, có vốn pháp định tối thiểu là 1 (một) tỷ đồng Việt Nam.
3. Đối với các hoạt động sau đây phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép:
a) Sản xuất vàng miếng theo quy định tại
b) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng mỹ nghệ có khối lượng từ 3 (ba) kg trở lên theo quy định tại
c) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu, vàng miếng theo quy định tại
Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp giấy phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp kinh doanh vàng có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có đăng ký kinh doanh sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, có vốn pháp định từ 50 (năm mươi) tỷ đồng Việt Nam trở lên;
2. Có cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu sản xuất vàng miếng;
3. Có cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và thợ có trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động sản xuất vàng miếng.
Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng
1. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
2. Niêm yết công khai tại nơi giao dịch về chất lượng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm bán ra;
3. Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
4. Các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng đều phải đăng ký ký mã hiệu với Ngân hàng Nhà nước và phải đóng ký mã hiệu doanh nghiệp, chất lượng trên sản phẩm. Riêng đối với sản xuất vàng miếng, doanh nghiệp còn phải đăng ký chất lượng sản phẩm với Ngân hàng Nhà nước.
Nghị định 174/1999/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng
- Số hiệu: 174/1999/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/12/1999
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 24/12/1999
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Quản lý hoạt động kinh doanh vàng
- Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước
- Điều 5. Hiệp hội kinh doanh vàng
- Điều 6. Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 7. Thẩm quyền điều chỉnh mức vốn pháp định
- Điều 8. Điều kiện và phạm vi hoạt động kinh doanh vàng
- Điều 9. Sản xuất vàng miếng
- Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng
- Điều 11. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ
- Điều 12. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu, vàng miếng
- Điều 13. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 14. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân