Chương 2 Nghị định 16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
NỘI DUNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC RÀ SOÁT VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ RÀ SOÁT VĂN BẢN
Điều 11. Căn cứ rà soát văn bản
1. Rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý
Văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát là văn bản được ban hành sau, có quy định liên quan đến quy định của văn bản được rà soát và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được rà soát, bao gồm cả điều ước quốc tế mà Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký hoặc gia nhập sau thời điểm ban hành văn bản được rà soát;
b) Văn bản của chính cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát;
c) Văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cùng cấp với cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát.
2. Rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ để rà soát được xác định căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; kết quả điều tra, khảo sát và thông tin về thực tiễn liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản được rà soát.
Điều 12. Nội dung rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý
Văn bản được xác định hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản được rà soát;
b) Văn bản được rà soát đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
c) Văn bản được rà soát bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền;
d) Văn bản được rà soát không còn đối tượng điều chỉnh;
đ) Văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân hết hiệu lực thi hành thì văn bản được rà soát là văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành văn bản đó cũng hết hiệu lực.
2. Rà soát phần căn cứ ban hành của văn bản được rà soát
a) Xác định các văn bản thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản là căn cứ ban hành của văn bản được rà soát;
b) Xác định các văn bản khác mới được ban hành có quy định liên quan đến quy định của văn bản được rà soát.
3. Rà soát về thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát
Xem xét sự phù hợp về thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát với quy định của văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát, bao gồm thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung.
4. Rà soát phần nội dung của văn bản được rà soát
Xem xét, xác định những nội dung của văn bản được rà soát có quy định trái, chồng chéo, mâu thuẫn với quy định của văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát.
Trường hợp các văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn; nếu các văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát do một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản được ban hành sau.
Điều 13. Trình tự, thủ tục rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý
1. Xác định văn bản được rà soát
Cơ quan rà soát có trách nhiệm xác định văn bản được rà soát ngay sau khi văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát văn bản đó được ban hành.
2. Xem xét, đánh giá phần căn cứ ban hành để xác định và tập hợp đầy đủ văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát.
3. Xem xét, xác định hiệu lực của văn bản được rà soát
a) Căn cứ các trường hợp hết hiệu lực của văn bản quy định tại
Trường hợp văn bản được xác định hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần theo Điểm d
b) Văn bản được xác định hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần phải được đưa vào danh mục để công bố theo quy định tại
4. Xem xét, đánh giá về thẩm quyền ban hành và nội dung của văn bản được rà soát
Văn bản không thuộc trường hợp hết hiệu lực toàn bộ quy định tại Khoản 3 Điều này được tiếp tục rà soát về thẩm quyền ban hành và nội dung, theo các nội dung quy định tại Khoản 3 và
Điều 14. Xử lý kết quả rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý
1. Kết quả rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý bao gồm nội dung đánh giá về hiệu lực của văn bản, căn cứ pháp lý, thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát; những nội dung của văn bản được rà soát có quy định trái, chồng chéo, mâu thuẫn với quy định của văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát. Kết quả rà soát được thể hiện bằng Phiếu rà soát văn bản.
2. Căn cứ vào kết quả rà soát văn bản, cơ quan rà soát tiến hành xử lý hoặc lập hồ sơ kiến nghị xử lý văn bản theo các hình thức quy định tại Điều 19 Nghị định này.
3. Cơ quan rà soát xử lý văn bản được rà soát do mình ban hành hoặc phối hợp với cơ quan liên tịch ban hành văn bản để xử lý trong trường hợp văn bản đó được liên tịch ban hành.
Việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản được rà soát thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan rà soát phải được thực hiện để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát. Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân, việc xử lý kết quả rà soát phải được tiến hành tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.
4. Trong trường hợp rà soát phát hiện nội dung cần xử lý thuộc thẩm quyền của cơ quan khác thì cơ quan rà soát lập hồ sơ kiến nghị cơ quan đó tiến hành xử lý.
Hồ sơ kiến nghị xử lý văn bản được rà soát bao gồm văn bản được rà soát, văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát; văn bản kiến nghị của cơ quan rà soát đối với cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản được rà soát; ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan và các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ kiến nghị phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền trước thời điểm có hiệu lực của văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát.
Điều 15. Nội dung rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Cơ quan rà soát xem xét, đối chiếu nội dung của văn bản được rà soát với tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm xác định những nội dung không còn phù hợp, cụ thể như sau:
1. Đối tượng điều chỉnh của văn bản được rà soát không còn;
2. Quy định cụ thể của văn bản được rà soát không còn phù hợp;
3. Quy định của văn bản được rà soát cần được ban hành bằng hình thức văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn;
4. Phát sinh các quan hệ xã hội cần được điều chỉnh nhưng chưa có quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 16. Trình tự, thủ tục rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội
1. Xác định văn bản được rà soát
Cơ quan rà soát có trách nhiệm xác định văn bản được rà soát khi tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản có sự thay đổi đến mức làm cho nội dung của văn bản không còn phù hợp.
2. Tập hợp văn bản là căn cứ xác định sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội.
3. Xem xét, đối chiếu nội dung của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ xác định sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội nhằm xác định nội dung không còn phù hợp theo quy định tại
Điều 17. Xử lý kết quả rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội
1. Kết quả rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội bao gồm nội dung đánh giá về đối tượng điều chỉnh của văn bản được rà soát, quy định cụ thể của văn bản được rà soát không còn phù hợp, quy định của văn bản được rà soát cần được ban hành bằng hình thức văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, các quan hệ xã hội cần phải được điều chỉnh bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết quả rà soát được thể hiện bằng Phiếu rà soát văn bản.
2. Căn cứ vào kết quả rà soát, cơ quan rà soát xem xét, quyết định việc xử lý hoặc lập hồ sơ kiến nghị xử lý văn bản theo các hình thức quy định tại
3. Cơ quan rà soát xử lý văn bản được rà soát do mình ban hành hoặc phối hợp với cơ quan liên tịch ban hành văn bản để xử lý trong trường hợp văn bản đó được liên tịch ban hành.
4. Trong trường hợp rà soát phát hiện nội dung cần xử lý thuộc thẩm quyền của cơ quan khác thì cơ quan rà soát lập hồ sơ kiến nghị cơ quan đó tiến hành xử lý.
Hồ sơ kiến nghị xử lý văn bản được rà soát bao gồm văn bản được rà soát, văn bản thể hiện tình hình phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo đánh giá của cơ quan rà soát về nội dung văn bản được rà soát không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kiến nghị hình thức xử lý và ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Điều 18. Hồ sơ rà soát văn bản
1. Cơ quan rà soát có trách nhiệm lập hồ sơ rà soát văn bản bao gồm văn bản được rà soát, văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát, văn bản là căn cứ xác định sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội, văn bản thể hiện ý kiến của người được phân công rà soát, hồ sơ kiến nghị xử lý văn bản được rà soát (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ rà soát văn bản được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 19. Các hình thức xử lý văn bản được rà soát
2. Bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản
a) Bãi bỏ toàn bộ văn bản được áp dụng trong trường hợp đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn hoặc toàn bộ quy định của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản để thay thế.
b) Bãi bỏ một phần văn bản được áp dụng trong trường hợp một phần đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn hoặc một phần nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản để thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.
c) Trường hợp ban hành văn bản chỉ có nội dung bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản được rà soát thì cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản hành chính để bãi bỏ. Văn bản bị bãi bỏ phải được đưa vào danh mục để công bố theo quy định tại
Văn bản bãi bỏ văn bản ở Trung ương và cấp tỉnh phải được đăng công báo và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan rà soát. Văn bản bãi bỏ văn bản ở cấp huyện và cấp xã phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan rà soát và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan rà soát (nếu có).
3. Thay thế văn bản được áp dụng trong trường hợp toàn bộ hoặc phần lớn nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
4. Sửa đổi, bổ sung văn bản được áp dụng trong trường hợp một phần nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
5. Ban hành văn bản mới được áp dụng trong trường hợp qua rà soát phát hiện có quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bởi văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc có quan hệ xã hội cần điều chỉnh nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh.
Điều 20. Công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
1. Định kỳ hàng năm, văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần quy định tại Điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 12 và Điểm c
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc trách nhiệm rà soát của mình;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc trách nhiệm rà soát của Ủy ban nhân dân cấp mình.
2. Hình thức văn bản công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần là văn bản hành chính.
Văn bản công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần ở Trung ương và cấp tỉnh phải được đăng công báo và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan rà soát.
Văn bản công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần ở cấp huyện và cấp xã phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan rà soát và đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có).
1. Trường hợp khi rà soát văn bản phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật tại thời điểm văn bản được ban hành thuộc đối tượng kiểm tra văn bản theo quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan, người có thẩm quyền rà soát căn cứ quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP thực hiện việc kiểm tra văn bản theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản thực hiện việc kiểm tra.
2. Trường hợp khi rà soát văn bản phát hiện văn bản do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành có nội dung không hợp hiến, hợp pháp tại thời điểm văn bản được ban hành thì cơ quan rà soát văn bản phối hợp với các cơ quan có liên quan kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản theo quy định của pháp luật.
Nghị định 16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Mục đích rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 4. Nguyên tắc thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 5. Trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 6. Kiến nghị rà soát văn bản của cơ quan, tổ chức, công dân và trách nhiệm của cơ quan rà soát khi nhận được kiến nghị
- Điều 7. Nguồn văn bản để rà soát, hệ thống hóa
- Điều 8. Sử dụng kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 9. Rà soát, hệ thống hóa văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước
- Điều 10. Tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn
- Điều 11. Căn cứ rà soát văn bản
- Điều 12. Nội dung rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý
- Điều 13. Trình tự, thủ tục rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý
- Điều 14. Xử lý kết quả rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý
- Điều 15. Nội dung rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 16. Trình tự, thủ tục rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 17. Xử lý kết quả rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Điều 18. Hồ sơ rà soát văn bản
- Điều 19. Các hình thức xử lý văn bản được rà soát
- Điều 20. Công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- Điều 21. Xử lý văn bản trong trường hợp phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật tại thời điểm văn bản được ban hành
- Điều 22. Phương thức hệ thống hóa văn bản
- Điều 23. Nội dung hệ thống hóa văn bản
- Điều 24. Kế hoạch hệ thống hóa văn bản
- Điều 25. Trình tự, thủ tục hệ thống hóa văn bản
- Điều 26. Tiêu chí sắp xếp văn bản trong Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực
- Điều 27. Hệ thống hóa văn bản theo yêu cầu quản lý nhà nước
- Điều 28. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 29. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 31. Các điều kiện bảo đảm đối với công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 32. Biên chế thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 33. Kinh phí bảo đảm cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 34. Cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản
- Điều 35. Cơ sở dữ liệu rà soát, hệ thống hóa văn bản