Chương 5 Nghị định 158/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ
1. Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố danh mục hàng hoá cụ thể được phép giao dịch mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa trong từng thời kỳ.
2. Sở Giao dịch hàng hóa chỉ được tổ chức thực hiện hoạt động mua bán các loại hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chất lượng, đơn vị đo lường và các tiêu chuẩn khác của hàng hoá do Sở Giao dịch hàng hóa công bố phù hợp với pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường hiện hành.
1. Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố thời gian giao dịch cụ thể, bao gồm ngày giao dịch, phiên giao dịch, thời gian khớp lệnh giao dịch và giờ mở cửa, đóng cửa của ngày giao dịch.
2. Sở Giao dịch hàng hóa có thể tạm thời thay đổi thời gian giao dịch trong các trường hợp sau đây:
a) Hệ thống giao dịch có sự cố dẫn đến việc không thể thực hiện các lệnh giao dịch như thường lệ;
b) Quá nửa số thành viên có sự cố về hệ thống chuyển lệnh giao dịch;
c) Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
3. Khi xảy ra các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Giao dịch hàng hóa phải tạm ngừng giao dịch cho đến khi khắc phục được các trường hợp này. Trường hợp không khắc phục được trong phiên giao dịch thì phiên giao dịch được coi là kết thúc vào lần khớp lệnh ngay trước đó.
4. Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố kịp thời các trường hợp được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
4. Trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo an ninh kinh tế và bình ổn thị trường, Bộ trưởng Bộ Thương mại có quyền thay đổi tổng hạn mức giao dịch đối với từng loại hàng hoá.
1. Thành viên kinh doanh yêu cầu giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa bằng lệnh giao dịch.
2. Nội dung lệnh giao dịch cho từng loại giao dịch và từng loại hàng hoá do Sở Giao dịch hàng hóa quy định.
3. Thành viên được phép sửa đổi hoặc huỷ bỏ lệnh giao dịch của mình trong trường hợp chưa khớp lệnh và các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Điều 36. Phương thức giao dịch
Sở Giao dịch hàng hóa tổ chức giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung, trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán theo nguyên tắc xác định giá sau đây:
1. Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất;
2. Nếu có nhiều mức giá thoả mãn khoản 1 Điều này thì lấy mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất;
3. Nếu vẫn có nhiều mức giá thoả mãn khoản 2 Điều này thì lấy mức giá cao nhất.
Điều 37. Nguyên tắc khớp lệnh giao dịch
Nguyên tắc khớp lệnh được thực hiện như sau:
1. Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;
2. Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước;
3. Trường hợp các lệnh cùng loại có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước.
Điều 38. Công bố thông tin giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa
Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố các thông tin sau đây:
1. Chỉ số giá giao dịch trên tổng lượng hàng hoá giao dịch trong từng ngày, bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất và các mức giá được khớp đối với từng loại hàng hoá được giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Kết quả giao dịch theo phương thức khớp lệnh, nội dung khớp lệnh bao gồm loại hàng hoá, số lượng hàng hoá khớp lệnh bán với lệnh mua và các nội dung khác theo quy định của Điều lệ hoạt động.
3. Các thông tin khác được quy định trong Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
1. Sở Giao dịch hàng hóa quy định cụ thể mức ký quỹ ban đầu khi đặt lệnh giao dịch nhưng không được thấp hơn 5% trị giá của từng lệnh giao dịch.
2. Khi đặt lệnh giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa, thành viên kinh doanh phải đảm bảo số dư tài khoản của mình mở tại Trung tâm thanh toán đáp ứng các điều kiện về mức ký quỹ giao dịch khi đặt lệnh.
3. Trong một thời hạn nhất định theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, thành viên kinh doanh phải bổ sung tiền ký quỹ khi có biến động giá. Trường hợp không bổ sung tiền ký quỹ đúng hạn, Sở Giao dịch hàng hóa có quyền tất toán hợp đồng với thành viên kinh doanh.
4. Trong trường hợp số dư tài khoản vượt mức ký quỹ theo quy định thì thành viên kinh doanh có quyền rút lại khoản vượt mức đó.
Điều 40. Thời hạn giao dịch hợp đồng
1. Thời hạn giao dịch hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa được tính từ phiên giao dịch đầu tiên của ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng cho đến phiên giao dịch cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng.
2. Ngay sau khi hết thời hạn giao dịch hợp đồng, các bên nắm giữ hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng.
Điều 41. Phương thức thực hiện hợp đồng
1. Các bên giao dịch hợp đồng kỳ hạn có thể lựa chọn thực hiện hợp đồng theo một trong hai phương thức dưới đây:
a) Thanh toán bù trừ qua Trung tâm thanh toán vào phiên cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng;
b) Giao nhận hàng hoá qua Trung tâm giao nhận hàng hoá.
2. Các bên giao dịch hợp đồng quyền chọn có thể lựa chọn thực hiện theo một trong hai phương thức dưới đây:
a) Thực hiện quyền chọn theo các phương thức quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Không thực hiện quyền chọn.
3. Trước ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng, theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, Sở Giao dịch hàng hóa phải yêu cầu các thành viên kinh doanh lựa chọn việc thực hiện hợp đồng theo các phương thức được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Các thành viên kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp lựa chọn thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá.
5. Trường hợp lựa chọn thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá, trong một thời hạn nhất định theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa, thành viên kinh doanh có nghĩa vụ:
a) Nộp tiền vào tài khoản nếu là bên mua;
b) Giao hàng vào Trung tâm giao nhận hàng hoá nếu là bên bán.
1. Trung tâm thanh toán có trách nhiệm thông báo cho thành viên kinh doanh số dư tài khoản hàng ngày của thành viên được thanh toán bù trừ với giá giao dịch đóng cửa của ngày giao dịch đó.
2. Việc bù trừ giao dịch phải được thực hiện phù hợp với số lượng hàng hóa và số tiền ghi trong các chứng từ giao dịch.
Việc giao nhận hàng hoá của mỗi hợp đồng phải được thực hiện trong những ngày giao nhận hàng hóa của tháng sau tháng đáo hạn hợp đồng do Sở Giao dịch hàng hóa thông báo.
1. Sở Giao dịch hàng hóa chỉ định các tổ chức giám định thực hiện việc giám định hàng hoá mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Thành viên kinh doanh được quyền lựa chọn tổ chức giám định cụ thể trong số các tổ chức giám định được Sở Giao dịch hàng hóa chỉ định để giám định hàng hoá.
Nghị định 158/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa
- Số hiệu: 158/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 28/12/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 13 đến số 14
- Ngày hiệu lực: 22/01/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quản lý Nhà nước
- Điều 5. Mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài
- Điều 6. Địa vị pháp lý của Sở Giao dịch hàng hóa
- Điều 7. Thẩm quyền cho phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
- Điều 8. Điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
- Điều 9. Hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
- Điều 10. Thẩm tra và cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
- Điều 14. Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa
- Điều 15. Quyền hạn của Sở Giao dịch hàng hóa
- Điều 18. Chấp thuận tư cách thành viên Sở Giao dịch hàng hóa
- Điều 19. Thành viên môi giới
- Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới
- Điều 21. Thành viên kinh doanh
- Điều 22. Quyền của thành viên kinh doanh
- Điều 23. Nghĩa vụ của thành viên kinh doanh
- Điều 24. Chấm dứt tư cách thành viên
- Điều 25. Thực hiện nghĩa vụ khi chấm dứt tư cách thành viên
- Điều 26. Trung tâm thanh toán
- Điều 27. Quyền của Trung tâm Thanh toán
- Điều 28. Nghĩa vụ của Trung tâm Thanh toán
- Điều 29. Trung tâm giao nhận hàng hoá
- Điều 30. Quyền của Trung tâm giao nhận hàng hoá
- Điều 31. Nghĩa vụ của Trung tâm giao nhận hàng hoá
- Điều 32. Hàng hoá được phép mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa
- Điều 33. Thời gian giao dịch
- Điều 34. Hạn mức giao dịch
- Điều 35. Lệnh giao dịch
- Điều 36. Phương thức giao dịch
- Điều 37. Nguyên tắc khớp lệnh giao dịch
- Điều 38. Công bố thông tin giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa
- Điều 39. Ký quỹ giao dịch
- Điều 40. Thời hạn giao dịch hợp đồng
- Điều 41. Phương thức thực hiện hợp đồng
- Điều 42. Thanh toán bù trừ
- Điều 43. Giao nhận hàng hóa
- Điều 44. Giám định hàng hoá
- Điều 45. Ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa
- Điều 46. Nội dung của hợp đồng uỷ thác giao dịch
- Điều 47. Phương thức bảo đảm thực hiện giao dịch
- Điều 48. Thông báo thực hiện giao dịch
- Điều 49. Thông báo tài khoản của khách hàng