Hệ thống pháp luật

Chương 2 Nghị định 158/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa

Chương 2:

SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ

Điều 6. Địa vị pháp lý của Sở Giao dịch hàng hóa

Sở Giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của Nghị định này.

Điều 7. Thẩm quyền cho phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa; phê chuẩn Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

Điều 8. Điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

Sở Giao dịch hàng hóa được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Vốn pháp định là một trăm năm mươi tỷ đồng trở lên;

2. Điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của Nghị định này;

3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 05 năm; có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

4. Các điều kiện khác theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Điều 9. Hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

Hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa gồm:

1. Văn bản đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa theo mẫu của Bộ Thương mại;

2. Danh sách các thành viên trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn và các giấy tờ kèm theo sau đây:

a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

3. Danh sách cổ đông sáng lập trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần và các giấy tờ kèm theo sau đây:

a) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

b) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền;

5. Giải trình kinh tế - kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm thành lập, tiến độ thành lập và đi vào hoạt động, giải pháp công nghệ để thực hiện giao dịch;

6. Dự thảo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa;

7. Dự thảo Điều lệ doanh nghiệp.

Điều 10. Thẩm tra và cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thẩm tra các điều kiện và hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định này.

2. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa, Bộ Thương mại phải xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và có thể yêu cầu bổ sung hồ sơ, nếu còn thiếu theo quy định tại a) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giáo dịch hàng hóa theo mẫu của Bộ Thương mại;

b) Bản gốc hoặc bản sao Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá (nếu có).

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ nêu tại khoản 2 Điều này, Bộ Thương mại phải quyết định việc cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa. Trong trường hợp không cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa, Bộ Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 14. Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa

1. Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Điều kiện và thủ tục chấp thuận tư cách thành viên; quyền và nghĩa vụ thành viên;

b) Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên và trách nhiệm khi chấm dứt tư cách thành viên;

c) Loại hàng hoá giao dịch; tiêu chuẩn và đơn vị đo lường của loại hàng hoá đó;

d) Mẫu hợp đồng giao dịch và lệnh giao dịch;

đ) Thời hạn giao dịch hợp đồng và quy trình thực hiện giao dịch;

e) Hạn mức giao dịch, ký quỹ giao dịch và phí giao dịch;

g) Các phương thức, thủ tục thực hiện hợp đồng;

h) Nội dung công bố thông tin của Sở Giao dịch hàng hóa và các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính của các thành viên;

i) Các biện pháp quản lý rủi ro;

k) Giải quyết tranh chấp;

l) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động;

m) Các nội dung có liên quan khác .

2. Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa không được trái với các quy định của Nghị định này và pháp luật hiện hành.

Điều 15. Quyền hạn của Sở Giao dịch hàng hóa

1. Lựa chọn loại hàng hoá trong danh mục hàng hoá được quy định tại a) Thương nhân môi giới (sau đây gọi là thành viên môi giới);

b) Thương nhân kinh doanh (sau đây gọi là thành viên kinh doanh).

2. Chỉ những thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa mới được thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.

3. Chỉ các thành viên môi giới mới được thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.

Điều 18. Chấp thuận tư cách thành viên Sở Giao dịch hàng hóa

1. Thương nhân có nguyện vọng trở thành thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa có quyền đề nghị Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận tư cách thành viên.

2. Căn cứ các điều kiện quy định tại các Điều 19, Điều 20 Nghị định này và theo quy định của Điều lệ hoạt động, Sở Giao dịch hàng hóa xem xét việc chấp thuận tư cách thành viên cho thương nhân.

3. Trong trường hợp từ chối chấp thuận tư cách thành viên, Sở Giao dịch hàng hóa phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do của việc từ chối chấp thuận.

4. Trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận tư cách thành viên cho thương nhân không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 19 hoặc Điều 21 Nghị định này, Bộ Thương mại có quyền đình chỉ tư cách thành viên của các thương nhân đó. Sở Giao dịch hàng hóa phải chịu trách nhiệm về các hậu quả phát sinh từ việc đình chỉ này.

Điều 19. Thành viên môi giới

Thành viên môi giới phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2. Vốn pháp định là năm tỷ đồng trở lên.

3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

4. Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới

Quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới thực hiện theo Luật Thương mại và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

Điều 21. Thành viên kinh doanh

Thành viên kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2. Vốn pháp định là bẩy mươi lăm tỷ đồng trở lên.

3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

4. Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

Điều 22. Quyền của thành viên kinh doanh

1. Thành viên kinh doanh có quyền thực hiện các hoạt động tự doanh hoặc nhận uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa cho khách hàng.

2. Yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo thực hiện giao dịch trong trường hợp nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa cho khách hàng.

3. Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

Điều 23. Nghĩa vụ của thành viên kinh doanh

1. Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.

2. Ký quỹ bảo đảm tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch trước khi thực hiện các giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.

3. Nộp phí thành viên, phí giao dịch và các loại phí khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

4. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ và trong giao dịch.

5. Trong trường hợp nhận uỷ thác, phải ký kết hợp đồng uỷ thác bằng văn bản với khách hàng và chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng khi nhận được lệnh uỷ thác giao dịch từ khách hàng.

6. Cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời thông tin cho khách hàng.

7. Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch cho khách hàng và cho chính mình.

8. Ưu tiên thực hiện lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng trước lệnh giao dịch của chính mình.

9. Giao dịch trung thực và công bằng, vì lợi ích của khách hàng.

10. Đảm bảo hạch toán riêng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa của từng khách hàng và của chính mình.

11. Thực hiện chỉ định của Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này;

12. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

Điều 24. Chấm dứt tư cách thành viên

Thương nhân chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp sau đây:

1. Không còn đáp ứng đủ các điều kiện trở thành thành viên.

2. Giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.

3. Tự đề nghị chấm dứt tư cách thành viên và được Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

4. Có hành vi vi phạm là điều kiện chấm dứt tư cách thành viên theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa hoặc quy định của pháp luật.

Điều 25. Thực hiện nghĩa vụ khi chấm dứt tư cách thành viên

1. Thương nhân khi chấm dứt tư cách thành viên phải thông báo cho khách hàng về lý do chấm dứt tư cách thành viên và việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo uỷ thác của khách hàng.

2. Trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Nghị định này, Sở Giao dịch hàng hóa có quyền yêu cầu thành viên đó phải uỷ nhiệm cho thành viên khác thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Trường hợp thành viên bị chấm dứt không uỷ nhiệm được thì Sở Giao dịch hàng hóa có quyền chỉ định thành viên khác thực hiện.

3. Thương nhân chấm dứt tư cách thành viên có nghĩa vụ chuyển giao các thông tin cần thiết về khách hàng cho thành viên nhận uỷ nhiệm hoặc được chỉ định.

4. Sau khi việc uỷ nhiệm hoặc chỉ định thành viên thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện, tiền ký quỹ của khách hàng cho thành viên bị chấm dứt tư cách thành viên phải được chuyển thành tiền ký quỹ của khách hàng cho thành viên kinh doanh nhận uỷ nhiệm hoặc được chỉ định.

5. Thương nhân chấm dứt tư cách thành viên phải trả phí thực hiện nghĩa vụ hợp đồng cho thương nhân mình uỷ nhiệm hoặc được Sở Giao dịch hàng hóa chỉ định theo quy định tại Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

6. Thương nhân khi chấm dứt tư cách thành viên phải thực hiện các nghĩa vụ đã phát sinh với khách hàng và các chủ thể khác liên quan đến hoạt động giao dịch của mình tại Sở Giao dịch hàng hóa, trường hợp gây thiệt hại cho khách hàng thì phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật.

Nghị định 158/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa

  • Số hiệu: 158/2006/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 28/12/2006
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 13 đến số 14
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH