Hệ thống pháp luật

Mục 2 Chương 2 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

Mục 2. THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

Điều 14. Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ

1. Thông tin trong hồ sơ phải chính xác. Các loại văn bằng, chứng chỉ hoặc các loại giấy tờ khác có quy định thời hạn phải còn hiệu lực ít nhất 45 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận.

2. Trường hợp bản sao không được công chứng, chứng thực hoặc được sao y từ bản gốc, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân xuất trình hoặc gửi bản chính để đối chiếu.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành đồng thời nhiều công việc bức xạ cùng một thời điểm các thành phần hồ sơ giống nhau chỉ cần nộp 01 bản cho tất cả các loại công việc bức xạ.

Điều 15. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng nguồn phóng xạ

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách an toàn. Trường hợp người phụ trách an toàn chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ.

6. Bản sao văn bằng hoặc chứng nhận đào tạo về vật lý y khoa đối với nhân viên vật lý y khoa của cơ sở y học hạt nhân.

7. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.

8. Bản sao tài liệu của nhà sản xuất có thông tin về nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở như trong phiếu khai báo. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin này, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải nộp kết quả xác định tên đồng vị và hoạt độ của nguồn phóng xạ.

9. Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị PET/CT, SPECT/CT đối với trường hợp nguồn phóng xạ hở kèm theo thiết bị.

10. Báo cáo đánh giá an toàn đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục V của Nghị định này.

11. Bản sao Biên bản kiểm xạ.

12. Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 16. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sản xuất, chế biến chất phóng xạ

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ.

6. Báo cáo đánh giá an toàn đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 02 của Phụ lục V của Nghị định này.

7. Bản sao Biên bản kiểm xạ.

8. Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 17. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp các loại giấy tờ này bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 7 của Nghị định này. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

5. Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 03 Phụ lục V của Nghị định này.

6. Bản sao Biên bản kiểm xạ.

7. Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 7 của Nghị định này. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ. Bản sao văn bằng hoặc chứng nhận đào tạo về xử lý chất thải phóng xạ đối với nhân viên xử lý chất thải phóng xạ.

6. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng theo Mẫu số 05 Phụ lục III của Nghị định này; Phiếu khai báo chất thải phóng xạ theo Mẫu số 14 Phụ lục III của Nghị định này.

7. Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 07 Phụ lục V của Nghị định này.

8. Bản sao Biên bản kiểm xạ.

9. Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 19. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng thiết bị bức xạ (trừ thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế)

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 8 của Nghị định này. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ.

6. Phiếu khai báo thiết bị bức xạ theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này. Trường hợp thiết bị bức xạ có gắn nguồn phóng xạ thì khai báo theo Mẫu số 04 Phụ lục III của Nghị định này.

7. Bản sao tài liệu của nhà sản xuất có thông tin về thiết bị bức xạ như trong phiếu khai báo. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin này, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải nộp kết quả xác định thông số kỹ thuật của thiết bị.

8. Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 04 Phụ lục V của Nghị định này.

9. Bản sao Biên bản kiểm xạ.

10. Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 20. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng thiết bị X -quang chẩn đoán trong y tế

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, Các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách an toàn. Trường hợp người phụ trách an toàn chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ.

6. Phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán y tế theo Mẫu số 07 Phụ lục III của Nghị định này.

7. Bản sao tài liệu của nhà sản xuất có thông tin về thiết bị X-quang chẩn đoán y tế như trong phiếu khai báo. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin này, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải nộp kết quả xác định thông số kỹ thuật của thiết bị.

8. Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị X-quang chẩn đoán y tế.

9. Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ lục V của Nghị định này.

10. Bản sao Biên bản kiểm xạ.

11. Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 21. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - vận hành thiết bị chiếu xạ

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 8 của Nghị định này. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ. Bản sao văn bằng hoặc chứng nhận đào tạo về vật lý y khoa đối với nhân viên vật lý y khoa của cơ sở xạ trị.

6. Phiếu khai báo thiết bị chiếu xạ theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.

7. Bản sao tài liệu của nhà sản xuất có thông tin về thiết bị chiếu xạ như trong phiếu khai báo. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin này, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải nộp kết quả xác định thông số kỹ thuật của thiết bị chiếu xạ.

8. Bản sao giấy chứng nhận kiểm định đối với các thiết bị chiếu xạ sử dụng trong y tế.

9. Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 06 Phụ lục V của Nghị định này.

10. Bản sao Biên bản kiểm xạ.

11. Kế hoạch ứng phó sự cố thực hiện theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 22. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - xây dựng cơ sở bức xạ

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Báo cáo phân tích an toàn đối với việc xây dựng cơ sở bức xạ chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này. Báo cáo thực hiện theo Mẫu số 08 Phụ lục V của Nghị định này.

Điều 23. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 01 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này.

3. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 10 của Nghị định này. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

4. Báo cáo phân tích an toàn đối với việc chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này. Báo cáo thực hiện theo Mẫu số 09 Phụ lục V của Nghị định này.

Điều 24. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - xuất khẩu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 02 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao tài liệu chứng minh xuất xứ của nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.

5. Bản sao hợp đồng mua bán hoặc văn bản thỏa thuận về việc chuyển giao, tiếp nhận nguồn phóng xạ giữa tổ chức, cá nhân xuất khẩu phía Việt Nam với tổ chức, cá nhân tiếp nhận nguồn ở nước ngoài.

6. Trường hợp xuất khẩu nguồn phóng xạ thuộc Nhóm 1, Nhóm 2 theo QCVN 06:2010/BKHCN, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn: Bản sao văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cấp cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

Điều 25. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - nhập khẩu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 02 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao cùa một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận cửa cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

3. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.

4. Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 10 Phụ lục V của Nghị định này.

5. Bản sao tài liệu của nhà sản xuất cung cấp thông tin như được khai trong phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.

6. Bản sao hợp đồng mua bán hoặc văn bản thỏa thuận chuyển giao, tiếp nhận nguồn phóng xạ giữa tổ chức, cá nhân nhập khẩu phía Việt Nam với tổ chức, cá nhân xuất khẩu nước ngoài.

7. Bản sao hợp đồng ủy thác nhập khẩu giữa tổ chức, cá nhân ủy thác và tổ chức, cá nhân nhận ủy thác trong trường hợp nhập khẩu ủy thác.

8. Trường hợp nhập khẩu nguồn phóng xạ kín, phải có cam kết trả lại nguồn cho nhà sản xuất khi không có nhu cầu sử dụng hoặc bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc xử lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

Điều 26. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - đóng gói, vận chuyển nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 03 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp các loại giấy tờ này bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành.

3. Phiếu khai báo nhân viên áp tải hàng theo Mẫu số 02 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.

5. Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của nhân viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 của Nghị định này. Trường hợp nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

6. Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ.

7. Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 11 Phụ lục V của Nghị định này.

8. Hợp đồng vận chuyển nếu tổ chức, cá nhân gửi hàng không phải là tổ chức, cá nhân vận chuyển.

9. Kế hoạch ứng phó sự cố theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 27. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - vận chuyển quá cảnh chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo Mẫu số 04 Phụ lục IV của Nghị định này.

2. Bản sao văn bản xác nhận tư cách pháp nhân của tổ chức đề nghị cấp phép.

3. Phiếu khai báo nhân viên áp tải hàng theo Mẫu số 02 Phụ lục III của Nghị định này.

4. Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên áp tải.

5. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.

Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 10 của Nghị định này. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

6. Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 11 Phụ lục V của Nghị định này.

7. Bản sao hợp đồng vận chuyển nếu tổ chức, cá nhân gửi hàng không phải là tổ chức, cá nhân vận chuyển.

8. Kế hoạch ứng phó sự cố theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.

Điều 28. Thẩm quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và Chứng chỉ nhân viên bức xạ

1. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và Chứng chỉ nhân viên bức xạ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn tại cơ sở X-quang chẩn đoán y tế hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Trường hợp thiết bị X-quang chẩn đoán y tế di động dược sử dụng tại các tỉnh khác nhau thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý thiết bị X-quang đặt trụ sở chính cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ có quyền sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

Điều 29. Thủ tục cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ

1. Cách thức thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (trừ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế) theo một trong các cách thức sau:

- Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ (trừ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN);

- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Khoa học và Công nghệ.

b) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế theo một trong các cách thức sau:

- Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công cấp tỉnh;

- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Thành phần hồ sơ

Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ tương ứng được quy định từ Điều 15 đến Điều 27 của Nghị định này.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 Phụ lục VI của Nghị định trong thời hạn sau đây:

- 15 ngày đối với nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển quá cảnh;

- 25 ngày đối với thiết bị X-quang sử dụng trong y tế;

- 30 ngày đối với vận chuyển;

- 45 ngày đối với các công việc bức xạ khác.

c) Trường hợp không cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 30. Thủ tục gia hạn giấy phép

1. Tổ chức, cá nhân muốn gia hạn Giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi giấy phép hết hạn ít nhất 45 ngày đối với giấy phép có thời hạn trên 12 tháng, ít nhất 15 ngày đối với giấy phép có thời hạn 6 tháng, 12 tháng. Sau thời điểm này, tổ chức, cá nhân phải đề nghị cấp giấy phép mới.

2. Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này.

3. Thành phần hồ sơ

a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép theo Mẫu số 06 Phụ lục IV của Nghị định này;

b) Bản sao giấy phép đã được cấp và sắp hết hạn;

c) Kết quả đo liều kế cá nhân trong thời gian hiệu lực của giấy phép đề nghị gia hạn;

d) Bản sao kết quả kiểm xạ;

đ) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị (đối với việc sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ trong y tế);

e) Phiếu khai báo đối với nhân viên bức xạ hoặc người phụ trách an toàn bức xạ (nếu có thay đổi so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gần nhất);

g) Báo cáo đánh giá an toàn bức xạ theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục V của Nghị định này (nếu có thay đổi so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gần nhất).

4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 Phụ lục VI của Nghị định này trong thời hạn sau đây:

- 30 ngày đối với gia hạn giấy phép có thời hạn trên 12 tháng;

- 25 ngày đối với gia hạn giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế;

- 15 ngày đối với gia hạn Giấy phép có thời hạn 12 tháng, 6 tháng.

c) Trường hợp không gia hạn Giấy phép tiến hành công việc bức xạ: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 31. Thủ tục sửa đổi giấy phép

1. Tổ chức, cá nhân phải đề nghị sửa đổi giấy phép trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi các thông tin về tổ chức, cá nhân dược ghi trong giấy phép bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax;

b) Thay đổi các thông tin về cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu đối với giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển quá cảnh; tuyến đường vận chuyển đối với giấy phép vận chuyển, vận chuyển quá cảnh;

c) Giảm số lượng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong giấy phép do chuyển nhượng, xuất khẩu, chấm dứt sử dụng, chấm dứt vận hành hoặc bị mất;

d) Hiệu chỉnh lại thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong trường hợp phát hiện thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong giấy phép chưa chính xác so với thực tế;

d) Thay đổi địa điểm tiến hành công việc bức xạ đối với thiết bị phát tia X có cơ cấu tự che chắn trong phân tích thành phần và kiểm tra chất lượng sản phẩm, thiết bị soi kiểm tra an ninh;

e) Có nhiều giấy phép còn hiệu lực do cùng một cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đến cơ quan có thẩm quyền theo một trong các cách thức quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này.

3. Thành phần hồ sơ

a) Đơn đề nghị sửa đổi giấy phép theo Mẫu số 07 Phụ lục IV của Nghị định này;

b) Bản gốc giấy phép;

c) Các văn bản xác nhận thông tin sửa đổi cho các trường hợp thay đổi tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax;

d) Bản sao hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp giảm số lượng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ do chuyển nhượng; bản sao giấy phép xuất khẩu kèm tờ khai hải quan đối với trường hợp giảm số lượng nguồn phóng xạ do xuất khẩu; văn bản thông báo của cơ sở về việc chấm dứt sử dụng hoặc chấm dứt vận hành; văn bản xác nhận nguồn phóng xạ bị mất đối với trường hợp mất nguồn;

đ) Các văn bản chứng minh các thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trong giấy phép đã cấp khác với thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ trên thực tế và cần hiệu đính.

4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và sửa đổi Giấy phép trong thời hạn 10 ngày làm việc;

c) Trường hợp không cấp sửa đổi Giấy phép tiến hành công việc bức xạ: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 32. Thủ tục bổ sung giấy phép

1. Tổ chức, cá nhân phải đề nghị bổ sung giấy phép trong các trường hợp sau:

a) Bổ sung nguồn phóng xạ mới, thiết bị bức xạ mới so với giấy phép đã được cấp;

b) Bổ sung loại hình công việc bức xạ mới so với giấy phép đã được cấp, trừ các công việc bức xạ quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Tăng tổng hoạt độ đối với nguồn phóng xạ hở trong giấy phép đã được cấp.

2. Các trường hợp không áp dụng bổ sung giấy phép:

a) Xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;

b) Vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;

c) Xây dựng cơ sở bức xạ;

d) Chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ;

đ) Đề nghị bổ sung công việc bức xạ mới thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của cơ quan khác với cơ quan đã cấp giấy phép.

3. Cách thức thực hiện thủ tục:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ đến cơ quan có thẩm quyền theo một trong các cách thức quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này.

4. Thành phần hồ sơ

a) Đơn đề nghị bổ sung giấy phép theo Mẫu số 07 Phụ lục IV của Nghị định này;

b) Bản gốc giấy phép cần bổ sung;

c) Phiếu khai báo nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ mới theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này đối với trường hợp bổ sung nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ; kèm theo bản sao tài liệu của nhà sản xuất cung cấp các thông tin như trong phiếu khai báo;

d) Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ bổ sung theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục V của Nghị định này;

đ) Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của nhân viên trong trường hợp nhân viên đảm nhiệm công việc bức xạ được bổ sung yêu cầu phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Năng lượng nguyên tử. Trường hợp chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị bổ sung giấy phép.

5. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

6. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp bổ sung Giấy phép theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VI của Nghị định này trong thời hạn sau đây:

- Thời hạn thẩm định hồ sơ đề nghị bổ sung Giấy phép tiến hành công việc bức xạ cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 28 của Nghị định này là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí;

- Thời hạn thẩm định hồ sơ bổ sung Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế là 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí.

c) Trường hợp không đồng ý cấp bổ sung Giấy phép tiến hành công việc bức xạ: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm c và điểm d khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 33. Thủ tục cấp lại giấy phép

1. Tổ chức, cá nhân được đề nghị cấp lại giấy phép khi bị rách, nát, mất.

2. Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này.

3. Thành phần hồ sơ

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 08 Phụ lục IV của Nghị định này;

b) Trường hợp giấy phép bị rách, nát: Bản gốc giấy phép bị rách, nát.

4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VI của Nghị định này;

c) Thời hạn thẩm định hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí;

d) Trường hợp không đồng ý cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm c khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 34. Thủ tục khai báo

1. Phân cấp khai báo

a) Tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, thiết bị bức xạ trên mức miễn trừ khai báo, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân khai báo với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, trừ các thiết bị quy định tại điểm b khoản này;

b) Tổ chức, cá nhân có thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế khai báo với cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thiết bị được sử dụng; riêng đối với thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế sử dụng di động trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì khai báo với cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý thiết bị đặt trụ sở chính.

2. Trình tự thực hiện

a) Việc khai báo phải được thực hiện trong 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;

b) Tổ chức, cá nhân thực hiện việc khai báo cho từng nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, thiết bị bức xạ, loại vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân với cơ quan có thẩm quyền theo mẫu Phiếu khai báo tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.

3. Thời hạn giải quyết và trả kết quả

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu khai báo, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận khai báo theo Mẫu số 01 Phụ lục VI của Nghị định này;

b) Trường hợp Phiếu khai báo là thành phần của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép không cần cấp Giấy xác nhận khai báo.

4. Tổ chức, cá nhân được miễn thực hiện thủ tục khai báo trong trường hợp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 35. Thủ tục cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ

1. Cách thức thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

- Trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Khoa học và Công nghệ.

b) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn tại cơ sở X-quang chẩn đoán y tế nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

- Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công cấp tỉnh;

- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Thành phần hồ sơ

a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV của Nghị định này;

b) Bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhiệm;

c) Giấy Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ;

d) Phiếu khám sức khỏe tại cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên được cấp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ;

đ) 03 ảnh cỡ 3 cm x 4 cm trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện; tệp tin ảnh cỡ 3 cm x 4 cm trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết và trả kết quả:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo Mẫu số 03 Phụ lục VI của Nghị định này;

c) Thời hạn thẩm định hồ sơ và cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí;

d) Trường hợp không đồng ý cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm c khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 36. Thủ tục phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở

1. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

2. Thủ tục đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố

a) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

- Trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này;

- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Thành phần hồ sơ:

- Công văn đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố;

- Kế hoạch ứng phó sự cố được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục II của Nghị định này.

c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính).

d) Thời hạn giải quyết và trả kết quả

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và ra Quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố;

- Trường hợp không phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố thì chậm nhất trong thời hạn này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trường hợp hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở được nộp kèm theo hồ sơ đề nghị cấp phép: Thời hạn xử lý hồ sơ theo thời hạn xử lý hồ sơ cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

Điều 37. Thời hạn của Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và Chứng chỉ nhân viên bức xạ

1. Giấy phép tiến hành công việc bức xạ có thời hạn như sau:

a) 12 tháng đối với các công việc: Nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ nhóm 4, nhóm 5 theo QCVN 6:2010/BKHCN (Cấp cho từng chuyến hàng đối với nguồn phóng xạ kín, nhiều chuyến hàng đối với nguồn phóng xạ hở).

b) 06 tháng đối với các công việc: Nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 theo QCVN 6:2010/BKHCN, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân (cấp cho từng chuyến hàng).

c) 06 tháng đối với các công việc: Vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.

d) 05 năm đối với công việc vận hành thiết bị chiếu xạ.

đ) 03 năm đối với các công việc bức xạ khác.

2. Chứng chỉ nhân viên bức xạ không có thời hạn.

3. Thời hạn của giấy phép gia hạn được tính từ ngày hết hạn của giấy phép cũ.

4. Giấy phép sửa đổi, bổ sung, cấp lại có thời hạn như thời hạn của giấy phép cũ, trừ trường hợp sửa đổi giấy phép quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Giấy phép sửa đổi để hợp nhất các giấy phép đã được cấp và còn hiệu lực có thời hạn theo thời hạn của giấy phép được cấp gần nhất.

Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

  • Số hiệu: 142/2020/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 09/12/2020
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 1189 đến số 1190
  • Ngày hiệu lực: 01/02/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH