Điều 5 Nghị định 13/2011/NĐ-CP về an toàn công trình dầu khí trên đất liền
Điều 5. Phân loại khu vực dân cư
1. Các yêu cầu về thiết kế, thi công, vận hành đường ống phải dựa trên cơ sở phân loại dân cư được xác định trên cơ sở mật độ nhà ở trung bình, cụ thể như sau:
a) Diện tích để tính mật độ trung bình là một hình chữ nhật có hai cạnh song song với tuyến ống được xác định từ mép ống cách đều về 2 phía của đường ống, mỗi bên là 200 m và hai cạnh vuông góc với tuyến ống cách nhau 1000 m. Mỗi ô diện tích này được gọi là một đơn vị diện tích cơ sở;
b) Cơ sở để tính dân cư là số nhà có người ở trong diện tích nói trên. Mỗi nhà không quá một gia đình sinh sống và cấu trúc nhà không nhiều hơn 2 tầng;
c) Nếu trong khu vực có nhà dạng chung cư, dạng biệt thự song lập, tứ lập, nhà có cấu trúc từ 3 tầng trở lên, v.v… phải tính tổng số hộ sống trong căn nhà đó, mỗi hộ được coi là một nhà;
d) Đối với các khu vực có nhà ở tập thể, các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, v.v… phải quy đổi từ số người thường xuyên sống hoặc làm việc thành số hộ gia đình tương đương. Một hộ được tính bốn người.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện phân loại khu vực dân cư theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.
Nghị định 13/2011/NĐ-CP về an toàn công trình dầu khí trên đất liền
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Khoảng cách an toàn
- Điều 4. Tiêu chuẩn rủi ro
- Điều 5. Phân loại khu vực dân cư
- Điều 6. Phân loại các công trình dầu khí
- Điều 7. Các đối tượng tiếp giáp công trình dầu khí
- Điều 8. Nguyên tắc bảo đảm an toàn đối với các công trình tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và công trình phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí
- Điều 9. Thiết lập khoảng cách an toàn
- Điều 10. Quy định về khoảng cách giữa các đường ống
- Điều 11. Khoảng cách an toàn của đường ống vận chuyển khí đi qua các đối tượng tiếp giáp
- Điều 12. Bảo đảm an toàn của đường ống trong hành lang lưới điện
- Điều 13. Khoảng cách an toàn theo hình chiếu đứng từ đỉnh ống tới các công trình khác đối với đường ống được thi công bằng phương pháp khoan xiên
- Điều 14. Khoảng cách an toàn đối với nhà máy chế biến, kho chứa khí hóa lỏng, các sản phẩm khí hóa lỏng và cảng xuất nhập sản phẩm khí, trạm phân phối khí, trạm van, trạm phóng, nhận thoi
- Điều 15. Đối với phần ống đặt nổi
- Điều 16. Khoảng cách an toàn đối với kho, cảng xuất nhập DM&SPDM
- Điều 17. Quy định về khoảng cách giữa hai đường ống vận chuyển DM&SPDM
- Điều 18. Đảm bảo an toàn của đường ống vận chuyển DM&SPDM trong hành lang lưới điện
- Điều 19. Khoảng cách an toàn khi đường ống vận chuyển DM&SPDM đi qua các đối tượng tiếp giáp
- Điều 20. Đối với phần ống đặt nổi
- Điều 21. Khoảng cách an toàn đối với nhà máy chế biến, nhà máy lọc hóa dầu
- Điều 22. Các hạng mục liên quan của nhà máy chế biến, nhà máy lọc hóa dầu
- Điều 23. Công tác phòng chống cháy nổ
- Điều 24. Các biện pháp kỹ thuật tăng cường an toàn đối với các công trình dầu khí
- Điều 25. Quy định về việc đánh giá rủi ro các công trình dầu khí
- Điều 26. Quy định về thiết kế các công trình dầu khí
- Điều 27. Quy định về việc thi công xây lắp các công trình dầu khí
- Điều 28. Quy định về việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình dầu khí
- Điều 29. Các hoạt động bị nghiêm cấm trong khoảng cách an toàn các công trình dầu khí
- Điều 30. Biển báo, tín hiệu
- Điều 31. Trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 32. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 33. Trách nhiệm chủ đầu tư công trình
- Điều 34. Trách nhiệm của chủ đầu tư các công trình tiếp giáp công trình dầu khí
- Điều 35. Trách nhiệm của người sử dụng đất có đường ống vận chuyển dầu khí đi qua