Điều 22 Nghị định 128/2014/NĐ-CP về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
Điều 22. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính, công nợ và lao động khi giao doanh nghiệp
1. Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, xác định số lượng và thực trạng toàn bộ tài sản; các khoản đầu tư dài hạn, ngắn hạn; tài sản thuê, mượn, giữ hộ, bán hộ, ký gửi, chiếm dụng, cho thuê, cho mượn; đối chiếu và phân loại các loại công nợ; lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, danh sách người mắc nợ và số nợ phải thu, trong đó phân định rõ nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi; tiến hành phân loại tài sản, xử lý tài sản và các khoản nợ; báo cáo quyết toán thuế tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Nguyên tắc xử lý tài sản:
a) Đối với tài sản mang đi góp vốn liên doanh hoặc nhận góp vốn liên doanh; tài sản thuê ngoài, thuê tài chính; tài sản mượn, giữ hộ và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp thì các bên giao doanh nghiệp, nhận giao doanh nghiệp và chủ sở hữu tài sản thỏa thuận việc kế thừa và ký lại hợp đồng mới hoặc thanh lý hợp đồng;
b) Đối với tài sản chiếm dụng, doanh nghiệp xác định chủ sở hữu để hoàn trả hoặc ký hợp đồng thuê mượn lại tài sản. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu, doanh nghiệp hạch toán tăng vốn nhà nước tương ứng với giá trị thực tế của tài sản;
c) Đối với tài sản thuộc công trình phúc lợi, tài sản dùng trong sản xuất kinh doanh được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp và số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi thì được chuyển giao cho doanh nghiệp mới quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong doanh nghiệp;
d) Đối với tài sản dùng trong sản xuất, kinh doanh được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp thì giao cho doanh nghiệp tiếp tục sử dụng trong sản xuất, kinh doanh;
đ) Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được chia cho người lao động đang làm việc theo số năm thực tế làm việc tại doanh nghiệp trước khi giao doanh nghiệp.
3. Nguyên tắc xử lý các khoản nợ:
a) Đối với các khoản nợ thuế, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác; khoản vay Ngân hàng Thương mại nhà nước mà doanh nghiệp đã huy động các nguồn vốn để trả nợ nhưng không đủ thì được xử lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
b) Đối với khoản nợ bảo hiểm xã hội thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp và của người lao động mà doanh nghiệp đã thu, khoản nợ lương và các khoản nợ khác của người lao động thì trước khi giao doanh nghiệp được trừ vào giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thanh toán. Trường hợp không còn vốn nhà nước thì được hỗ trợ thanh toán từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ đối với công ty thành viên theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
c) Người nhận giao doanh nghiệp có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải thu, phải trả của doanh nghiệp sau khi được xử lý. Trường hợp các chủ nợ không đồng ý cho người nhận giao doanh nghiệp kế thừa thì việc xử lý các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Giá trị tài sản còn lại, sau khi thanh toán các chi phí cần thiết cho việc giao doanh nghiệp, được chuyển giao toàn bộ cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp sở hữu.
5. Trường hợp Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên doanh nghiệp không tham gia nhận giao doanh nghiệp thì được cơ quan có thẩm quyền quyết định giao doanh nghiệp xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công việc hoặc giải quyết theo chính sách tinh giản biên chế của Chính phủ.
Nghị định 128/2014/NĐ-CP về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
- Số hiệu: 128/2014/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 31/12/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 107 đến số 108
- Ngày hiệu lực: 01/03/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng và điều kiện áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng được mua, nhận giao, nhận chuyển giao doanh nghiệp
- Điều 5. Nguyên tắc bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
- Điều 6. Bảo đảm của Nhà nước
- Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người mua doanh nghiệp
- Điều 8. Trình tự bán doanh nghiệp
- Điều 9. Thông báo về việc bán doanh nghiệp
- Điều 10. Xử lý tài sản và tài chính khi bán doanh nghiệp
- Điều 11. Xử lý các khoản nợ và xác định giá trị doanh nghiệp
- Điều 12. Xác định giá bán doanh nghiệp
- Điều 13. Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức đấu giá
- Điều 14. Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp
- Điều 15. Phê duyệt kết quả bán, ký kết hợp đồng, bàn giao, thanh toán, thông báo về việc hoàn thành bán doanh nghiệp
- Điều 16. Quản lý và sử dụng số tiền bán doanh nghiệp
- Điều 17. Nguyên tắc và chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý
- Điều 18. Trách nhiệm của doanh nghiệp được bán
- Điều 19. Đăng ký doanh nghiệp
- Điều 20. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện cam kết hợp đồng
- Điều 21. Điều kiện đối với tập thể người lao động nhận giao doanh nghiệp
- Điều 22. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính, công nợ và lao động khi giao doanh nghiệp
- Điều 23. Trình tự, thủ tục giao doanh nghiệp
- Điều 24. Quyền sở hữu đối với doanh nghiệp sau khi giao
- Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận giao doanh nghiệp
- Điều 26. Các nguyên tắc tổ chức thực hiện chuyển giao doanh nghiệp
- Điều 27. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính, công nợ và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển giao doanh nghiệp
- Điều 28. Nguyên tắc xử lý và chính sách đối với lao động, người giữ chức danh lãnh đạo quản lý doanh nghiệp
- Điều 29. Trình tự, thủ tục chuyển giao doanh nghiệp
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao doanh nghiệp
- Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển giao doanh nghiệp
- Điều 32. Chính sách đối với doanh nghiệp bán, giao, chuyển giao
- Điều 33. Chính sách đối với người mua trả tiền ngay
- Điều 34. Chính sách đối với tập thể người lao động mua doanh nghiệp
- Điều 35. Thẩm quyền quyết định bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
- Điều 36. Trách nhiệm tổ chức việc bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
- Điều 37. Nhiệm vụ của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trong tổ chức bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
- Điều 38. Trách nhiệm của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
- Điều 39. Thẩm quyền phê duyệt phương án bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
- Điều 40. Thẩm quyền ký kết hợp đồng bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
- Điều 41. Trách nhiệm tổ chức thực hiện và theo dõi thực hiện hợp đồng bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
- Điều 42. Xử lý đối với trường hợp không có người đăng ký mua, nhận giao doanh nghiệp
- Điều 43. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm